Viện trưởng kiểm sát xin lỗi trước Quốc hội về án oan

Chủ nhật - 07/06/2015 02:37
Viện trưởng kiểm sát xin lỗi trước Quốc hội về án oan Viện trưởng kiểm sát xin lỗi trước Quốc hội về án oan

Trước chất vấn của đại biểu Quốc hội về tình trạng án oan, sai đang diễn ra, cả Chánh án, Viện trưởng VKSND Tối cao đều cho rằng đó là thực tế khó chấp nhận.

Ngày 5/6, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện báo cáo trước Quốc hội về tình hình oan, sai và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan. Theo đó, trong 219.500 vụ án với hơn 338.000 bị can bị khởi tố, điều tra trong 3 năm qua có 71 trường hợp được xác định vô tội. Có những vụ án đã xảy ra đã 7-10 năm, thậm chí tới 16 năm nhưng gần đây mới được phát hiện, điển hình là vụ kỳ án Lê Bá Mai (ở Bình Phước), vụ Hồ Duy Hải (ở Long An), Nguyễn Văn Chưởng (ở Hải Phòng)...

Theo Uỷ ban tư pháp, bức cung nhục hình là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến oan sai. "Có nơi điều tra viên mớm cung khi lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can", báo cáo nêu.

“Thực tế còn bao nhiêu vụ oan sai chưa được phát hiện nữa”, đại biểu Nguyễn Thị Khá đặt câu hỏi. Bà thắc mắc vì sao nhiều vụ án kéo dài dai dẳng song không hiểu vì sao mãi mới phát hiện ra oan sai. Việc bồi thường cũng chỉ bù đắp được thiệt hại về kinh tế, còn những tổn thương về tinh thần cho người bị oan thì không thể, nhưng vì sao lại "chậm trễ đến thế".

Viện trưởng kiểm sát xin lỗi trước Quốc hội về án oan 1

Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội. Ảnh: TTXVN.

Đề cập 78 vụ nghi can tự sát, bà đặt câu hỏi: "Có ai dám bảo đảm rằng, trong số vụ tự sát trên không có vụ nào oan sai". Điều tra viên cố ý hoặc thiếu trách nhiệm dẫn đến oan sai bị xử lý như thế nào, có tương ứng ngang tầm với hậu quả gây ra không? Thủ trưởng cơ quan điều tra thiếu trách nhiệm dẫn đến oan sai thì xử lý như thế nào?".

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng tình hình oan sai hiện nay rất nghiêm trọng, đòi hỏi phải có giải pháp căn cơ, chiến lược lâu dài. "Phải chăng những vụ việc oan sai đã phát hiện chỉ là phần nổi của tảng băng. Nhiều luật sư phản ánh tình trạng bị bức cung, nhục hình diễn ra ở nhiều mức độ", ông Nghĩa nói và cho biết hệ thống kiểm tra chéo giữa cơ quan điều tra, kiểm sát có hiệu lực không cao. Có tình trạng nể nang, người không động đến ta, ta không động đến người. "Hệ thống tố tụng không phát hiện oan sai giống như lỗi hệ thống báo cháy không tự báo cháy", ông nói.

Luật sư Nghĩa cho rằng hiện tồn tại thói quen suy đoán có tội, trọng cung hơn trọng chứng, lấy cung thay chứng. Bị cáo đã nhận tội rồi thì không cần thu thập chứng cứ, điển hình như vụ án Hồ Duy Hải. Theo ông, cán bộ tư pháp có biểu hiện suy thoái đạo đức công vụ, vô cảm với dân, định kiến, ác cảm với tội phạm đến mức bất chấp các quyền hợp pháp của họ.

"Lạm dụng và thích sử dụng nhục hình, cho rằng nhục hình là cần thiết, từ đó làm ngơ, thậm chí là bao che khi xảy ra vi phạm đã và đang xảy ra. Tình trạng hạn chế người bào chữa diễn ra khá thường xuyên trên các tỉnh thành", ông Nghĩa nói.

Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình chia sẻ, biết rằng làm hàng chục hàng ngàn vụ án chưa chắc đã có thành tích nhưng chỉ cần một vụ oan sai là thành khuyết điểm, vì vậy ngành đã áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế oan sai, loại trừ bức cung nhục hình. Có những giải pháp lần đầu tiên áp dụng trên thế giới, ví dụ một số địa phương nối mạng các phòng xét xử với phòng làm việc của Viện trưởng VKSND cấp tỉnh; nối mạng các phòng xét xử với giảng đường đại học để sinh viên được tiếp cận trực tiếp...

“Còn một vụ oan thì chúng tôi cũng đau. Án oan dẫu ít nhưng vẫn xảy ra. Thay mặt lãnh đạo ngành, tôi xin lỗi những người bị oan và gia đình người vị oan, chúng tôi sẽ tiếp tục  nỗ lực hơn nữa để hạn chế thấp nhất những vụ oan sai”, Viện trưởng nói.

Ông Nguyễn Hoà Bình cho biết đã xử lý nội bộ khá nhiều, kiểm sát nội bộ và tăng cường kiểm soát chéo giữa các cơ quan chức năng.

Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình cũng tiếp thu và cám ơn ý kiến của các vị đại biểu quốc hội cho ý kiến về oan sai. "Oan sai dù ít cũng không thể chấp nhận nên cần giải pháp khắc phục có hiệu quả, triệt để".

Bộ trưởng Trần Đại Quang thừa nhận mặc dù số lượng oan sai đã giảm nhưng hoạt động điều tra xác định tội phạm còn một số hạn chế, thiếu sót. Ở một số nơi còn xảy ra tình trạng dùng bức cung, nhục hình. Từ ngày 1/1/2011 đến nay đã có 40 cán bộ chiến sĩ công an bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp.

Theo tướng Quang, mỗi năm cả nước khởi tố gần 80.000 vụ án với trên 120.000 bị can nhưng biên chế lực lượng điều tra còn thiếu. Nhiều cơ quan điều tra, mỗi điều tra viên thụ lý từ 30-50 vụ án mỗi năm, có người tới 70 vụ, nên bị áp lực, ảnh hưởng chất lượng.

Hoàng Thuỳ

Nguồn tin: vnexpress


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

" data-img="/uploads/news/2015_06/06/92400967938200-20461.jpg" data-rel="tooltip">Chồng và vợ đang mang thai chết bất thường trong nhà với nhiều vết thương (06/06/2015)
  •   Nhận 7,2 tỉ đồng, ông Chấn sẽ trả nợ và chữa bệnh cho vợ (06/06/2015)
  •   Triệu tập nhóm thiếu niên ném đá vào xe khách (06/06/2015)
  •   Đi đòi tiền, bị con nợ dùng súng uy hiếp (06/06/2015)
  • Bình Luận Facebook
    Showbiz
    Tin thế giới
    Thống kê truy cập
    •   Đang truy cập 111
    •   Máy chủ tìm kiếm 1
    •   Khách viếng thăm 110
     
    •   Hôm nay 15,523
    •   Tháng hiện tại 139,286
    •   Tổng lượt truy cập 130,561,371