Chuyện chưa kể về kẻ bị truy nã trở thành cán bộ quản lý giáo dục

Thứ hai - 06/07/2015 09:19
Chuyện chưa kể về kẻ bị truy nã trở thành cán bộ quản lý giáo dục Chuyện chưa kể về kẻ bị truy nã trở thành cán bộ quản lý giáo dục

Dân trí Gã bảo, đứng trên bục giảng dạy cho bao thế hệ học sinh nhưng nghĩ đến quá khứ thì hổ thẹn vô cùng. Nhiều lần gã muốn trả nợ tội lỗi thời trẻ nhưng danh dự, địa vị, rồi gia đình... khiến gã không đủ dũng khí quay về.


Thỉnh thoảng Lê Văn Nam (SN 1969, quê xã Hùng Tiến, Nam Đàn,Nghệ An) đưa đôi tay bị còng lên vuốt lại mái tóc đang rũ xuống vầng trán rộng.Gã khá thoải mái khi làm việc với cán bộ Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52)Công an Nghệ An dù vừa mới trải qua một hành trình dài từ Bình Phước về quê sau22 năm trốn chạy. Giọng gã to, rõ ràng và gần như không né tránh các câu hỏicủa cán bộ công an thế nhưng tôi vẫn thấy gờn gợn cảm giác gã đang “lươn lẹo”trong lời khai về quá trình trốn chạy của mình.

Vết trượt của cậu bémồ côi học giỏi

Nam kể, 5hay 6 tuổi gì đó thì mẹ mất, bố Nammột mình nuôi 5 đứa con trứng gà trứng vịt. Để tang vợ được ít lâu thì ông lấyvợ mới, ít quan tâm đến lũ con hơn trước. Nam về sống với ông bà ngoại. Thươngđứa con gái sớm bạc phận, ông bà ngoại Nam yêu thương, chiều chuộng cháunhư để bù đắp những thiệt thòi về tình cảm của cậu bé.

Dù được nuông chiều nhưng Nam học rất giỏi. Năm 1988, Lê VănNam thi đậu vào Trường ĐH sư phạm Vinh (nay là ĐH Vinh), khoa sư phạm Hóa học.Thời điểm đó, cậu bé mồ côi Lê Văn Nam nhận được sự ngưỡng mộ của không ít gia đìnhở thôn quê này. Ra trường, Namvề công tác tại một trường không cách xa nhà bao nhiêu. Cứ tưởng có công việcổn định Namsẽ phấn đấu để đền đáp công lao dưỡng dục, nuôi nấng của ông bà ngoại.Thế nhưng, những nông nổi tuổi trẻ đã khiến Nam phải bỏ ông bà ngoại già yếu màđi biệt xứ.

Chuyện chưa kể về kẻ bị truy nã trở thành cán bộ quản lý giáo dục 1
Lê Văn Nam (áo trắng) được di lý từ Bình Phước về Nghệ An.

Có công việc ổn định nhưng đồng lương giáo viên mới vào nghềkhông đủ cho nhu cầu chi tiêu của bản thân, lại bị bạn bè rủ rê, Lê Văn Nam gianhập ổ nhóm trộm cắp trên địa bàn. Ổ nhóm này gồm 18 đối tượng, gây ra hàngloạt vụ trộm cắp tài sản, từ máy bơm nước, quạt điện, đài cát-sét cho đến đồnghồ CK, xe máy…, trong đó, Nam tham gia 8 phi vụ “ăn sương”. Cơ quan điều travào cuộc, các đồng phạm của Nambị bắt giữ thì gã bỏ trường lớp, bỏ ông bà ngoại trốn vào miền Nam.

Gã trốn một mạch vào Củ Chi. “Hơn 1 tháng sau, một ngườiquen cho biết, xem ti vi thấy phản ánh về nhóm trộm cắp tài sản ở Nam Đàn salưới. Tôi sợ bị lộ nên bỏ xuống Sông Bé (nay là tỉnh Bình Phước - PV)”, Lê VănNam kể.

Tội phạm trốn nãtrong vỏ bọc cán bộ quản lý giáo dục

Để tránh bị lộ, gã vẫn giữ nguyên cái tên Lê Văn Nam nhưngkhai sinh năm 1970, đổi quê từ Nam Đàn thành TP. Vinh. Không hiểu bằng cáchnào Namxin được vào làm giáo viên hợp đồng tại một trường học ở Sông Bé mà không cầnhồ sơ lý lịch cũng như bằng cấp. Sau 4 năm, gã lấy vợ, vợ gã cũng là giáo viên. “Nhờcó thành tích trong công tác, có học sinh đạt giải quốc gia, bản thân là giáoviên dạy giỏi của tỉnh nên năm 1997 tôi được Sở điều về Trường Trung học sư phạm Bình Phước, vừa là giáo viên, vừa là cán bộ Phòng đào tạo. 6 tháng sau thì làm quyền Phóphòng đào tạo rồi được bổ nhiệm là Phó phòng đào tạo Trường Trung học sư phạmBình Phước.

Năm 2003 huyện Bù Đăng thành lập trường mới, với kinhnghiệm trong quản lý, giảng dạy, tôi được chuyển về đây làm giáo viên. Do chưavào Đảng nên không được đề bạt làm hiệu phó. Một thời gian ngắn lại đượcđiều về làm Trưởng Phòng đào tạo Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh. KhiPhòng đào tạo sát nhập với Phòng dạy nghề thì tôi làm Phó phòng cho đến khi bịbắt”. Namtự hào khoe, hơn 20 năm công tác trong ngành giáo dục, do có nhiều thành tíchtrong giảng dạy, quản lý nên nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của UBND tỉnhBình Phước, Sở GD-ĐT tỉnh này.

Chuyện chưa kể về kẻ bị truy nã trở thành cán bộ quản lý giáo dục 2
Đối tượng Lê Văn Nam - nguyên Phó trưởng phòng đào tạo - dạy nghề Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Bình Phước.

Dù là giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nhưng gã vẫn chỉ là“dân ngụ cư trái phép” bởi không dám nhập khẩu vào đây. Gã tích trữ được tiền muađất làm nhà, cơ quan chức năng đòi hỏi phải có hộ khẩu mới cấp được giấy CNQSDđất. Với cái mác cán bộ giáo dục, gã được cán bộ khu phố tin tưởng rồi làm thủtục nhập khẩu giúp. Lê Văn Nam nghiễm nhiên có bản lý lịch đẹp đẽ để sinh sốngyên ổn trong sự kính trọng và ngưỡng mộ của người khác.

Hai vợ chồng Namcó một đứa con trai năm nay 18 tuổi. Hồi mới có con, vợ Nam có hỏi vềgia đình bên nội và tỏ ý muốn đưa con về thăm cho biết nguồn cội, gã gạt phắtđi: “Mẹ anh chết lâu rồi, bố anh đi lấy vợ khác, bỏ bê anh từ lâu. Từ nhỏ anhsống với ông bà ngoại, giờ ông bà cũng chết cả rồi. Anh không có quê”. Thấy Nam nói thế nênvợ gã cũng không hỏi thêm nữa. “Hôm tôi bị bắt, cô ấy sốc lắm. Năm nay con tôi18 tuổi, một năm nữa là thi tốt nghiệp…”, đôi mắt gã như loang loáng nước.

Gã bảo, gã coi như mình không có quê, không có anh em họhàng. Gã muốn quên sạch mọi thứ gợi nhớ đến quá khứ xấu xa của mình. Quá khứvẫn ám ảnh gã từng đêm và những lúc gã đứng trên bục giảng để dạy học trò nhữngđiều hay lẽ phải. “Nhiều khi tự vấn lương tâm, tôi thấy xấu hổ kinh khủng nhưngtôi tiếc những gì đang có, tôi sợ danh dự của gia đình, của vợ con, của ngànhgiáo dục bị chính bản thân mình bôi xấu nên không dám trở về quê hương. Với lạibản thân tôi cũng không biết mình đang bị cơ quan điều tra truy nã”, gã bộcbạch.

Chuyện chưa kể về kẻ bị truy nã trở thành cán bộ quản lý giáo dục 3
Cán bộ Phòng cảnh sát truy nã tội phạm Công an Nghệ An lấy lời khai của Lê Văn Nam.

Tuy nhiên, theo một cán bộ truy nã thì sự thực không như gãnói. Đang là trưởng phòng nhưng do cái tật "tắt mắt" cố hữu, gã bị giáng xuống làmphó phòng. Để đánh lạc hướng cơ quan chức năng, gã sửa năm sinh, quê quán trongcác bản khai lý lịch để xin việc và hồ sơ để xét bổ nhiệm chức vụ quản lý. Bởivậy, suốt hơn 20 năm qua, việc truy tìm Lê Văn Nam như mò kim đáy bể.

Khi cán bộ truy nã lần ra được dấu vết, gã vẫn khăngkhăng là có sự nhầm lẫn bởi gã sinh năm 1970, quê TP Vinh chứ không phải là LêVăn Nam sinh năm 1969, quê Nam Đàn như trong lệnh truy nã. Chỉ đến khi lựclượng chức năng sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, đưa ra các bằng chứng, gã mới chịu thừa nhận mình đúng là đối tượng truy nã rồi cúi đầu tra tay vào còngtrong sự kinh ngạc đến sửng sốt của vợ con và đồng nghiệp.

Hoàng Lam

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 73
  •   Máy chủ tìm kiếm 2
  •   Khách viếng thăm 71
 
  •   Hôm nay 26,795
  •   Tháng hiện tại 550,102
  •   Tổng lượt truy cập 130,972,187