Tìm hiểu về Wi-Fi Sense và vì sao nó cần tài khoản Facebook của bạn

Chủ nhật - 21/06/2015 07:21
Tìm hiểu về Wi-Fi Sense và vì sao nó cần tài khoản Facebook của bạn Tìm hiểu về Wi-Fi Sense và vì sao nó cần tài khoản Facebook của bạn

Wi-Fi Sense là một tính năng được tích hợp trong Windows 10, cho phép bạn chia sẻ thông tin đăng nhập Wi-Fi, như tên mạng và passphrase (một cụm từ mật khẩu an toàn) với bạn bè của mình. Nó được thiết kế để thiết bị Windows 10 tự động kết nối với các mạng chia sẻ.

(TNO) Wi-Fi Sense là một tính năng được tích hợp trong Windows 10, cho phép bạn chia sẻ thông tin đăng nhập Wi-Fi, như tên mạng và passphrase (một cụm từ mật khẩu an toàn) với bạn bè của mình. Nó được thiết kế để thiết bị Windows 10 tự động kết nối với các mạng chia sẻ.

Tìm hiểu về Wi-Fi Sense và vì sao nó cần tài khoản Facebook của bạn 1 Pop-up hiện ra khi Wi-Fi Sense muốn được cấp quyền truy cập tài khoản Facebook của bạn
Đôi điều về Wi-Fi Sense

Wi-Fi Sense là một tính năng xuất hiện lần đầu tiên trong Windows Phone 8.1, cho phép bạn chia sẻ truy cập mạng Wi-Fi với các bạn bè được chọn trên Facebook, Outlook.com và Skype.

Tính năng này hoạt động ở chế độ nền, có thể tự động kết nối điện thoại với các mạng Wi-Fi mở, đồng thời có thể chia sẻ thông tin đăng nhập Wi-Fi của riêng bạn với bạn bè và người quen mà không bị tổn hại về mặt bảo mật.

Tiến hành chia sẻ mạng Wi-Fi với bạn bè

Bạn có thể kiểm soát được chi tiết kết nối mạng Wi-Fi mà bạn muốn chia sẻ. Khi kết nối với mạng Wi-Fi trong Windows 10, bạn sẽ thấy một hộp kiểm với nội dung “Share network with my contacts” hiện ra.
Tìm hiểu về Wi-Fi Sense và vì sao nó cần tài khoản Facebook của bạn 2 Cửa sổ cho phép bạn chia sẻ mạng Wi-Fi với bạn bè trong danh bạ
Nếu đánh dấu tick trước hộp kiểm này, các chi tiết kết nối sẽ tự động được chia sẻ với các bạn bè sử dụng thiết bị Windows 10. Wi-Fi Sense sẽ phát hiện khi nó ở gần một mạng chia sẻ và tiến hành kết nối tự động. Nếu bạn muốn cung cấp cho bạn bè của mình khả năng dễ dàng kết nối vào mạng Wi-Fi gia đình của mình, nó sẽ cho phép bạn làm điều đó, miễn là họ sử dụng thiết bị Windows 10.

Microsoft muốn biết ai là bạn bè trên Facebook của bạn

Giống như rất nhiều các ứng dụng và dịch vụ khác, Wi-Fi Sense có thể truy cập vào mạng lưới bạn bè trên Facebook của bạn. Nếu bạn cung cấp cho nó quyền truy cập vào tài khoản Facebook, nó sẽ chia sẻ bất cứ mạng chia sẻ với bạn bè trên Facebook, và tự động tải về bất kỳ mạng lưới bạn bè Facebook đang chia sẻ với bạn.
Tìm hiểu về Wi-Fi Sense và vì sao nó cần tài khoản Facebook của bạn 3 Bạn cần cấp quyền Windows Wi-Fi để nó biết được danh sách bạn bè của bạn trên Facebook
Đó giống như là một điểm truy cập “Facebook Wi-Fi Sense”, cho phép thiết bị Windows 10 xác định những người bạn của mình là ai để có thể chia sẻ mạng Wi-Fi với họ trong nền. Về mặt kỹ thuật, Windows Wi-Fi là một ứng dụng của bên thứ ba được cấp quyền truy cập vào thông tin bạn bè trên Facebook của bạn, từ đó Microsoft biết ai là bạn bè của bạn.

Dĩ nhiên, Microsoft không cần phải yêu cầu quyền truy cập vào danh bạ Skype và Outlook.com của bạn, bởi vì các dịch vụ này đều thuộc sở hữu của Microsoft và gắn liền với tài khoản Microsoft của bạn.

Tiến hành cấu hình Wi-Fi Sense

Cấu hình Wi-Fi Sense có thể được điều khiển từ ứng dụng Settings bằng cách chọn Network & Internet > Wi-Fi, cuộn xuống và chọn Manage Wi-Fi Settings.

Theo mặc định, bạn có thể vô hiệu hóa khả năng nhận biết Wi-Fi hoàn toàn nếu muốn, và chọn Wi-Fi Sense tự động kết nối với mạng chia sẻ. Bạn cũng có thể chọn các liên lạc liên quan để chia sẻ với Wi-Fi Sense, gồm có danh bạ Outlook.com và Skype.
Tìm hiểu về Wi-Fi Sense và vì sao nó cần tài khoản Facebook của bạn 4 Bạn có thể cho phép hoặc ngưng chia sẻ mạng Wi-Fi trong quá khứ trên giao diện thiết lập Wi-Fi
Tại giao diện làm việc, sau khi cuộn xuống bạn sẽ thấy ở đó thông tin mạng mà mình đã chia sẻ. Bạn có thể nhanh chóng chọn chia sẻ một mạng Wi-Fi mà mình đã kết nối trong quá khứ, hoặc ngưng chia sẻ một mạng mà mình đã chia sẻ trước đó.

Giải quyết bất cập trong Wi-Fi Sense

Bạn có thể không muốn sử dụng Wi-Fi Sense bởi khi sử dụng tính năng này nó sẽ chia sẻ quyền truy cập vào Wi-Fi của bạn cho cả những người không phải là bạn bè của bạn. Cụ thể, nếu một ai đó kết nối với mạng của bạn bằng một thiết bị Windows 10, họ có thể tiếp tục chia sẻ chi tiết kết nối với tất cả bạn bè của họ, ít nhất là những người sử dụng thiết bị Windows 10. Bạn có thể giải quyết điều này bằng cách thay đổi tên mạng không dây hoặc SSID, với hậu tố “_optout”. Hay nói cách khác, nếu tên mạng của bạn là “homenetwork”, bạn hãy thay đổi tên thành “HomeNetwork_optout”.

Wi-Fi Sense được thiết kế để tự động chia sẻ một cụm từ mật khẩu an toàn của mạng Wi-Fi với những người bạn, loại bỏ sự cần thiết phải trao cho họ theo cách cũ và nhập chúng bằng tay. Dù có hay không bạn sẽ phải kết nối với Facebook và chia sẻ các kết nối Wi-Fi đến bạn bè của mình. Nếu bạn không muốn bạn bè của mình chia sẻ mạng Wi-Fi đó, bạn sẽ phải gắn hậu tố “_optout” cho nó.

Kiến Văn
(Ảnh chụp màn hình)

>> Toshiba ra mắt loạt laptop Windows 10 với nút Cortana đầu tiên
>> Toshiba tích hợp Cortana chuyên dụng cho máy tính Windows 10
>> Bạn sẽ chi bao nhiêu để nâng cấp lên Windows 10?
>> Nên mua máy tính Windows 8.1 hay chờ Windows 10 ?
>> Windows 10 có 7 phiên bản

Nguồn tin: Thanh Niên


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 81
  •   Máy chủ tìm kiếm 4
  •   Khách viếng thăm 77
 
  •   Hôm nay 20,639
  •   Tháng hiện tại 20,639
  •   Tổng lượt truy cập 128,618,817