“Cảnh sát mạng” Thủ đô: Giải mã tội phạm online

Thứ năm - 15/01/2015 12:40
“Cảnh sát mạng” Thủ đô: Giải mã tội phạm online “Cảnh sát mạng” Thủ đô: Giải mã tội phạm online

Họ - những chiến sỹ Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao vẫn được đồng đội và nhân dân nhắc đến bằng cái tên quen thuộc: “Cảnh sát mạng” hoặc “Cảnh sát bàn phím”.

Dùmới thành lập nhưng đơn vị trẻ này đã liên tiếp lập nhiều chiến công xuất sắctrên mặt trận phòng chống tội phạm đồng thời giữ vai trò quan trọng trong côngtác ứng dụng công nghệ thông tin trong CATP Hà Nội.

“Cảnh sát mạng” Thủ đô: Giải mã tội phạm online 1

Lựclượng “Cảnh sát mạng” CATP Hà Nội sử dụng thiết bị công nghệ trong công tácchuyên môn

Đánh án xuyên biên giới

Hơnmột năm trước, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PCTPSDCNC)CATP Hà Nội được thành lập thí điểm. Đây là đơn vị cấp phòng duy nhất trên cả nướctrực thuộc công an địa phương có chức năng phòng ngừa, đấu tranh với các hànhvi gây mất an ninh, an toàn thông tin, sử dụng công nghệ cao để phạm tội.

Chỉsau thời gian ngắn, mô hình thí điểm đã cho thấy hiệu quả, cũng như nhu cầu cấpthiết cần triển khai lực lượng chuyên trách phòng chống tội phạm sử dụng côngnghệ cao tại địa bàn trọng điểm như Thủ đô Hà Nội. Khi hàng loạt vụ án công nghệcao được khám phá, bên cạnh việc ghi nhận, biểu dương thành tích của một đơn vịtrẻ, người dân cũng giật mình nhận ra những nguy cơ tiềm tàng đến từ tội phạm sửdụng mạng internet.

Đạitá Lê Hồng Sơn – Trưởng phòng Cảnh sát PCTPSDCNC cho biết, việc bùng nổ côngnghệ thông tin là một trong những nguyên nhân khiến tình hình tội phạm liênquan đến an ninh mạng, an toàn thông tin diễn biến phức tạp.

“Đặcthù của tội phạm công nghệ cao là có tính chất quốc tế và phạm tội không giới hạnvề lãnh thổ địa lý. Tội phạm có thể từ ngoài biên giới gây án nhằm vào bị hạilà người Việt Nam, hoặc chọn Việt Nam làm nơi điều hành các đường dây tội phạmliên quan đến cờ bạc, cá độ qua mạng internet… Gần đây, tội phạm công nghệ caotrong nước cũng lợi dụng mạng máy tính để gây án từ xa mà không cần giao lưu,tiếp xúc với bị hại”.

Vớisự phối hợp chặt chẽ của Cục Cảnh sát PCTPSDCNC (Bộ Công an) và các đơn vị nghiệpvụ của CATP, lực lượng “Cảnh sát mạng” đã bí mật nắm thông tin về nhiều băngnhóm, hoạt động tội phạm, bắt giữ hàng loạt đối tượng nước ngoài trục lợi phipháp thông qua mạng viễn thông, mạng máy tính. “Đánh án không biên giới”, cụm từấy chính xác với đặc thù công việc của lực lượng “Cảnh sát mạng”.

Mớiđây, các trinh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao đã kỳ công xác minh làmrõ đối tượng mang quốc tịch Nigeria giả danh quân nhân Mỹ đang làm nhiệm vụ tạiAfghanistan để lừa đảo qua mạng xã hội đồng thời bắt giữ nhóm đối tượng ngườiTrung Quốc lập “công ty ma” sử dụng thẻ tín dụng tự chế để chiếm đoạt tài sản.

“Cảnh sát mạng” Thủ đô: Giải mã tội phạm online 2
Lựclượng “Cảnh sát mạng” CATP Hà Nội sử dụng thiết bị công nghệ trong công tácchuyên môn

Âm thầm phá nhiều vụ án khó

Năm2014 ghi dấu nhiều thành công của lực lượng Cảnh sát PCTPSDCNC trên trận tuyếnđấu tranh phòng chống tội phạm. Đình đám nhất phải kể đến “Cảnh sát mạng” CATP Hà Nội phối hợp với cơquan chức năng phát hiện vụ “nghe lén” quy mô lớn chưa từng có, trong đó Côngty Việt Hồng có hành vi cài đặt trái phép phần mềm giám sát hơn 14.000 điện thoạidi động. Song không phải ai cũng biết, “Cảnh sát mạng” còn âm thầm góp công lớntrong việc khám phá nhiều vụ trọng án khác.

Nhưvụ án mạng xảy ra đêm 10-7, tại đầu ngõ 176 phố Trương Định (quận Hai Bà Trưng),nạn nhân bị một thanh niên không rõ tên tuổi sử dụng hung khí chém nhiều nhát.Do thời điểm xảy ra vào đêm khuya nên không có bất cứ thông tin nào về đối tượnggây án. Việc rà soát các mối quan hệ liên quan đến bị hại cũng không mang lại kếtquả. Đúng lúc này, lực lượng Cảnh sát PCTPSDCNC đã khôi phục được dữ liệu từcamera an ninh của một hộ dân ven đường. Căn cứ diễn biến vụ án và lời khai củanhững người liên quan, cơ quan công an đã làm rõ hung thủ giết người là Phạm TuấnAnh (29 tuổi, quê ở Thường Tín, Hà Nội, tạm trú ở gần hiện trường vụ án).

Mớiđây, việc tìm ra đối tượng trong vụ chiếm đoạt trẻ em xảy ra ở huyện Thanh Trìcó phần đóng góp của Phòng Cảnh sát PCTPSDCNC. Trực tiếp tham gia phối hợp điềutra xác minh, lực lượng “Cảnh sát mạng” đã thu thập được hình ảnh của nữ đối tượngđiều khiển xe máy bắt cóc bé gái 3 tuổi. Ngay sau đó, những hình ảnh liên quanđược phát tán rộng rãi trên mạng và cung cấp cho các đơn vị thuộc CATP. Chưa đầy24 giờ sau khi hình ảnh được truyền đi, CAQ Hà Đông phối hợp với người dân đã bắtgiữ đối tượng, giải cứu an toàn cháu bé.

Công nghệ hóa công tác công an

Mộttrong những điểm nhấn quan trọng nhất trong năm 2014 của Công an Thủ đô là đẩymạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công tác phục vụ nhân dân. Bên cạnhyếu tố con người, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn đóng vai trò đặcbiệt quan trọng. Ngay sau khi thành lập thí điểm, Phòng Cảnh sát PCTPSDCNC đã bắttay vào nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiều lĩnh vựccủa CATP. Theo đánh giá, các đề án công nghệ thông tin mà lực lượng Cảnh sátcông nghệ cao đang triển khai đã thể hiện được quy mô, đồng bộ và gắn kết ứng dụngkhoa học công nghệ giữa tất cả các lĩnh vực công tác, phục vụ yêu cầu chiến đấu,góp phần cải cách hành chính một cách sâu rộng, bền vững và lâu dài.

Hệthống cơ sở dữ liệu dùng chung (hệ thống SAMS) của CATP Hà Nội là kết tinh củatâm huyết và nỗ lực của Công an Thủ đô trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuậtvào cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý và điều hành tác nghiệp. Nhờmột hệ thống tích hợp tất các cơ sở dữ liệu và ứng dụng nghiệp vụ, lực lượngcông an có thể dễ dàng quản lý, tra cứu thông tin về dân cư, vật chứng, phươngtiện giao thông…

Cũngkể từ khi công nghệ thông tin được áp dụng sâu rộng trong CATP, người dân Thủđô đã cảm nhận rõ những chuyển biến tích cực trong công tác tiếp dân của lực lượng công an. Không còn cảnh ngườidân phải vất vả chờ đợi làm hộ chiếu, đăng ký, thay đổi nhân khẩu. Giờ đây, vớimô hình “cấp hộ chiếu trực tuyến”, người dân Hà Nội có thể đăng ký thông tin cánhân qua mạng internet. Chỉ trong 15phút, người làm thủ tục đã có thể hoàn tất hồ sơ, sau đó nhận kết quả tại nơi cưtrú. Cũng nhờ tiên phong ứng dụng khoa học kỹ thuật, hàng loạt thủ tục hànhchính của CATP liên quan đến chứng minh nhân dân, đăng ký phương tiện đã đượcrút ngắn thời gian trả kết quả, hạn chế tối đa việc đi lại của người dân. Nhữngchuyển biến này khiến người dân cảm thấy hài lòng, tin tưởng thêm ở lực lượngcông an Thủ đô.

Vớilực lượng cảnh sát công nghệ cao, còn có một nhiệm vụ khác nhằm góp phần nângcao năng lực cán bộ, chất lượng chuyên môn và hiệu quả công tác phục vụ nhândân là “đứng lớp” đào tạo, tập huấn tin học, công nghệ. “Không được đào tạo bàibản về kỹ năng sư phạm nhưng sự mới lạ, hấp dẫn và liên tục đổi mới của côngnghệ đã khiến các học viên luôn chăm chú dõi theo từng nội dung tập huấn. Nhờđó, những chiến sỹ cảnh sát công nghệ cao vào vai “thầy giáo” cũng thành côngngoài sức tưởng tượng” - chỉ huy Phòng Cảnh sát PCTPSDCNC chia sẻ.

Theo Bá Chiêm

An ninh thủ đô

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 147
  •   Máy chủ tìm kiếm 5
  •   Khách viếng thăm 142
 
  •   Hôm nay 19,153
  •   Tháng hiện tại 595,891
  •   Tổng lượt truy cập 130,179,660