Đề xuất cho quan tham chuộc mạng: Đồng tiền lại làm “quan tòa”?

Thứ năm - 02/04/2015 10:44
Đề xuất cho quan tham chuộc mạng: Đồng tiền lại làm “quan tòa”? Đề xuất cho quan tham chuộc mạng: Đồng tiền lại làm “quan tòa”?

Không thể tạo ra cơ chế để quan tham dùng tiền mua mạng sống, làm như thế là đi ngược lại với quyết tâm phòng, chống tham nhũng của cả hệ thống chính trị.

Trênsố báo hôm qua (1-4), chúng tôi đã đề cập đến một quy định trong dự thảo BLHS sửađổi rất lạ. Theo đó, điều luật cho phép người bị kết án tử hình, trong đó cóquan chức phạm tội tham nhũng, được dùng tiền để mua mạng sống của mình nhằmthoát án tử.

Saukhi báo đăng, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến phản đối của bạn đọc, trong đócó nhiều chuyên gia pháp luật. Dưới đây là những ý kiến tiêu biểu.

Đừng để “cứ có tiền là thoát án tử”

Khixử tử hình, người ta đã xem rồi, trình tự thủ tục đã ổn cả rồi. Đáng tử hìnhhay không do tòa án tuyên. Sau đó, án có hiệu lực pháp luật thì chánh án TAND Tốicao, viện trưởng VKSND Tối cao xem xét lại một lần nữa để xác định có sai haykhông, có kháng nghị giám đốc thẩm hay không. Bước tiếp theo là trình Chủ tịchnước ân giảm. Khi Chủ tịch nước xem xét là đã xét cả việc người bị tuyên án tửhình đã bồi thường thế nào, có ăn năn hối cải hay không… Như vậy, đã có “cửa” đểđược xét ân giảm rồi.

Chínhsách hình sự của mình đã rõ, đã đủ, không thiếu. Kể cả bị án tử hình rồi thìanh cứ bồi thường đi, Chủ tịch nước vẫn ân giảm cơ mà.

Nếuquy định như dự thảo dễ dẫn đến việc người ta hiểu nhầm rằng cứ có tiền là sẽthoát án tử hình. Vì vậy, tôi đề nghị cân nhắc lại khoản 3 Điều 39 dự thảo BLHS(sửa đổi), nếu để thì sau này tổ chức thực hiện trong thực tế sẽ cực kỳ vướng.

Ông NGUYỄN VĂN HIỆN, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốchội

Không giống ai!

Theotôi, đây là một đề xuất gây phản cảm trong xã hội, thể hiện sự lỏng lẻo củapháp luật và tạo điều kiện cho các quan tham lách luật dễ dàng. Nếu ý tưởng nàyđược thông qua thì công cuộc phòng, chống tham nhũng của Nhà nước gặp nhiều khókhăn, mang tính nửa vời.

Chúngta không nên quy định cứng, quy định riêng hay có chính sách đặc biệt nào choloại tội phạm tham nhũng vì đây là loại tội cần trừng trị nghiêm khắc. Tội phạmtham nhũng có đặc điểm là gây thất thoát tài sản của Nhà nước, thậm chí là ảnhhưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế chung nếu số tiền ấy đặc biệt lớn. Nếu cứ nộplại 1/2 số tiền chiếm đoạt mà mặc nhiên được miễn tội chết thì vô lý quá vì đốivới họ việc tự nguyện nộp lại tiền là điều nằm trong tầm tay. Bởi lẽ về bản chất,đó là tài sản của Nhà nước bị thất thoát chứ không phải của cá nhân họ.

Đề xuất cho quan tham chuộc mạng: Đồng tiền lại làm “quan tòa”? 1
Bịcáo Vũ Quốc Hảo, nguyên tổng giám đốc Công ty Cho thuê tài chính II, người từngbị án tử hình vì tham ô hàng trăm tỉ đồng tiền của Nhà nước. Ảnh: HTD

Hơnnữa, thực tế BLHS hiện hành không có sự phân biệt nào, nếu người tội phạm thamnhũng bán nhà cửa, đất đai, vàng bạc... để nộp lại thì cũng được hưởng tình tiếtgiảm nhẹ tại Điều 46 BLHS do khắc phục hậu quả. Như vậy, luật hiện hành đã xétchứ không phải bỏ lửng vấn đề này.

Từđó, tôi cho rằng nếu có sửa đổi thì nên quy định việc tự nguyện nộp lại toàn bộtiền phạm tội sau khi bị kết án tử chỉ là một điều kiện để được người có thẩmquyền xem xét lại bản án. Lúc này có hai hướng để xem xét: Hoặc là người có thẩmquyền lấy đó làm cơ sở cân nhắc việc có kháng nghị bản án hay không khi vụ áncó điều kiện để kháng nghị hoặc họ sẽ trình chủ tịch nước xem có được ân xá,tha tội chết hay không. Sửa theo hướng này cũng đã là “ưu ái” cho tội phạm thamnhũng rất nhiều. Nếu như đề xuất thì mục đích việc duy trì án tử hình cho tộidanh về tham nhũng vô hình trung không còn nguyên hiệu quả.

Thẩm phán PHẠM CÔNG HÙNG, Tòa Phúc thẩm TAND Tối caotại TP.HCM

Sao lại để đồng tiền làm "quantòa"

Cólẽ đề xuất này xuất phát từ việc thực tiễn xét xử hiện nay cho thấy việc thu lạitài sản tham nhũng rất ít do người phạm tội tham nhũng có sẵn tâm lý “hy sinh đờibố, củng cố đời con”. Nhưng đề xuất này rất bất hợp lý, nó trái với nguyên tắcxử lý hình sự hiện nay là việc định tội phải trên cơ sở pháp luật và công bằngđối với tất cả mọi loại tội phạm. Không thể tạo ra cơ chế dùng tiền để mua mạngsống, trong khi họ là người rất nhiều tiền và sẵn sàng muốn thoát án tử bằng mọigiá. Nó cũng trái với nguyên tắc độc lập xét xử của tòa, bị cáo có bị tử hìnhhay không phải do HĐXX quyết định sau khi xem xét toàn bộ vụ án. Nói cách kháclà không nên có “phiên tòa thứ hai” để “xử lại” án của tòa mà lúc đó người raphán quyết lại là... tờ giấy bạc.

Tôicho rằng để tham nhũng không còn là quốc nạn thì việc xử lý vẫn phải nghiêm khắcvà triệt để. Nên giữ mức hình phạt tử hình như hiện nay và siết chặt các điềukiện để buộc người phạm tội hoặc thân nhân của họ phải nộp lại tiền đã thu lợibất chính. Hiện nay, với tội phạm tham nhũng cũng đã có một nghị quyết hướng dẫnviệc áp dụng tình tiết giảm nhẹ khi người phạm tội khắc phục hậu quả bằng việcbồi thường vật chất, như vậy là đã đủ, không phải sửa đổi gì thêm.

Luật sư TRƯƠNG XUÂN TÁM, Phó Chủ nhiệm Đoàn LS tỉnhBà Rịa-Vũng Tàu

Lấn sân Luật Thi hành án hình sự

Việcđề xuất không thi hành án tử hình và chuyển hình phạt tử hình xuống tù chungthân trong trường hợp sau khi bị kết án tử hình, người bị kết án đã chủ động khắcphục hậu quả của tội phạm do mình gây ra, tự nguyện giao nộp cho Nhà nước ít nhất1/2 số tiền, tài sản do phạm tội mà có là phi lôgic và vi phạm nguyên tắc phápluật về thi hành án hình sự. Nếu như đề xuất này thành hiện thực thì quy địnhnày đã can thiệp vào công việc của cơ quan thi hành án hình sự, vi phạm LuậtThi hành án hình sự và quy định về việc đặc xá.

Bởivề bản chất, việc nộp lại số tiền đã tham nhũng là việc chấp hành hình phạt màtòa án đã tuyên bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Tức nó là nghĩa vụ màngười bị kết án phải làm chứ không phải là yếu tố để xem xét việc có giảm ánhay không. Có tuyên án tử hình hay không là việc của HĐXX, được xét trong quátrình tố tụng, khi đã có bản án rồi thì mọi việc coi như khép lại, chuyển sangmột giai đoạn tố tụng khác. Lúc này, việc xét có giảm án tử hay không là côngviệc của Hội đồng Đặc xá và Chủ tịch nước trên cơ sở pháp luật đã quy định.Không có lý do gì mà chúng ta lại tạo ra một hành lang pháp lý riêng cho tội phạmtham nhũng mà hành lang ấy lại không phù hợp với luật.

PGS-TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKinh tế-Luật TP.HCM

Đừng tạo điều kiện cho tham nhũng nảynở

Dựthảo BLHS (sửa đổi) cho người bị kết án tử hình được nộp tiền để chuyển từ tửhình xuống chung thân sẽ dẫn đến công tác phòng, chống tham nhũng càng khókhăn, thiếu tính răn đe. Điều này có thể dẫn đến việc nảy sinh tâm lý “hy sinhđời bố củng cố đời con”, nếu bị phát hiện cùng lắm là bị chung thân (chưa nóikhi thụ án sẽ còn được xem xét giảm án nữa). Người tham ô, nhận hối lộ nộp lạiphần tiền bị phát hiện tham nhũng (chỉ là bề nổi), còn việc tẩu tán tài sảntham nhũng (tảng băng chìm) làm sao cơ quan chức năng phát hiện hết?

Trongkhi Bộ Chính trị và Chính phủ kêu gọi phòng, chống tham nhũng bằng mọi biệnpháp mạnh nhất, triệt để nhất thì việc nộp lại tiền để thoát án tử như dự thảolà điều không phù hợp. Điều này cần phải xem xét cẩn trọng, soi chiếu dưới gócđộ, hệ quả sâu xa để đảm bảo công tác phòng, chống tham nhũng hiệu quả. Việc sửađổi luật mục đích cuối cùng là để hoàn thiện một xã hội pháp quyền, thượng tônpháp luật. Trong hoàn cảnh tham nhũng phức tạp như hiện nay, luật cần kiên quyết,cụ thể hóa các hành vi và biện pháp để thu hồi tài sản tham nhũng có hiệu quảchứ không thể tạo “điều kiện” cho tham nhũng nảy nở.

Một lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương

“Cửa”thoát án tử của quan tham

(Khoản3) Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong cáctrường hợp sau đây:

a)Người bị kết án tử hình là phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36tháng tuổi;

b)Người bị kết án là người từ 70 tuổi trở lên;

c)Người bị kết án không thuộc đối tượng quy định tại điểm a và b khoản nàynhưng sau khi bị kết án đã chủ động khắc phục hậu quả của tội phạm do mìnhgây ra, tự nguyện giao nộp cho Nhà nước ít nhất một phần hai số tiền, tài sảndo phạm tội mà có, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện,điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

(Khoản4) Trong trường hợp quy định tại khoản 3 điều này và trường hợp người bị kếtán tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân”.

(TríchĐiều 39 dự thảo BLHS sửa đổi)

Theo T. TÙNG - Đ. MINH - N. ĐỨC

Pháp luật TP Hồ Chí Minh

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 210
  •   Máy chủ tìm kiếm 2
  •   Khách viếng thăm 208
 
  •   Hôm nay 14,572
  •   Tháng hiện tại 234,349
  •   Tổng lượt truy cập 130,656,434