Tòa bác đơn khởi kiện của khách hàng đối với Keangnam

Thứ năm - 18/06/2015 17:19
Tòa bác đơn khởi kiện của khách hàng đối với Keangnam Tòa bác đơn khởi kiện của khách hàng đối với Keangnam

Ngày 17/6, TAND quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã kết thúc phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ khách hàng khởi kiện Công ty TNHH Một thành viên Keangnam-Vina (viết tắt là Keangnam) trong việc mua bán căn hộ ở tòa chung cư cao cấp Keangnam.

Theođơn khởi kiện và trình bày của bà Lê Xuân Hoa (đại diện cho bà V.T.Thanh, ở quậnHoàn Kiếm, Hà Nội - người ký hợp đồng mua một căn hộ ở tòa nhà Keangnam), bàThanh đến tham quan căn hộ mẫu của tòa nhà Keangnam, tại phường Mễ Trì, quậnNam Từ Liêm.

Saukhi xem xét, bà Thanh đề nghị người đại diện của Keangnam cấp cho một bộ hợp đồngmua bán căn hộ để nghiên cứu các điều khoản. Nhưng người của Keangnam lấy lý dosợ “lộ bí mật kinh doanh” nên yêu cầu khách hàng phải nộp một khoản tiền đặt cọclà 5.000 USD để bày tỏ thiện chí sẽ mua căn hộ.

Mặcdù thấy lạ, nhưng do tin tưởng Keangnam nên bà Thanh chấp thuận. Trên cơ sởnày, ngày 11/11/2009, bà Thanh đã nộp cho Keangnam 89.350.000 đồng (tương đương5.000 USD).

Theohẹn, bà Thanh đến khu căn hộ mẫu tại tòa nhà Keangnam để ký kết hợp đồng muabán căn hộ. Tại đây, bà Thanh được người của Keangnam đưa ra một bộ hợp đồng đãin sẵn, trong đó có đầy đủ thông tin của người mua và yêu cầu khách hàng xemxét bản hợp đồng ngay tại chỗ, rồi ký tên thể hiện việc giao kết hợp đồng.

Cũngtheo trình bày của đại diện nguyên đơn, người của Keangnam yêu cầu bà Thanh phảiký ngay hợp đồng tại tòa nhà chứ không đồng ý cho mang các nội dung dự địnhgiao kết về nhà nghiên cứu.

Khinhận thấy một số điều khoản trong hợp đồng bất hợp lý, bà Thanh muốn thương lượngthay đổi, hiệu chỉnh nhưng không được chấp thuận. Lúc đó người của Keangnam lýgiải rằng, đây là hợp đồng mẫu, áp dụng chung cho tất cả 900 căn hộ chứ khôngriêng gì trường hợp bà Thanh. Còn nếu khách hàng không đồng ý ký hợp đồng thì sẽ bị mất trắngtoàn bộ tiền đặt cọc 5.000 USD.

Trướctòa, bà Thanh khẳng định, vì chỉ được đọc hợp đồng trong một khoảng thời gian rấtngắn, không được thay đổi, sửa chữa điều khoản nào và nếu không ký thì sẽ mấttoàn bộ số tiền đặt cọc nên bà đã ký vào bộ hợp đồng mua bán căn hộ A710, tạitòa nhà Keangnam.

Tòa bác đơn khởi kiện của khách hàng đối với Keangnam 1

Đạidiện nguyên đơn và bị đơn tại phiên xử.

Theođó, bà Thanh đã đồng ý mua của Keangnam căn hộ chung cư này, tại tầng 7, tòa Acủa Keangnam có tổng diện tích là 118,75m2 với giá 319.394 USD. Cũng theo bàThanh trình bày, sau một thời gian ký kết hợp đồng mua căn hộ, bà Thanh nhận thấychủ đầu tư tòa nhà chung cư cao cấp vi phạm cam kết với khách hàng, đặc biệt làdiện tích căn hộ trong thực tế không đủ so với nội dung hợp đồng (thiếu 15m2)nên bà đã yêu cầu Keangnam hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã nhận của mình, nhưngchủ đầu tư tỏ ra bất hợp tác.

Từnhững khúc mắc nêu trên, bà Thanh đã khởi kiện Keangnam ra tòa án, yêu cầu Tòaán tuyên hợp đồng mua bán căn hộ giữa hai bên vô hiệu, đồng thời buộc chủ đầu tưphải hoàn trả toàn bộ số tiền đã nhận của bà.

Tạiphiên xử, ông Nguyễn Đức Mạnh (đại diện phía bị đơn – Keangnam) trình bày,Keangnam không đồng ý với trình bày và yêu cầu của nguyên đơn. Bởi theo quy địnhcủa pháp luật thì các bên có quyền tự do cam kết, tự do thỏa thuận trong quan hệdân sự. Khi giao kết hợp đồng mua bán căn hộ, Keangnam không ép buộc, không cấmđoán hoặc lừa dối khách hàng.

Trảlời HĐXX về nội dung phản ánh của nguyên đơn khi đi tham quan căn hộ mẫu bị khống chế về thời gian và không được đọckỹ nội dung hợp đồng, đại diện bị đơn cho biết, ngoài đi tham quan thực tế, bàThanh còn được xem các hình ảnh về căn hộ và về tòa nhà.

Giảithích về việc trong hợp đồng mua bán căn hộ quy định giá cả, thanh toán bằngngoại tệ, đại diện bị đơn cho rằng “Keangnam không vi phạm”.

Trảlời HĐXX về lý do “Tại sao Keangnam không quy định bằng tiền Việt, sau đó quy đổira USD?”, đại diện bị đơn giải thích “Quy định thế chỉ nhằm mục đích để báo cáovề tập đoàn”.

Saukhi nghị án, HĐXX khẳng định, giá trên hợp đồng bằng USD là vi phạm Điều 22,Pháp lệnh Ngoại hối. Tuy nhiên, căn cứ vào Nghị quyết 04 của Hội đồng Thẩm phánTAND Tối cao thì, nếu nội dung hợp đồng kinh tế có thỏa thuận giá cả, thanhtoán bằng ngoại tệ trong khi một hoặc các bên không có chức năng thanh toán bằngngoại tệ, nhưng sau đó các bên thỏa thuận thanh toán bằng Việt Nam đồng thìgiao dịch đó không bị vô hiệu toàn bộ.

Vìthế, hợp đồng mua bán trên phù hợp với tinh thần của NQ 04 của Hội đồng Thẩmphán TAND Tối cao, do hợp đồng quy giá căn hộ bằng ngoại tệ không phù hợp nên cầnxác định lại giá căn hộ sang Việt Nam đồng tại thời điểm ký kết. Với phán quyếttrên, HĐXX tuyên “không chấp nhận đơn khởi kiện của bà Thanh về yêu cầu hủy hợpđồng bán căn hộ A710”.

Theo Nguyễn Hưng

Công an nhân dân

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

" data-img="/uploads/news/2015_06/16/13636188932373-22307.jpg" data-rel="tooltip">Khởi tố 2 nghi phạm lừa nạn nhân "tâm sự" cướp SH (16/06/2015)
  •   Ngân hàng chi nhầm tiền, khách hàng ‘biến mất’ (16/06/2015)
  •   Vợ giám đốc sở giả hồ sơ dự thầu công trình của chồng (16/06/2015)
  •   Hàng trăm nạn nhân "sập bẫy" băng lừa đảo trên mạng (16/06/2015)
  •   chất nổ.
  • " data-img="/uploads/news/2015_06/16/973176741279313-22303.jpg" data-rel="tooltip">Bắt vụ vận chuyển và tàng trữ trái phép 60 kg thuốc nổ (16/06/2015)
  •   Bắt đường dây lừa đảo qua mạng bằng hình thức ‘hàng giá rẻ’ (16/06/2015)
  •   Bắt giữ hơn 20.000 gói thuốc lá lậu (16/06/2015)
  • Bình Luận Facebook
    Showbiz
    Tin thế giới
    Thống kê truy cập
    •   Đang truy cập 220
     
    •   Hôm nay 18,170
    •   Tháng hiện tại 18,170
    •   Tổng lượt truy cập 130,440,255