Những nữ chiến sỹ của nhân dân

Chủ nhật - 08/03/2015 18:06
Những nữ chiến sỹ của nhân dân Những nữ chiến sỹ của nhân dân

Nhắc đến lực lượng Công an là nhắc đên muôn vàn khó khăn, vất vả, nguy hiểm và hy sinh mà họ phải đối mặt. Ở trên mọi trận tuyến, mọi lĩnh vực của ngành Công an bên cạnh những đồng nghiệp nam luôn là bóng dáng của những nữ chiến sỹ được mệnh danh là những bông hồng thép.

Khikhoác trên mình bộ sắc phục công an nhân dân họ đều luôn cố gắng để hoàn thànhnhiệm vụ góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân.Các chị đã hy sinh hạnh phúc riêng tư để hoàn thành nhiệm vụ mà nhân dân giaophó. Xin được gửi tới những nữ chiến sĩ mang sắc phục CAND lời chúc cho ngày Quốctế Phụ nữ…

Những nữ chiến sỹ của nhân dân 1
Nhữngnữ chiến sỹ mang sắc mục Cảnh sát nhân dân

Nữ chiến sĩ giao thông3 năm đứng chốt

Từhơn 3 năm qua, hình ảnh của những nữ chiến sỹ Cảnh sát Giao thông - Công an TPHà Nội đứng trên bục chỉ huy điều khiển giao thông đã trở thành một phần quenthuộc đối với người dân Thủ đô. Bất kể thời tiết dù rét cắt da cắt thịt, mưaphùn gió bấc hay những ngày hè nóng như đổ lửa và ngay cả trong những cơn mưarào thì họ vẫn cứ bám trụ với vị trí và công việc của mình. Sự xuất hiện của những“bóng hồng” trong những khung giờ cao điểm đã để lại nhiều ấn tượng đẹp tronglòng người dân.

Chúngtôi gặp Thượng úy Nguyễn Thị Thu Giang, cán bộ Đội 1 - Phòng Cảnh sát Giaothông - CATP Hà Nội chỉ ít phút trước giờ lên đường nhận nhiệm vụ. Nghiêm trangtrong bộ cảnh phục nhưng trước giờ ra chốt trực Thượng úy Nguyễn Thị Thu Giangvẫn không quên làm đẹp cho mình. Kể từ khi Công an TP Hà Nội bố trí các nữ cảnhsát giao thông “xuống đường”, Nguyễn Thị Thu Giang là một trong những người đầutiên được lựa chọn. Ngày ấy Giang còn đang công tác tại Đội CSGT số 14. Mặc dùthời gian trong trường đã được rèn luyện về tác phong và cách thức điều khiểngiao thông. Nhưng những ngày đầu ra chốt là một thử thách thực sự đối vớiGiang, hơn 1 giờ đứng trên bục giao thông trọng điểm cửa ngõ của Thủ đô khiếnđôi chân Giang mỏi nhừ, cảm giác như kiệt sức, khí quản thì bị “tra tấn” bởi bụivà mùi khói xe. Tuy nhiên dần dần mọi thứ đã trở nên quen thuộc và Giang đã rấtnhanh chóng thích nghi với nhiệm vụ của mình. Giờ đây, mỗi một tuần đều đặn 4buổi với 2 ca sáng và chiều Giang đều có mặt ở những điểm nóng về giao thông.

Đốivới mỗi người nữ cảnh sát giao thông nói chung và với Thượng úy Nguyễn Thị ThuGiang nói riêng, mỗi ca trực của họ thực sự luôn phải đối mặt với căng thẳng vàmệt mỏi bởi lượng phương tiện tham gia giao thông luôn ở mức cao nhất. Tuynhiên, việc đứng chốt phân luồng giao thông đối với Giang đã trở thành một thóiquen. Nhiều lúc không phải ca trực của mình khi đi ngang qua những ngã tư thấyđồng nghiệp của mình đứng trên bục chỉ huy giao thông cô lại thấy… ngứa chântay và thèm được cảm giác được lao vào công việc. Thượng úy Nguyễn Thị ThuGiang tâm sự, để hoàn thành được nhiệm vụ của mình cô luôn phải biết cách sắp xếpmột cách khoa học giữa công việc cơ quan và công việc gia đình.

Nữ cán bộ trại giam tậntụy

Trungtá Lê Thị Thu, Tổ trưởng Tổ y tế của Trại tạm giam số 1 Công an TP Hà Nội là ngườiđã có thâm niên hơn 20 năm gắn bó với nghề. Những bệnh nhân của chị dù trướckhi vào đây đã từng phạm những tội lỗi nghiêm trọng, thậm chí bị xã hội căm phẫn,lên án, nhưng trong mắt người thầy thuốc người chiến sĩ công an này, đó vẫn lànhững con người cần được sự quan tâm chăm sóc, chữa trị làm dịu bớt đi nỗi đauthể xác… Trung tá Lê Thị Thu tâm sự: “Mỗi người ở ngoài xã hội đều có nhữnghoàn cảnh, lối sống khác nhau, nhưng khi đã bước chân vào đây và khoác lên mìnhbộ quần áo sọc, họ đều nhận được sự đối xử và chăm sóc một cách công bằng”. Trạitạm giam số 1 - Công an TP Hà Nội là nơi giam giữ nhiều đối tượng phạm tộinghiêm trọng. Có nhiều trường hợp, các can phạm biết mình khó thoát khỏi mức áncao đã nảy sinh tâm lý chán chường không muốn chữa bệnh thậm chí là bất hợp tácvà tìm mọi cách để phản ứng, chống đối bác sĩ. Trung tá Lê Thị Thu đã từng gặpphải nhiều tình huống như vậy, nhưng câu chuyện mà chị nhớ nhất là một can phạmmắc HIV khi anh ta được đưa vào trạm xá để khám bệnh đã tự rạch tay chảy máu để...đe dọa bác sỹ.

Bệnhxá nơi Trung tá bác sĩ Lê Thị Thu và các đồng nghiệp làm việc dù được coi làtuyến dưới, nhưng họ vẫn phải điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc hàng loạt loại bệnhthuộc tuyến trên như suy kiệt nặng do lao phổi, nhiễm khuẩn huyết gây viêm màngtrong tim, viêm gan, các loại bệnh nội tiết… Có bệnh nhân được chuyển lên tuyếntrên nhưng cũng nhiều trường hợp để đảm bảo yêu cầu công tác, các y, bác sĩ buộcphải tự điều trị theo phác đồ có sẵn và khi điều trị cho những bệnh nhân này,nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Nữ trinh sát “say” nghề

Đạiúy Vũ Thị Hoàng Yến - Phó Đội trưởng Đội Phòng chống tội phạm về môi trườngtrong lĩnh vực xuất nhập khẩu và thương mại - Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạmvề môi trường, CATP Hà Nội là một trong 10 gương mặt trẻ Công an Thủ đô xuất sắc,tiêu biểu năm 2013. Chị cũng là một trong 60 cán bộ của Công an Hà Nội được Chủtịch UBND TP Hà Nội trao danh hiệu “Người tốt việc tốt Thủ đô” năm 2014. Trướckhi trưởng thành ở vị trí như hiện nay, ít ai ngờ cô gái với nụ cười dễ mến nàylại là là một trinh sát “cứng” của Đội điều tra hình sự, tội phạm về ma túy củaCông an quận Hoàng Mai.

Cólẽ không cần phải nói nhiều về sự vất của lính hình sự, ma túy, thế nhưng vớinhững nữ trinh sát trong lĩnh vực này, sự khó khăn vất vả còn lớn hơn nhiều lần.Đại úy Vũ Thị Hoàng Yến vẫn còn nhớ mãi một kỷ niệm mà có lẽ chị không bao giờquên. Đó là vào năm 2006, dù đang mang bầu được hơn 2 tháng, chị vẫn giấu đơn vịmặc áo giáp cùng đồng đội tham gia khám xét đối tượng ma túy tại huyện LóngLuông, Sơn La. Có lẽ chỉ có sự nhiệt huyết, say nghề mới giúp cho Đại úy Vũ ThịHoàng Yến “liều lĩnh” đến như vậy.

Cũngvới lòng say nghề đó, dù ở vị trí mới nhưng Đại úy Vũ Hoàng Yến vẫn dồn tâm huyết cho việc phá án. Rất nhiều nhữngvụ án khó, phức tạp với những thủ đoạn tinh vi đã được chị tìm cách hóa giải. Dườngnhư máu nghề nghiệp chưa lúc nào nguội trong con người của chị. Chính vì vậy màxen giữa những thời gian chăm lo cho chồng con và gia đình là những tháng ngàyđeo đuổi những chuyên án lớn.

Từviệc hóa trang để tiếp cận khu vực bãi rác Thành Công để theo dõi đường dây thựcphẩm chức năng giả của đối tượng Hoàng Nghĩa Dũng cho đến những ngày tháng bámtheo những di biến động của Nguyễn Đức Hòa ông trùm buôn hổ từ Lào về Việt Nam.Và những công sức mà Đại úy Vũ Hoàng Yến cũng đồng đội bỏ ra đã được đền đáp xứngđáng với những chuyên an thành công rực rỡ. Tuy nhiên để có được những thànhcông đó, Đại úy Vũ Hoàng Yến đã hy sinh rất nhiều những giây phút hạnh phúc cánhân của mình.

Ởtrên nhiều lĩnh vực công tác khác nhau, trên nhiều mặt trận khác nhau, dù ở mặttrận nào thì những nữ chiến sĩ công an vẫn luôn sát cánh cùng các đồng đội củamình từng ngày từng phút mang lại niềm vui và hạnh phúc cho nhân dân. Dù ở mặttrận đấu tranh với các loại tội phạm nóng bỏng, khốc liệt, hay ở lĩnh vực phụcvụ nhân dân, hoặc những nữ chiến sĩ phải làm việc trong môi trường trại giam đốimặt với sự nguy hiểm với nhiệm vụ hết sức nhân văn đó là thức tỉnh những con ngườilầm lỗi, và cả những chị làm nhiệm vụ trên mặt trận an ninh thầm lặng, hoặc nhữngchị  ở công tác XDLL, hậu cần, luôn đứngđằng sau những chiến công... Các chị đều đang cố gắng hết mình để xứng đáng vớiniềm tin cậy củ nhân dân. Những nữ chiến sĩ củ nhân dân.

Theo Thu Huệ

Anninh thủ đô

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 174
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 171
 
  •   Hôm nay 11,119
  •   Tháng hiện tại 615,651
  •   Tổng lượt truy cập 131,037,736