Ho 4 năm mới phát hiện hạt hồng xiêm trong phế quản

Thứ bảy - 29/10/2016 20:55
Ho 4 năm mới phát hiện hạt hồng xiêm trong phế quản Ho 4 năm mới phát hiện hạt hồng xiêm trong phế quản

Dân trí Nghi ngờ bệnh nhân hóc dị vật do xuất hiện tình trạng ho sau một lần hóc hạt hồng xiêm, các bác sĩ đã quyết định chụp CT và quả nhiên, thủ phạm không nằm ngoài dự đoán. Đó là trường hợp của bệnh nhân Vũ Văn P (Thủy Nguyên – Hải Phòng)

Ho 4 năm mới phát hiện hạt hồng xiêm trong phế quản 1
Hạt hồng xiêm được lấy ra khỏi phế quản bệnh nhân. Ảnh: BS cung cấp.

Bác sĩ hỏi kỹ tiền sử thì được biết tình trạng ho của bệnh nhân đã kéo dài 4 năm. Khai thác kỹ các yếu tố nguy cơ, việc bệnh nhân khai 4 năm trước, sau một lần hóc vì ăn hồng xiêm thì xuất hiện tình trạng ho, nghi ngờ hóc dị vật lâu năm, các bác sĩ quyết định cho bệnh nhân chụp CT.

Kết quả phát hiện anh P bị mắc dị vật tại lòng phế quản và khi tiến hành nôi soi gắp dị vật, các bác sĩ gắp ra hạt ồng xiêm 3 cm, găm trực tiếp vào niêm mạc phế quản.

BS Hoàng Đình Ngọc, Phó Giám đốc BV Tai mũi họng Trung ương cho biết, tình trạng hóc dị vật bị bỏ quên khá phổ biến. Có những bệnh nhân dị vật tồn tại trong phổi hàng năm trời, gây các biểu hiện bệnh đường hô hấp, viêm phổi, ho dù được điều trị nhưng vẫn tái nhiễm liên tục.

Trong số các ca đến khám vì ho dai dẳng không rõ nguyên nhân, khi khai thác tiền sử rất kỹ các bệnh nhân được nghĩ đến hóc dị vật bỏ quên và thực tế rất nhiều ca dị vật bỏ quên được lấy ra sau vài ba năm “ngự” trong phổi. Khi được lấy dị vật, tình trạng ho, tái nhiễm viêm phổi của bệnh nhân cũng được khắc phục.

Giải thích tình trạng này, bác sĩ cho biết bệnh nhân bị hóc dị vật ở dạng “hội chứng xâm nhập thoáng qua”. Khi vừa bị hóc, người bệnh ho, sặc nhưng sau đó dị vật trôi xuống khí quản, phế quản thì giảm hoặc hết triệu chứng. Sau đó, dị vật tại đây sẽ gây viêm, kích thích gây ho.

Các bác sĩ khuyến cáo, để tránh mắc phải dị vật đường thở chúng ta nên có thói quen ăn chậm nhai kỹ, không nên nô đùa khi ăn, tránh ngậm dụng cụ khi làm việc; cấm trẻ em ngậm đồ chơi. Khi lỡ nuốt dị vật, bệnh nhân cần được đưa đến khám tại các cơ sở y tế ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ rệt; không nên tự ý chạy chữa, có thể nguy hiểm cho sức khỏe.

Khi ăn uống, nếu đang bình thường bỗng có các dấu hiệu ho sặc sụa, ngưng thở, tím tái, trợn mắt thì phải nghĩ ngay bị dị vật đường thở và cần nhanh chóng sơ cứu đưa bệnh nhân tới viện. Còn sau cơn ho, tím tái rồi lại trở lại bình thường, nhưng sau đó thường xuyên ho dài ngày, tái diễn cũng nên tới bác sĩ chuyên khoa khám để loại trừ nguyên nhân do hóc dị vật bỏ quên.

Hồng Hải

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 98
  •   Máy chủ tìm kiếm 5
  •   Khách viếng thăm 93
 
  •   Hôm nay 21,859
  •   Tháng hiện tại 488,572
  •   Tổng lượt truy cập 130,072,341