Gói mỳ tôm cứu đói và "nỗi khổ khó nói" của người dân

Thứ tư - 19/10/2016 15:07
Gói mỳ tôm cứu đói và "nỗi khổ khó nói" của người dân Gói mỳ tôm cứu đói và "nỗi khổ khó nói" của người dân

Chia sẻ của hoa hậu Nguyễn Đình Thụy Quân về việc cứu trợ thiên tai bằng mỳ gói thực sự đã khiến bạn đọc phải suy ngẫm. Đó là một quan điểm mà chúng ta không thể không nghiêm túc nhìn nhận...

Chuyện 10 năm làm từ thiện khác biệt của người phụ nữ xinh đẹp

Ngẫm chuyện 'làm từ thiện để làm gì'?

Chuyện về cặp nhẫn từ thiện

Chuyện từ thiện là từ cái tâm của mình

Miền Trung lũ lụt, người dân cả nước chung tay ủng hộ, hướng về đồng bào ruột thịt. Có quá nhiều hình thức ủng hộ, từ thiện để giúp đồng bào qua cơn hoạn nạn. Những gói mì, những thùng đồ ăn khô được chuyển tới tay đồng bào.

Tấm lòng nào cũng vô cùng đáng quý, sự góp sức nào cũng đáng trân trọng. Nhưng, thật sự, việc từ thiện đôi khi cũng có những thiếu sót và những hạn chế. Đọc một quan điểm của Nguyễn Đình Thụy Quân để thấy rằng, chúng ta phải từ thiện một cách chỉn chu và kĩ càng... hơn nữa.

Gói mỳ tôm cứu đói và "nỗi khổ khó nói" của người dân 1 Gói mỳ tôm cứu đói và "nỗi khổ khó nói" của người dân 2Gói mỳ tôm cứu đói và "nỗi khổ khó nói" của người dân 3

Hoa hậu Nguyễn Đình Thụy Quân (Ảnh FBNV)

Xin trích lại toàn bộ bài viết về quan điểm làm tự thiện trên trang cá nhân của HH Nguyễn Đình Thụy Quân.

"CỨU TRỢ THIÊN TAI VÀ MÌ GÓI

Ngay từ khi các phương tiện truyền thông đại chúng, báo đài liên tục cập nhật những tin nóng về đợt lũ quét đang hoành hành nhân dân miền Trung. Nhiều tổ chức, đoàn thể, cá nhân đã ra sức kêu gọi, lên kế hoạch quyên góp ủng hộ, cứu trợ. Tuy nhiên, quá trình triển khai các gói cứu trợ đến vùng lũ những ngày qua đã tạo ra nhiều bất cập khó nói.

Cứ sau mỗi đợt mưa bão, lũ lụt, thiên tai thì mì gói vẫn chiếm số lượng lớn nhất trong các danh mục hàng cứu trợ. Tuy nhiên, đây cũng là nỗi khổ khó nói của dân. Trong cảnh màn trời chiếu đất, xung quanh là biển nước mênh mông hay những nơi đi lại bị cô lập, việc có thực phẩm để lót dạ như một phao cứu sinh. Nhưng với gói mì ăn liền, họ lấy nước sạch ở đâu, củi lửa hay điện ở đâu để nấu mì? Vậy cách khả thi nhất là nhai sống. Nhưng nhai mãi cũng đâu có ổn, rồi khát nước lấy đâu mà uống?

Giải quyết được cơn đói cấp bách trước mắt cũng là lúc họ phải đối diện với cái khát khô họng. Thế mới có chuyện nhiều người dân sau lũ nhìn thấy mì gói là sợ. Còn sau khi lũ đã đi qua, vấn đề cái ăn cái uống đã không còn nan giải như trong lũ, thì mì gói lại trở thành thừa thãi. Nhiều hộ gia đình đi nhận mì gói xong thì tạt qua quán đổi luôn thành gạo, thành rau, thành một số nhu yếu phẩm khác cần thiết hơn cho họ lúc này. Theo quan sát trong nhiều năm qua thì sau thiên tai, nhiều nhà mì gói không có chỗ chất, phải đem đi bán để mua thứ khác cần thiết hơn.

Trong mắt các nhà hảo tâm, mì gói vẫn là giải pháp tối ưu nhất, nên cứ nhắc đến cứu trợ vùng lũ thì họ nghĩ ngay đến mặt hàng này. Chính vì thế mới dẫn đến tình trạng thừa mà thiếu. Mì gói thì thừa trong nhà, trong kho cứu trợ, nhưng dân thì lại thiếu các nhu yếu phẩm cần thiết khác để duy trì cuộc sống trong và sau lũ như nước sạch, chăn màn quần áo khô, nguyên liệu dùng để đốt lửa trong điều kiện ẩm ướt... cũng đang là những thứ dân vùng thiên tai rất cần.

Theo chia sẻ của đa số các nhà cứu trợ, họ thường lấy thông tin từ truyền thông. Ở đâu bị phản ánh thiệt hại nhiều nhất thì họ tìm đến. Đó cũng là một trong những bất cập, bởi với những người đi cứu trợ, việc cần hơn là cứu người dân ở vùng đang bị đói nhất, thay vì cứu người dân bị lũ lụt tàn phá nhất. Để tránh tình trạng hàng cứu trợ tập trung quá nhiều ở một địa điểm trở thành dư thừa, truyền thông cần phải tuyên truyền rộng rãi và các nhà cứu trợ phải nắm bắt được tình hình chính xác, hành động thiết thực để cứu đói cho những người, những vùng thực sự đang cần".

Sau khi chia sẻ quan điểm này trên trang cá nhân, HH Thụy Quân đã nhận được rất nhiều ý kiến ủng hộ của bạn bè và người hâm mộ. Cứu đói là cần thiết, trong cơn hoạn nạn, có một miếng cơm, có một thứ cho vào miệng để thoát cảnh đói khát là một niềm mơ ước vô cùng lớn lao. Nhưng với những người làm từ thiện, có nên nhìn nhận thấu đáo và chính xác hơn để biết đâu mới là điều cần thiết nhất?

Nguyễn Đình Thụy Quân là Hoa hậu Phụ nữ Việt Nam qua ảnh 2003 lúc tròn 17 tuổi. Quan điểm của cô thực sự rất đáng đọc và suy ngẫm...

Eva tám là nơi chị em tâm sự, chia sẻ những câu chuyện, những vấn đề khúc mắc về hôn nhân, gia đình, cuộc sống, kinh nghiệm kinh doanh, làm giàu.

Hãy gửi tâm sự về địa chỉ  chiase@khampha.vn  để nhận được những góp ý cũng như những ‘cao kiến’ chân thành của chị em.

Bài viết của các bạn sẽ được chọn đăng trên chuyên mục nếu phù hợp quy chuẩn nội dung và sẽ được bảo mật thông tin cá nhân.

Gói mỳ tôm cứu đói và "nỗi khổ khó nói" của người dân 4 Đau thắt lòng với bài thơ của người con Hà Tĩnh xa quê gửi miền Trung ruột thịt Một bài thơ của tác giả Rong Rêu chất chứa đầy tình cảm của người con xa quê, gửi về miền Trung yêu dấu mùa bão lũ khiến chúng ta...
Gói mỳ tôm cứu đói và "nỗi khổ khó nói" của người dân 5 Cá chết… đau thắt lòng với 'khúc ruột miền Trung' Ở những vùng chài lưới ấy, nhiều nhà chỉ có duy nhất một nghề để mưu sinh, bây giờ cánh cửa đó khép lại cũng đồng nghĩa với việc...
Gói mỳ tôm cứu đói và "nỗi khổ khó nói" của người dân 6 Gói mỳ tôm cứu đói và "nỗi khổ khó nói" của người dân 7 Xôn xao với quan điểm "phụ nữ Việt khổ nhất thế giới" 'Là một người đàn ông, Hùng không bao giờ có thể thực sự hiểu những khó khăn và chịu đựng mà phụ nữ Việt phải trải qua. Hùng đã...

Nguồn tin: Eva


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 93
  •   Máy chủ tìm kiếm 4
  •   Khách viếng thăm 89
 
  •   Hôm nay 6,870
  •   Tháng hiện tại 794,386
  •   Tổng lượt truy cập 130,378,155