Đề xuất bổ sung phạt nặng báo chí của Bộ Tư pháp dễ tạo tiền lệ xấu

Thứ bảy - 17/01/2015 09:10
Đề xuất bổ sung phạt nặng báo chí của Bộ Tư pháp dễ tạo tiền lệ xấu Đề xuất bổ sung phạt nặng báo chí của Bộ Tư pháp dễ tạo tiền lệ xấu

Dân trí Việc Bộ Tư pháp đề xuất bổ sung mức phạt rất nặng khi báo chí thông tin sai về lĩnh vực thống kê, thị trường, giá cả hàng hóa,... đã tạo ra những phản ứng, ý kiến không đồng tình trong giới báo chí cũng như cơ quan quản lý báo chí.

Trao đổi với phóng viên Dântríngày 16/1, một lãnh đạo cấp phòng thuộc Thanh tra Bộ Thông tin vàTruyền thông cho biết, Bộ này sẽ sớm có ý kiến chính thức góp ý với dự thảoNghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt viphạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước liên quan đến hành vi đăng,phát, cung cấp, đưa tin, công bố thông tin sai sự thật do Bộ Tư pháp soạn thảo.

“Trước đây đã thống nhất rồi, làkhông nên quy định thêm hành vi vi phạm của báo chí bị xử phạt. Tuy nhiên việcBộ Tư pháp đề xuất bổ sung thêm Điều 8a vào sau Điều 8 của Nghị định 159/2013 củaChính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bảnlà bất hợp lý. Mức phạt mà họ đề xuất khi báo chí thông tin sai về lĩnh vựcthống kê, thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ cũng rất bất hợp lý, bởi với mứcphạt 100 triệu đồng với cá nhân và 200 triệu đồng với tổ chức, cơ quan báo chí,xuất bản đã tương đương với mức phạt kịch khung trong lĩnh vực này mà Quốc hộiquy định rồi”- vị này phân tích.

Đề xuất bổ sung phạt nặng báo chí của Bộ Tư pháp dễ tạo tiền lệ xấu 1
Phóng viên các báo phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường bên hành lang Quốc hội.

Hơn nữa, việc Bộ Tư pháp đề xuấtbổ sung phạt nặng đối với hành vi thông tin sai trong các lĩnh vực này sẽ tạora tiền lệ để các ngành khác cũng đưa ra đề xuất tương tự. “Đơn cử như ngành ytế chẳng hạn, họ cũng bảo là sức khỏe, tính mạng con người là rất quan trọng,thậm chí còn quan trọng hơn những ngành trên thì phải bổ sung mức phạt nặng khibáo chí thông tin sai thì sao? Rồi ngành môi trường, văn hóa, thể thao, dulịch,… cũng có thể đưa ra các lý lẽ “đặc thù” của mình để đề xuất thì giảiquyết thế nào?” - vị này băn khoăn.

Đồng tình với ý kiến trên, nhà báoPhan Lợi - Trưởng văn phòng đại diệnbáo Pháp luật TPHCM tại Hà Nội - bày tỏ lo ngại trước việc Bộ Tư pháp đưa ra đềxuất bổ sung Điều 8a vào Nghị định 159/2013.

Theo ông Phan Lợi, một số ngành bức xúc trước việc báo chíđưa tin sai về hoạt động của mình nên nhân dịp xây dựng lại các nghị định xửphạt cho phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính đã “cài” thêm quy định xửphạt báo chí thông tin sai. “Với chức năng “gác cửa”, lúc đó Bộ Tư pháp đãkhông phát hiện ra điều này nên mới dẫn tới việc hàng loạt nghị định do các Bộxây dựng được Chính phủ thông qua và ban hành. Điều này đã làm nảy sinh câuchuyện loạn xử phạt báo chí khi thông tin sai. Sau khi báo chí đồng loạt phảnánh về bất hợp lý này, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tư pháp chủ trì xâydựng nghị định sửa đổi các quy định về xử phạt báo chí tại nghị định đó. Tuynhiên việc Bộ Tư pháp đề xuất bổ sung thêm Điều 8a vào Nghị định 159/2013 thìdường như vẫn không giải quyết được sai sót cũ”- ông Lợi nói.

Ông Phan Lợi cho rằng việc thông tin sai trong bất cứ mộtlĩnh vực nào đó là điều báo chí không bao giờ mong muốn. Các ngành bức xúc khibáo chí thông tin sai cũng là điều chính đáng, nhưng việc đề xuất bổ sung hìnhthức xử phạt với một số lĩnh vực như Bộ Tư pháp đang làm chẳng khác nào đã “lấnsân” Bộ Thông tin và Truyền thông. Đặc biệt khi Nghị định 159/2013 do Bộ Thôngtin và Truyền thông xây dựng đã có Điều 8 quy định nhiều mức xử phạt đối với hànhvi thông tin sai sự thật trên báo chí. Tùy thuộc vào mức độ “sai chưanghiêm trọng”, “sai nghiêm trọng” hoặc “sai rất nghiêm trọng”, Điều 8 Nghị định 159/2013 đã quy định mức phạt rấtlớn và bao quát tất cả các mặt của đời sống xã hội rồi.

“Nếu cho rằng việc bổ sung hình phạt với lĩnh vực thống kê,thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ vì “có tính đặc thù” thì vô hình chung BộTư pháp đã coi những ngành đó quan trọng hơn những ngành khác của đất nước nhưthông tin của ngành công an, an ninh quốc phòng, sức khỏe con người. Nó sẽ tạotiền lệ xấu để các ngành khác cũng đề xuất bổ sung các Điều 8b, Điều 8c, Điề 8d,…xử phạt khi báo chí thông tin sai về lĩnh vực của mình vào Nghị định 159/2013.Lúc ấy Nghị định 159 sẽ nát bét và chỉ lo chạy theo phục vụ mong muốn duy ý chícủa các ngành mà thôi”- ông Phan Lợi phân tích.

Đề xuất bổ sung phạt nặng báo chí của Bộ Tư pháp dễ tạo tiền lệ xấu 2
Nhà báo Phan Lợi bày tỏ nhiều lo ngại trước việc Bộ Tư pháp đề xuất bổ sung Điều 8a vào Nghị định 159/2013.

Mặc dù Bộ Tư pháp đã “trả” việc xử phạt báo chí từ các nghịđịnh khác (lĩnh vực quản lý giá tại Nghị định số 109/2013; lĩnh vực thống kê ởNghị định số 79/2013; lĩnh vực giáo dục ở Nghị định số 138/2013; lĩnh vực khítượng thủy văn tại Nghị định số 173/2013/NĐ-CP…) về cho Bộ Thông tin và Truyềnthông xử phạt theo Nghị định 159/2013, nhưng theo ông Phan Lợi, điều nguy hiểmhơn cả chính là việc thiết kế thêm Điều 8a như đề xuất, có thể vô hình chunggiao quyền trọng tài cho các ngành khác. 

“Việc đưa ra quyết định xử phạt báochí lúc đó chỉ là khâu cuối cùng thôi, bởi trước khâu đó là khâu xác minh, xácđịnh đúng sai, lập biên bản xử phạt và mặc nhiên các ngành được bổ sung hìnhthức xử phạt đó có quyền xác định thông tin đó là sai rồi. Ví dụ như Bộ Tàichính có thể nói thông tin về giá là sai. Điều này rất nguy hiểm, bởi việc quảnlý của các bộ ngành là đối tượng phản ánh của báo chí, nếu bây giờ họ lại cóquyền trọng tài xác định đúng sai khi báo chí thông tin thì tính phản biện củabáo chí sẽ không còn nữa”- ông Lợi phân tích.

Ông Phan Lợi cho rằng đề xuất bổ sung Điều 8a của Bộ Tư phápsẽ khiến những lo ngại trước đây của báo chí về việc loạn xử phạt còn nguyênvẹn. “Việc đưa thêm Điều 8a rất bất hợp lý, tác động tới tính phản biện của báochí về chính sách do các bộ ngành xây dựng, ban hành và trái với tuyên bố củaThủ tướng Chính phủ ngày hôm qua về việc các cơ quan nhà nước phải chủ độngcung cấp, giải trình vấn đề mà dư luận xã hội đã nêu, đang quan tâm”- ông Lợinêu quan điểm.

Như Dân trí đã thông tin, Bộ Tư pháp vừa đưa ra lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước liên quan đến hành vi đăng, phát, cung cấp, đưa tin, công bố thông tin sai sự thật. Trong đó đáng quan tâm nhất là việc Bộ Tư pháp đề xuất Chính phủ bổ sung thêm Điều 8a sau Điều 8 của Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. 

Điều 8a đề xuất phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi đăng, phát sai lệch các thông tin thống kê đã được cơ quan có thẩm quyền công bố; phạt tiền từ 75-100 triệu đồng đối với hành vi đăng, phát thông tin sai sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.

 Thế Kha

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 92
  •   Máy chủ tìm kiếm 5
  •   Khách viếng thăm 87
 
  •   Hôm nay 30,021
  •   Tháng hiện tại 30,021
  •   Tổng lượt truy cập 128,628,199