Kỹ thuật mewing đang lan truyền phổ biến trên mạng xã hội, được nhiều người áp dụng với mục đích định hình lại khuôn mặt của mình để có đường viền hàm rõ ràng hơn, đồng thời giúp giảm đau hàm, thở hoặc các vấn đề chỉnh nha.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có bằng chứng nào chứng minh phương pháp này có công dụng như mọi người vẫn truyền tải. Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng những người có vấn đề về hàm cần phẫu thuật hoặc chỉnh nha không nên thử mewing. Tốt nhất mọi người nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia.
Mewing là một kỹ thuật tái cấu trúc khuôn mặt. Đây không phải thuật ngữ y học mà được đặt theo tên của bác sĩ chỉnh nha người Anh, tiến sĩ John Mew, người đã phổ biến phương pháp này vào những năm 1970 như một phần của phương pháp chỉnh nha thay thế của ông được gọi là chỉnh hình.
Mewing là một kỹ thuật sử dụng vị trí của lưỡi để định hình đường viền hàm và khuôn mặt. (Ảnh: Internet).
Mewing là một kỹ thuật được một số người cho rằng có thể cải thiện tính thẩm mỹ của đường viền hàm. Nhiều người áp dụng phương pháp này với mong muốn cải thiện các tình trạng liên quan đến thẩm mỹ như mặt to, mặt lệch, mũi tẹt,...
Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng phương pháp này có thể giải quyết một số vấn đề như:
Chứng ngưng thở khi ngủ
Tuy nhiên, không có nghiên cứu đáng tin cậy nào chứng minh phương pháp mewing có thể thay đổi vĩnh viễn cấu trúc hàm, điều trị các vấn đề sức khỏe như viêm xoang, khó thở, rối loạn chức năng khớp thái dương hàm (TMJ) hoặc ngưng thở khi ngủ.
Mặc dù chưa được các nghiên cứu công nhận nhưng tư thế miệng, hay cách bạn đặt răng và lưỡi, đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến sự phát triển hàm ở trẻ em. Một nghiên cứu nhỏ trên 50 trẻ cho thấy những trẻ thở bằng miệng có những thay đổi nhỏ trên các đặc điểm trên khuôn mặt.
Hiệp hội các bác sĩ chỉnh nha Hoa Kỳ cũng cho biết rằng: "Vị trí của lưỡi, răng và hàm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và ngoại hình, nhưng những thay đổi đối với các cấu trúc này phải xảy ra trong khi trẻ đang phát triển hoặc khi trẻ đang sử dụng các phương pháp tiên tiến như niềng răng hoặc phẫu thuật chỉnh sửa".
Nhìn chung, phương pháp này còn gây nhiều tranh cãi, cần nhiều nghiên cứu hơn để biết chính xác công dụng của mewing đối với sức khoẻ và thẩm mỹ. Nếu thực sự có tác dụng, bạn cũng cần rất nhiều thời gian mới thấy được hiệu quả của phương pháp này.
Những người có các vấn đề hàm như lệch hàm thường thực hiện mewing nhằm khắc phục tình trạng. (Ảnh: Internet)
Cũng như bàn về công dụng của mewing, những rủi ro do phương pháp này có thể gây ra cũng còn nhiều tranh cãi.
Một số người cho rằng phương pháp này khó có thể thay đổi thành công đường viền hàm hoặc răng nên cũng ít có khả năng gây rủi ro về mặt sức khoẻ và thẩm mỹ.
Một số quan điểm khác thì lại cho rằng việc lạm dụng cơ mặt và khớp thái dương hàm (TMJ) có thể gây ra những tác dụng phụ, chẳng hạn như mệt mỏi, đau đớn hoặc rối loạn chức năng, làm trầm trọng thêm cơn đau hoặc rối loạn chức năng khớp thái dương hàm TMJ.
Nếu việc mewing thành công trong việc định vị lại hoặc định hình lại hàm, phương pháp này có thể khiến hàm và răng bị lệch. Điều đó có thể góp phần gây ra các biến chứng như vấn đề về khớp cắn, răng lung lay hoặc sứt mẻ, tụt nướu và đau hàm.
Để thực hiện phương pháp mewing, bạn phải thả lỏng lưỡi và đảm bảo lưỡi nằm hoàn toàn trên vòm miệng, bao gồm cả phía sau lưỡi. Để tập luyện dễ dàng hơn, bạn có thể há miệng sau đó phát âm "N" rồi giữ tư thế lưỡi ở đó, đảm bảo lưỡi không chạm vào răng là được. Khép môi lại và giữ lưỡi ở vị trí đó tầm 20 - 30 phút.
Tư thế tập là tư thế đứng thẳng sao cho xương hàm và khuôn mặt của bạn phải thẳng với ngực kể cả khi bạn ngồi hay là đứng.
Khi thực hiện mewing, mọi người nên lưu ý một số điều:
Mới đầu có lẽ bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tập luyện nhưng kiên trì thực hiện đều đặn bạn sẽ ghi nhớ cách đặt lưỡi và dần sẽ trở thành thói quen bản năng của bạn.
Trên đây là những giải đáp về phương pháp mewing là gì? Tác dụng cũng như cách tập luyện. Nhìn chung, đây không phải là phương pháp "thần thánh" như nhiều người chia sẻ.Tác dụng của phương pháp này chưa thật rõ ràng, do đó mọi người nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi áp dụng mewing.
Nguồn tin: khoahoc.tv
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn