Các bệnh lây truyền qua đường không khí là do virus và vi khuẩn có khả năng lơ lửng trong không khí gây ra.
Virus và vi khuẩn trong không khí có xu hướng lây lan dễ dàng và có thể khó kiểm soát hơn các mầm bệnh. Chúng thường bắt đầu lây lan khi người mang mầm bệnh ho hoặc hắt hơi và có người vô tình hít vào. Khi hít phải các vi trùng này, chúng sẽ cư trú bên trong cơ thể và gây bệnh.
Các giọt bắn này có thể gây ô nhiễm môi trường xung quanh trong một thời gian nhất định (tùy theo mầm bệnh đó là gì). Những bề mặt như mặt bàn, nắm cửa, bàn phím máy tính, điện thoại, tay vịn cầu thang,... là những bề mặt dễ bị ô nhiễm. Thông qua việc tay bạn chạm vào các bề mặt này và đưa lên mắt, mũi, miệng - cơ thể sẽ nhiễm bệnh.
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) thì các bệnh lây truyền qua đường không khí có thể lây lan qua hình thức lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp - tùy thuộc vào loại vi trùng liên quan.
Các bệnh trong không khí lây lan qua các hạt khí dung aerosol (đủ nhỏ) để di chuyển trong không khí.
Ngoài ra, theo VeryWell, một số virus lây truyền qua không khí có thể sống trên các bề mặt từ 1 - 2 giờ sau khi rời khỏi cơ thể người bệnh. Sau đó nhiễm trùng xảy ra thông qua việc chạm tay vào bề mặt có virus và đưa lên mắt, mũi và miệng.
Có nhiều loại bệnh lây truyền qua đường không khí khác nhau, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến:
Sởi là một trong những bệnh lây truyền qua đường không khí nguy hiểm bởi có thể ảnh hưởng tới 90% số người tiếp xúc gần với người mắc bệnh. Virus gây bệnh sởi sống trong chất nhầy ở mũi và cổ họng, lây lan qua việc người bệnh ho và hắt hơi.
Hình ảnh phát ban ở bệnh sởi. (Ảnh: ST).
Sởi thường do virus ARN thuộc chi Morbillillin nằm trong họ Paramyxoviridae gây ra. Virus gây bệnh sởi có thể tồn tại tới 2 giờ trong không khí sau khi người mang mầm bệnh rời đi khỏi đó. Bạn có thể lây bệnh cho người khác tối đa 4 ngày trước và 4 ngày sau khi các nốt phát ban sởi xuất hiện.
Trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn trên 20 tuổi, phụ nữ mang thai và người bị suy giảm miễn dịch có nhiều khả năng bị biến chứng và có các triệu chứng nghiêm trọng hơn do bệnh sởi gây ra.
Lao là bệnh do vi khuẩn gây ra ở phổi và cổ họng. Khi người bị lao ho, nói hoặc cười, vi khuẩn lao sẽ được thải vào không khí. Bệnh lao không lây truyền qua việc chạm, hôn hoặc ăn chung. Triệu chứng của bệnh lao ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào vị trí và số lượng vi khuẩn cư trú trong cơ thể người bệnh.
Những người có hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ mắc bệnh cao nhất và các triệu chứng lao có thể xuất hiện trong vòng vài ngày sau khi tiếp xúc. Đối với nhiều trường hợp khác thì vi khuẩn lao có thể mất tới vài tháng hoặc vài năm để bắt đầu khởi phát bệnh. Khi bệnh khởi phát, vi khuẩn nhân lên nhanh chóng và tấn công vào phổi.
Các triệu chứng của bệnh lao phổ biến thường là ho nặng kéo dài trên 3 tuần, đau ngực, ho có lẫn máu hoặc ho có đờm, người mệt mỏi, giảm cân bất thường, ăn không ngon, ớn lạnh, sốt, đổ mồ hôi đêm.
Sởi và lao là hai bệnh điển hình của bệnh lây truyền qua không khí. Một số bệnh khác lây lan qua các giọt bắn từ đường hô hấp và có thể tồn tại trong không khí hoặc trên các bề mặt, bao gồm:
Có tới hơn 100 loại vi trùng gây cảm lạnh thông thường. (Ảnh: ST).
RSV có nguy cơ gây bệnh nặng ở trẻ sinh non, trẻ sơ sinh. (Ảnh: ST).
Các bệnh lây truyền qua không khí thường dẫn tới một hoặc nhiều triệu chứng phổ biến dưới đây. Lưu ý, các triệu chứng này sẽ khác biệt về mức độ, số lượng triệu chứng gặp phải phụ thuộc vào tình trạng nhiễm bệnh cũng như loại virus, vi khuẩn mà người bệnh mắc phải.
Cụ thể:
Bệnh lây truyền qua không khí có nhiều khả năng gây bệnh nghiêm trọng hơn ở người cao tuổi, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch bị tổn thương.
Triệu chứng bệnh lây truyền qua không khí khác nhau ở mỗi người. (Ảnh: ST).
Nhiều bệnh lây truyền qua không khí có thể phòng ngừa được và nếu khu vực hoặc gia đình của bạn đang có thành viên mắc bệnh này, bạn có thể chủ động phòng ngừa để đảm bảo sức khỏe, hạn chế rủi ro lây nhiễm.
Hiện tại đã có nhiều vaccine phòng bệnh lây truyền qua không khí như COVID-19, sởi và thủy đậu. Vaccine rất quan trọng trong việc giảm số ca nhiễm, giảm nguy cơ tiến triển nặng của bệnh và là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi nguy cơ bệnh tật. Việc tiêm phòng cần được thực hiện đầy đủ, bao gồm cả việc tiêm nhắc lại định kì.
Tiêm phòng là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm qua đường không khí. (Ảnh: ST).
Vấn đề vệ sinh sạch sẽ luôn được nhấn mạnh về tầm quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh lây qua đường không khí nói riêng. Đặc biệt, luôn che miệng và mũi bằng khăn giấy dùng một lần hoặc khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi khi bạn bị bệnh.
Đừng quên rửa tay thường xuyên trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chạm vào bề mặt ở những nơi công cộng hoặc khi gia đình có thành viên đang bị ốm.
Duy trì khoảng cách an toàn trên 2m ở những khu vực đông người, thông gió kém là những gì mà chúng ta rút ra được sau 3 năm đối phó với COVID-19. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tránh xa những người đang có các triệu chứng hô hấp hoặc sau khi chẩn đoán mắc các bệnh truyền nhiễm.
Bạn có thể tự bảo vệ mình trong mùa cảm lạnh và cúm hoặc các đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 tại khu vực bằng cách đeo khẩu trang khi ở những nơi đông người hoặc trong gia đình có người mắc bệnh.
Giữ thông thoáng nhà ở bằng cách thường xuyên mở cửa sổ, sử dụng máy lọc không khí với màng lọc than hoạt tính khi khu vực bạn ở thường xuyên bị ô nhiễm,...
Nguồn tin: khoahoc.tv
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn