Đu đủ được tôn vinh là "chúa tể" của các loài quả bởi vì nó không chỉ thơm ngon, mang nhiều giá trị dinh dưỡng, dễ ăn mà nó còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Lượng beta caroten trong đu đủ có nhiều hơn trong các rau quả khác. Beta caroten là một tiền chất của vitamin A, vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành vitamin A.
Đây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai trò là chống oxy hoá mạnh giúp chống lại một số căn bệnh ung thư, chống khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng. Trong 100g đu đủ chín chứa 2.100 mcg beta caroten.
Ngoài ra trong đu đủ còn chứa nhiều vitamin. Đu đủ có thể cung cấp cho cơ thể các loại vitamin thiết yếu như vitamin A và vitamin C, trong 100g đu đủ có 74-80 mg vitamin C.
Đu đủ chứa nhiều vitamin.
Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm. Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét.
Do có nhiều sinh tố C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống oxy hoá, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Theo rất nhiều nghiên cứu đu đủ có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch ở những người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh xơ vữa động mạch, vì đu đủ có chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, E và A. Các dưỡng chất này có tác dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol, hạn chế các mảng tiểu cầu do quá trình oxy hóa cholesterol tạo ra bám vào thành mạch máu, gây tắc nghẽn mạch và làm máu không lưu thông được.
Đu đủ là loại quả giàu chất xơ nên có tác dụng làm giảm mỡ máu.
Vitamin E và C của đu đủ kết hợp tạo ra hợp chất có tên là paraoxonase, hay còn gọi là enzyme, có thể ức chế quá trình oxy hóa tạo ra các cholesterol xấu (LDL). Ngoài ra, đu đủ còn là loại quả giàu chất xơ nên có tác dụng làm giảm mỡ máu (cholessterol), riêng acid folic có trong đu đủ có tác dụng làm chuyển hóa homocysteine thành acid amino cần thiết như cysteine hoặc methionine. Nếu không được chuyển hóa thì homocysteine có thể gây phá hủy trực tiếp các mạch máu, thậm chí nếu cao, có thể gây bệnh đau tim hoặc đột quỵ.
Từ lâu, khoa học đã nghiên cứu và phát hiện thấy ăn đu đủ có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư kết tràng. Chất xơ có trong đu đủ có thể “thu gom” các độc tố gây bệnh trong kết tràng và bảo vệ tế bào khỏe mạnh trước nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Ngoài ra, trong đu đủ còn có chứa các dưỡng chất như: folate, vitamin C, beta-carotene, vitamin E có tác dụng giảm thiểu bệnh ung thư kết tràng, đặc biệt là ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do gây tổn thương ADN. Vì vậy, tăng cường ăn đu đủ cũng là biện pháp phòng ngừa ung thư kết tràng rất tốt cho mọi người.
Đu đủ có chứa nhiều vitamin C, E và betacarotene nên có tác dụng phòng ngừa viêm nhiễm.
Đu đủ là loại thực phẩm vàng tuyệt hảo dành cho gan. Các lợi ích mà đu đủ mang đến cho lá gan có thể kể đến như: tăng sức đề kháng của gan và cơ thể, tăng cường chức năng giải độc gan và giúp các tế bào gan ổn định, tăng trưởng tốt hơn. Đặc biệt hàm lượng vitamin C dồi dào trong đu đủ sẽ khiến trong gan nhanh chóng lành lặn nếu có các vị trí bị tổn thương.
Ngoài ra, hợp chất protease có trong loại trái cây này có khả năng hỗ trợ chức năng gan phân giải, chuyển hóa protein rất hiệu quả. Đu đủ chín còn có thể hỗ trợ chữa bệnh gan nhiễm mỡ ở những người thừa cân, béo phì khá tốt vì nó giúp tỷ lệ mỡ giảm xuống ở mức thấp nhất.
Trong đu đủ có chứa 2 hợp chất quan trọng có tên là papain và chymopapain, đây là 2 loại enzyme tiêu hóa protein hiệu quả, có tác dụng làm giảm quá trình viêm nhiễm và làm lành các chấn thương. Ngoài ra, đu đủ còn có chứa nhiều vitamin C, E và betacarotene nên có tác dụng phòng ngừa viêm nhiễm ở mức cao nhất, bởi vậy những người bị bệnh hen suyễn, thấp khớp thường được bác sĩ kê đơn cho dùng các dưỡng chất nói trên.
Vitamin C và A do đu đủ cung cấp cho cơ thể sẽ giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn, nhất là nguy cơ phòng chống các loại bệnh thường xuất hiện khi giao mùa như: cảm, cúm, viêm tai...
Trên tạp chí Nhãn khoa (AOO) của Hoa Kỳ số ra đầu năm 2009, đã khuyến cáo người ta nên ăn 3 suất rau xanh hoa quả mỗi ngày (mỗi suất tương đương 1 bát nhỏ), sẽ giảm được nhiều nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng có liên quan đến tuổi tác (AMRD). Cụ thể làm giảm được tới 36% nguy cơ so với những người chỉ ăn 1 - 1,5 suất. Loại hoa quả tốt nhất có thể ngăn ngừa bệnh ARMD bao gồm: cà rốt, đu đủ vì đây là loại quả có chứa nhiều vitamin C, A, E, carotenoid, chất chống oxy hóa. Có thể chế biến đu đủ dưới dạng xa lát, nước ép hoặc ăn trực tiếp.
Người sống trong môi trường có khói thuốc thì nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, trong đó có đu đủ.
Mặc dù sử dụng liều cao vitamin C có thể làm tăng nguy cơ bệnh loãng xương nhưng vitamin C có trong thực phẩm, đặc biệt là trong đu đủ lại có tác dụng bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc bệnh polyarthiritis, một dạng bệnh viêm khớp dạng thấp. Kết luận trên được dựa theo nghiên cứu với hơn 20.000 người sử dụng vitamin C có trong đu đủ và phát hiện thấy có tác dụng rất cao trong việc ngăn ngừa viêm nhiễm gây đau nhức ở người bệnh.
Những người nghiện hút thuốc lá hoặc phải sống trong môi trường có khói thuốc (hút thuốc thụ động) thì nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, trong đó có đu đủ. Nghiên cứu của các chuyên gia ở Đại học Kansas (Hoa Kỳ) cho thấy, đây là dưỡng chất có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm phổi và bệnh khí phế thũng (enphysema) do hợp chất carcinogen trong khói thuốc lá và benzopyrene trong khói thuốc lá gây ra, nó làm tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin A ở con người, nhất là ở nhóm người cao tuổi.
Đu đủ là một trong những loại quả đặc trưng chứa rất nhiều vitamin A. Nhờ đó, nó giúp chúng ta có đôi mắt sáng, khỏe hơn. Vì thế, đu đủ hỗ trợ rất tốt cho chúng ta trong những ngày học thi căng thẳng, cho những bạn bị cận thị, loạn thị và ngăn ngừa mắt mờ cho cả người già.
Một bản đánh giá năm 2021 được xuất bản trên Antioxidants đã kết luận chế độ ăn giàu vitamin C từ trái cây và rau quả có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị ung thư.
Với nhiều vitamin C, đu đủ có đặc tính chống oxy hóa chặn gốc tự do nguy hiểm và stress oxy hóa đối với các tế bào của cơ thể, có thể hình thành các hợp chất gây ung thư. Ngoài ra, theo nghiên cứu công bố trên Molecules, đu đủ có màu cam rực rỡ do chứa chất lycopene, có đặc tính chống ung thư.
Hạt đu đủ có vị đắng và khó ăn nhưng nó lại chứa chất chống oxy hóa như polyphenol, flavonoid và axit béo không bão hòa đơn như axit oleic. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng hạt đu đủ có thể tiêu diệt một số loại nấm và ký sinh trùng.
Enzyme đu đủ hiện đang phổ biến trong các công thức chăm sóc da. Người ta tin rằng enzyme papain giúp loại bỏ lớp biểu bì cũ đã chết, giảm tắc nghẽn lỗ chân lông. Một nghiên cứu năm 2017 cũng cho thấy papain có thể cải thiện sẹo.
Đu đủ ăn quá nhiều, da dễ chuyển sang màu vàng.
Đu đủ ăn quá nhiều, da dễ chuyển sang màu vàng, điều này là do chất carotene không thể chuyển hóa được và lắng đọng trong da. Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần ngừng ăn đu đủ và các loại thực phẩm chứa nhiều carotene (cà rốt) trong nửa tháng, sắc tố trên da sẽ từ từ biến mất.
Đu đủ là một trong những loại trái cây có hàm lượng kali cao, những người phải áp dụng chế độ ăn ít kali nên tránh ăn đu đủ.
Mặc dù có nhiều lợi ích từ hạt đu đủ, nhưng cũng có nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn vô tình ăn một lượng lớn hạt đu đủ, nó có thể làm giảm khả năng sinh sản, thậm chí vô sinh và gây độc cho tế bào, DNA.
Tác dụng phụ tiềm ẩn: Theo Đại học Dị ứng, Hen suyễn & Miễn dịch học Mỹ, những người bị dị ứng latex (chất có trong mủ tự nhiên) nên tránh ăn đu đủ do có khả năng xảy ra phản ứng chéo. Hơn nữa, enzyme papain có trong đu đủ chưa chín dễ gây dị ứng đường hô hấp, bao gồm cả hen suyễn.
Dù biết đu đủ có nhiều công dụng, nhưng ăn nhiều quá có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn. Lời khuyên là bạn không nên ăn quá 200g đu đủ mỗi ngày để đảm bảo hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng này.
Nguồn tin: khoahoc.tv
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn