Người tù hoàn lương chấp nhận cô đơn nuôi con gái khôn lớn

Thứ tư - 28/01/2015 17:05
Người tù hoàn lương chấp nhận cô đơn nuôi con gái khôn lớn Người tù hoàn lương chấp nhận cô đơn nuôi con gái khôn lớn

Từng là một cán bộ văn hóa huyện nhưng do một lỗi lầm không đáng có từ thời trai trẻ, ông đã phải ở tù suốt một thời gian dài. Ra trại, ông lập gia đình với một phụ nữ địa phương và quyết định sinh sống tại mảnh đất đã khiến mình trở thành người lương thiện.

Thếnhưng cuộc sống hạnh phúc chẳng tày gang, vợ ông qua đời trong một tai nạn giaothông đáng tiếc, từ đó ông ở vậy nuôi người con gái ăn học nên người…

Tuổi trẻ lầm lỡ

Câuchuyện trên là của ông Phan Văn Bé Em (SN 1959, quê Đồng Tháp, hiện ngụ xã ĐăkTaley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Sinh ra trong thời loạn lạc nhưng ông BéEm cũng được gia đình cố gắng cho ăn học đến hết phổ thông.

Khihòa bình lập lại, với kiến thức của mình, ông được phân công dạy bổ túc văn hóacho bà con và một số cán bộ xã trong huyện. Vì còn trẻ, lại có chút kiến thứcnên ông Bé Em lúc ấy cũng có phần kiêu căng, ngang tàng.

Năm1979, chiến tranh biên giới Tây Nam khiến người dân luôn cảnh giác với tập đoàndiệt chủng Pôn Pốt từ Campuchia xâm lấn. Năm đó ông Bé Em được phân công giữchức Trưởng ban văn hóa huyện. Nhận nhiệm vụ mới, ông cũng rất hăng hái làmviệc và hoàn thành những gì cấp trên giao phó. Thế nhưng một sự việc đáng tiếcđã xảy ra trong một lần họp tổng kết các cán bộ văn hóa xã trên địa bàn huyện.

ÔngBé Em nhớ như in đó là vào một ngày cuối tháng 3 năm 1980, ngày họp tổng kếtquý I của năm. Sau khi họp, mặc dù rất nhiều cán bộ văn hóa xã mời ông đi ănuống nhưng ông đã từ chối và ở lại hội trường để ghi báo cáo tổng kết.

Đangmiệt mài ghi chép thì một nhóm cán bộ văn hóa xã vừa đi nhậu chạy huỳnh huỵchvào phòng rồi tìm chỗ ẩn nấp. Số là những người này trong lúc nhậu nhẹt có gâyhấn với một số dân quân cũng đang ngồi uống rượu. Lời qua tiếng lại kèm theo sựthách thức, nhóm cán bộ văn hóa bị 5 dân quân vác súng đuổi đánh.

Họchạy mãi mới đến trụ sở vừa họp để trốn nhóm dân quân đang hăng tiết kia. Thếnhưng vừa chạy vào phòng chốt cửa thì cũng là lúc họ đuổi đến bên ngoài. Dokhông mở cửa vào được, nhóm dân quân đã dùng súng bắn từ ngoài vào trong phòngkhiến 2 chấn song cửa sổ bị gãy và một số đồ đạc trong phòng bị trúng đạn nátbươm bay tung tóe.

ÔngBé Em lúc đó nghe tiếng súng sợ quá nằm rạp xuống đất, tưởng là có địch mà cụthể là bọn diệt chủng Pôn Pốt qua đến nơi, ông chạy đến chỗ khẩu súng AK đangtreo trên tường. Lấy được súng, ông chạy đến khe cửa, nhìn ra thấy mấy ngườiđang mặc quần áo dân quân, tưởng địch đóng giả, ông đứng dậy xả một tràng đạnvề phía họ. Kết quả là 2 người chết, 2 người bị tàn phế và 1 người bị thươngnằm lăn lóc ở đó.

Người tù hoàn lương chấp nhận cô đơn nuôi con gái khôn lớn 1
ÔngPhan Văn Bé Em kể chuyện đời mình.

Chuyệntưởng như sẽ dừng lại ở những hiểu nhầm đáng tiếc và ông Bé Em cũng sẽ chỉ phảichịu một hình phạt cho lỗi nóng giận nhất thời của mình. Thế nhưng ông lạikhiến mình bị tăng khung hình phạt ngay sau đó vì khi ra kiểm tra những ngườibị thương đang nằm thoi thóp.

Quanhững tiếng kêu cứu và một số người dân giải thích, ông biết được họ không phảilà quân Pôn Pốt từ Campuchia, tuy nhiên ông vẫn định kết liễu họ. May mắn là cónhiều người dân can ngăn nên 3 người bị thương vẫn sống sót. TAND tỉnh ĐồngTháp năm đó đã xử ông Bé Em 20 năm tù giam về tội “Giết người”.

Con đường hướng thiện

Vụán do ông Bé Em gây ra đã làm dư luận địa phương chấn động suốt một thời giandài. Hành vi của ông có người lên án, có người nói lỗi hoàn toàn không phải doông. Thế nhưng, điều khiến ông lĩnh 20 năm tù giam đó là thái độ nóng giận, xốcnổi đòi kết liễu những người ông đã biết rõ không phải là quân địch.

Ôngchấp nhận mức án đó mà sống ăn năn suốt một thời gian dài trong trại giam. Saukhi tòa phán xử, ông Bé Em được chuyển ngay lên Trại giam Gia Trung (đóng tạixã Đăk Taley, huyện Mang Yang). Ngã rẽ cuộc đời của người đàn ông từng mang lỗilầm cũng bắt đầu từ mảnh đất này.

Đượccác quản giáo động viên, giúp đỡ, chàng trai trẻ đất Đồng Tháp này mặc dù trướcđó chưa bao giờ làm công việc nặng nhọc nhưng ông không nản trước bất kỳ côngviệc nào.

Vốnlà người có ý thức tự giác cao, có trách nhiệm với công việc nên chỉ một thờigian ngắn ở trong trại, ông đã được cán bộ trại giam cho ra lao động tự giác.Đó là điều hiếm thấy ở các phạm nhân bình thường. Và qua đó cũng đủ để nói lênnỗ lực hướng thiện và mong muốn làm lại cuộc đời của ông Bé Em.

Mặcdù bản án ông phải chịu là 20 năm tù nhưng nhờ nỗ lực cải tạo mà chỉ trong vòng14 năm, ông Bé Em đã được đặc xá giảm án. Trước khi ra trại 1 năm, trong quátrình lao động tự giác ở ngoài trại, ông đã quen một cô thôn nữ từ huyện HảiHậu, Nam Định vào đây làm ăn kinh tế mới.

Cảmthương anh chàng miền quê Nam Bộ thật thà chất phác, chị đã đem lòng yêu mến.Với ông Bé Em, đây cũng là lần đầu yêu thương một người con gái mặc dù đã ngoài30 tuổi. Sợ người mình yêu khổ vì lúc đó ông chưa biết chắc lúc nào mình ra nênchỉ dám nói: “Nếu nhận thương thì đợi anh ra trại, anh về quê rồi quay trở rahỏi cưới…”.

Chỉmột câu nói ấy mà chị đã chờ ông cả năm trời. Cũng may, chỉ năm sau ông Bé Emđược đặc xá ra tù trước thời hạn.

Năm1995, một đám cưới nho nhỏ được tổ chức và cũng trong năm đó một bé gái chàođời. Thời gian mới cưới, ông Bé Em đưa vợ về quê sinh sống. Thế nhưng với 2 bàntay trắng mà cuộc sống lúc ấy vô cùng khó khăn.

Haivợ chồng ông nhiều đêm trăn trở nghĩ cuộc sống hiện tại không có đất, không cónghề nghiệp để làm ăn thì sẽ không thể có tương lai được. Rồi họ nghĩ đến vùngđất bạt ngàn chưa được khai hoang ở nơi ông Bé Em bị giam trước đây mà bàntính, “hay là mình quay lại Đăk Taley khai đất làm ăn. Khi nào có chút vốn rồivề đây sinh sống, chứ cứ như thế này thì khổ quá…”.

Nóilà làm, ông Bé Em liền đưa vợ con trở lại mảnh đất từng giáo dưỡng mình, ở đây,ông chỉ tập trung vào làm việc để lo cho vợ con. Nhưng sau khi đã có khoảng 2harẫy khai hoang, nhà cửa cũng đã ổn định thì một tai họa bất ngờ ập đến.

Vợcủa ông Bé Em trong một lần đi làm từ rẫy về đã bị một chiếc xe ôtô đâm phải.Vì vết thương quá nặng nên chị đã tử vong sau đó. Ngày đám tang, nhìn cảnhngười chồng khóc vợ, đứa con gái mới lên 6 đã mồ côi mẹ, ai cũng đau lòng.

Nhiềungười nghĩ rằng ông Bé Em sẽ về quê hoặc lấy vợ mới để cuộc sống gia đình ổnđịnh, cũng là để có người chăm sóc con cái. Thế nhưng họ hoàn toàn bất ngờ khiông Bé Em ở vậy từ đó cho đến nay.

13năm sau ngày vợ mất, ông chỉ tập trung vào làm ăn và nuôi dạy đứa con gái thànhngười. Hiện tại cô bé đã 19 tuổi và đang theo học tại 1 trường cao đẳng ở TPQuy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Kháchhỏi tại sao ông không đi bước nữa, ông Bé Em thật thà: “Tại mình sợ con riêngcon tư, rồi nghe nhiều chuyện dì ghẻ không thương con chồng. Thôi thì ráng ởvậy vừa làm cha, vừa làm mẹ cho con bé đỡ khổ”. Vừa dứt câu chân tình thì ônglại bồi thêm ngay: “Đợi con nhỏ ra trường rồi mình đi thêm 1, 2 bước nữa cũngkhông muộn. Chỉ sợ lúc đấy chả có bà nào ưng nổi mình thôi”, nói xong ông cườisảng khoái.

Nhiềungười hàng xóm cho biết, họ rất quý mến cái đức hy sinh của ông Bé Em. Từ ngàyvợ chết, lời hứa gom vốn cùng nhau về quê làm ăn ông cũng không thực hiện nữa.2ha đất ông bán dần đi để chi phí tiền cho con gái ăn học. Hiện tại ông chỉ làmkhoảng 7, 8 sào. Làm hết rẫy của mình ông đi làm thuê để kiếm sống.

Nghĩđến đứa con gái đang học xa nhà, ông lại tâm sự: “Số rẫy còn lại tôi để dànhđến lúc con gái ra trường rồi bán đi để lo cho nó công việc, cuộc sống gia đìnhổn định. Lúc ấy tôi sẽ về quê để yên tâm mà nhắm mắt xuôi tay…”.

Theo Phạm Văn – Uyên Thu

Cảnh sát toàn cầu

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
 Từ khóa: lai sinh, thời loạn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 109
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 106
 
  •   Hôm nay 6,432
  •   Tháng hiện tại 775,312
  •   Tổng lượt truy cập 130,359,081