Thủ đoạn lập “sân sau”, phù phép “thổi giá” tàu của ông trùm ALCII

Thứ sáu - 20/03/2015 15:07
Thủ đoạn lập “sân sau”, phù phép “thổi giá” tàu của ông trùm ALCII Thủ đoạn lập “sân sau”, phù phép “thổi giá” tàu của ông trùm ALCII

Dân trí Nhắc đến Vũ Quốc Hảo, nguyên TGĐ Công ty cho thuê tài chính II, người ta nhớ ngay đến những màn phù phép “ngoạn mục” để rút tiền nhà nước.

Phiên tòa phúc thẩm vụán “hô biến” tàu Tinro 2 từ không giấy tờ, giá 100 triệu đồng thành tàu hợppháp, giá 130 tỷ đồng dự kiến diễn ra trong 2 ngày 19-20/3 đã phải tạm hoãn vìmột bị cáo yêu cầu có luật sư bào chữa. Dù phiên tòa đã không diễn ra nhưng thủđoạn nâng khống giá tàu để bòn rút tiền nhà nước của “ông trùm” Vũ Quốc Hảo vàđồng phạm vẫn “nóng”.

Theo đó, trong quátrình điều hành Công ty cho thuê tài chính II (Công ty ALCII, thuộc Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam), với cương vị là Tổng Giám đốc, VũQuốc Hảo luôn nghĩ ra cách để trục lợi. Để đạt được mục đích đó, năm 2003, Hảochủ động bàn bạc với Khương Minh Hiệp (Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại PhúGia) và một số đối tượng thành lập Công ty cổ phần Cát Long Hải.

Theo giấy đăng ký, Côngty Cát Long Hải có vốn điều lệ là 16 tỷ đồng nhưng toàn bộ số tiền trên do VũQuốc Hảo đi vay mượn của các cá nhân, đơn vị có quan hệ với mình. Công ty nàythực chất là “sân sau” để Hảo bòn rút tiền nhà nước thông qua việc ký và thựchiện các hợp đồng cho thuê tài chính.

Thủ đoạn lập “sân sau”, phù phép “thổi giá” tàu của ông trùm ALCII 1
Vũ Quốc Hảo - "ông trùm" đường dây thổi giá con tàu từ 100 triệu đồng lên 130 tỷ đồng để trục lợi

Là người “khai sinh” racông ty Cát Long Hải nên Vũ Quốc Hảo luôn có những cách thay đổi nhân sự theo ýmình. Ban đầu, công ty do Phạm Minh Tuấn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị và VũHùng Sơn (em họ Hảo) làm Giám đốc. Tuy nhiên, đến tháng 1/2007, Hảo nhờ HoàngXuân Tiến (cháu của Phạm Minh Tuấn) và em dâu là Lê Thị Minh Huệ làm Giám đốc.Đến tháng 8/2007, Hảo tiếp tục nhờ em họ khác là Vũ Đức Hòa làm giám đốc và điềuđộng Lê Thị Minh Huệ làm Phó Giám đốc kiêm kế toán trưởng phụ trách tài chính.

Thông qua mối quan hệlàm ăn, Hảo biết một thương gia người Nhật Bản là chủ sở hữu tàu lặn Tinro 2 sảnxuất năm 1975 đang khai thác tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Hảo nảy sinh ý định sử dụngtàu này làm tài sản bảo đảm để ký hợp đồng thuê tài chính với ALCII. Thực hiệný định trên, Hảo chủ động đề nghị thươnggia người Nhật đưa tàu Tinro 2 vào làm tài sản góp vốn Công ty Cát Long Hải.

Đối tác người Nhậtthành thật chia sẻ thông tin: tàu Tinro 2 không có hồ sơ pháp lý. Vũ Quốc Hảo đãnghĩ ra cách hợp thức hóa con tàu bằng những màn “phù phép” tinh vi.

Hảo chỉ đạo người củamình chi tiền thuê tàu chở tàu Tinro 2 từ Xí nghiệp liên hiệp Ba Son, TPHCM ratận địa phận cảng Cửa Cấm (Hải Phòng). Do không có giấy tờ hợp pháp nên tàuTinro 2 bị Cục Hải quan Hải Phòng tạm giữ. Việc tạo tình huống và bị bắt giữtàu đều theo ý đồ dàn dựng, sắp xếp của Hảo.

Theo quy trình, tàuTinro 2 được Sở Tài chính Hải Phòng xử lý bán thanh lý tang vật. Hảo chỉ đạo “ngườinhà” Phạm Minh Tuấn (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cát Long Hải) làm thủ tục xin mualại con tàu với giá 100 triệu đồng. Sau đó, Hảo đã bàn bạc các “chân rết” móc nốivới Hoàng Lộc (giám định viên kiêm TGĐ Công ty cổ phần Thẩm định giá VN(Vivaco) giám định giá tàu Tinro lên tới 130 tỷ đồng.

Sau khi có được chứngthư thẩm định giá, Hảo đã chỉ đạo cho hàng loạt cấp dưới thực hiện hợp đồng muabán, cho thuê tài chính để giải ngân cho Công ty Cát Long Hải 130 tỷ đồng. Sốtiền này, Hảo sử dụng 79 tỉ đồng để mua gần 90.000 m2 đất tại trạm dừng chân miềnTây ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang và giải chấp các khoản nợ vay, trích nộp tiềnđặt cọc cho ALCII, chi sửa tàu và mua bảo hiểm cho tàu Tinro 2… Từ con tàu 100triệu đồng, Hảo đã phù phép nâng giá lên 130 tỷ đồng. Cũng trong “nháy mắt”, Hảovà đồng phạm đã “nướng” 130 tỷ đồng của nhà nước chỉ còn vỏn vẹn hơn… 14 triệuđồng.

Với hành vi phạm tộinhư trên, Hảo và 11 đồng phạm đã sa lưới pháp luật về tội “Tham ô tài sản”.Tháng 9/2014, tại phiên xử sơ thẩm, TAND TPHCM đã tuyên phạt tử hình 3 bị cáoVũ Quốc Hảo, Phạm Minh Tuấn, Hoàng Lộc. Có 4 bị cáo lãnh án chung thân, còn lạicũng lãnh án từ 15 đến 20 năm tù. Tòa còn tuyên buộc 4 bị cáo Hảo, Tuấn, Hòa vàLê Thị Minh Huệ liên đới bồi thường cho Công ty ALC II số tiền đã chiếm đoạttrên 130 tỷ đồng.

CôngQuang

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 190
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 187
 
  •   Hôm nay 32,682
  •   Tháng hiện tại 596,002
  •   Tổng lượt truy cập 131,018,087