Khu bảo tồn thiên nhiên “chảy máu”: Đề án chặt 100 cây lim xanh?

Thứ bảy - 11/04/2015 18:35
Khu bảo tồn thiên nhiên “chảy máu”: Đề án chặt 100 cây lim xanh? Khu bảo tồn thiên nhiên “chảy máu”: Đề án chặt 100 cây lim xanh?

Dân trí Liên quan đến thông tin hàng chục cây lim xanh trong Khu bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy bị đốn hạ, theo lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, đây là đề án tỉa thưa cây lim xanh để bảo tồn loài sến (!?).



Việc hàng chục cây lim xanh bị đốn hạ tại Khu bảo tồn thiênnhiên rừng sến Tam Quy, huyện Hà Trung khiến nhiều người dân địaphương cảm thấy xót xa và hoài nghi. Phóng viên Dân trí đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Sơn - Giám đốc Trungtâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp, thuộc Sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn Thanh Hóa.

Theo ông Sơn khẳng định đây là hoạt động nằm trong kế hoạch củađề án đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt, chặt lim xanh nhằm bảo tồn loài sến mật. Đến thời điểm này đã có 25 cây limxanh hàng trăm năm tuổi bị đốn hạ và đưa ra khỏi rừng chờ thanh lý. Những câylim xanh này nằm tại Khoảnh 6, Tiểu khu 464, thuộc địa bàn xã HàLĩnh, huyện Hà Trung. 

Khu bảo tồn thiên nhiên “chảy máu”: Đề án chặt 100 cây lim xanh? 1
Công văn chỉ đạo kiểm tra của Chi cục kiểm lâm Thanh Hóa.

Hàng trăm năm nay, kiểu rừng chính của Tam Quy là rừng xanhđất thấp đặc trưng bởi sự ưu thế của loài sến mật và lim xanh và đã được đưavào hệ thống rừng đặc dụng quốc gia từ năm 1986 với diện tích 360ha. Dự án Khubảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy được phê duyệt năm 2001 trong tổng diệntích tự nhiên 518,5 ha. Trong đó, lim xanh và sến ở đây đã được xếp vào sáchđỏ.

Theo ông Sơn giải thích thì lâu nay, khu bảo tồn là diễn thếsến - lim, nhưng hiện nay lim - sến, gâybất lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cá thể và quần thể sến có thểdẫn đến sự thay thế rừng sến mật bằng rừng lim xanh trong vài chục năm tới?

Khu bảo tồn thiên nhiên “chảy máu”: Đề án chặt 100 cây lim xanh? 2
Ông Nguyễn Văn Sơn - GĐ Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp.

Khu bảo tồn thiên nhiên “chảy máu”: Đề án chặt 100 cây lim xanh? 3
Lim xanh đã bị tỉa thưa trong Khu bảo tồn thiên nhiên.

Trước thực trạng đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã báo cáo Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn và giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thônThanh Hóa có biện pháp tác động để bảo tồn loài sến và rừng sến Tam Quy. SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoahọc công nghệ lâm nghiệp là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở này xây dựng một đềtài nghiên cứu để có biện pháp trình UBND tỉnh xử lý thực trạng diễn thế nêutrên.

Ngày 2/7/2012, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết địnhvề việc phê duyệt danh mục và cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học vàcông nghệ cấp tỉnh đợt III, năm 2012.

Tiếp đó, giữa Sở Khoa học công nghệ Thanh Hóa đã ký hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp Thanh Hóa. Trong đó có nội dung: Thử nghiệm một số mô hình điều khiển diễn thế lim - sến theo hướng phát triển bền vững.

Khu bảo tồn thiên nhiên “chảy máu”: Đề án chặt 100 cây lim xanh? 4
Cành sến mật bị gãy do việc tỉa thưa lim.

Sau đó, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâmnghiệp đã xây dựng hồ sơ thiết kế dự toán: Tỉa thưa cây lim xanh phục vụ thựchiện đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu giải pháp bảo tồn nguồn gen sếnmật tại Tam Quy. Trong kế hoạch của đề tài này, sẽ có 100 cây lim xanh thuộcđịa bàn xã Hà Lĩnh (25 cây), xã Hà Tân (75 cây) sẽ bị tỉa thưa”.

Ngay từ ban đầu, việc chặt lim đã bị người dân địa phương ngăn cản không cho chặt nên đề tài được dừng lại một thời gian để tuyên truyền cho người dân hiểu ý nghĩa của đề tài!? Thực tế theo ông Sơn cho biết, trong quá trình tỉa thưa cây lim xanh cũng đã khiến một số cành sến bị gãy.

“Đây là khu bảo tồn sến nên bất kỳ cái gì ức chế loài sến đều được tác động, đây chỉ là thử nghiệm biện pháp khoa học. Mục đích của chúng ta là sến, muốn phát triển sến thì phải khai thác triệt để, trốc gốc, đã triệt là triệt tận nơi”, ông Sơn cho biết.

Khu bảo tồn thiên nhiên “chảy máu”: Đề án chặt 100 cây lim xanh? 5
Quang cảnh vị trí lim xanh bị tỉa thưa.

Phóng viên đặt câu hỏi sao không áp dụng phương án tỉa cành cây lim xanhthay cho việc đốn hạ cả cây? Ông Sơn giải thích, cây lim là cây cực khỏe, tỉacành xong lại ra cành khác, hơn nữa phương án tỉa cành rất tốn kém, bên cạnhcông trình khoa học là tính đến biện pháp kinh tế. 

Đây là một đề án hoàn toàn mới và theo ông Sơn khẳng địnhthì để đánh giá kết quả của đề tài thì phải mất từ 15 - 20 năm sau. Và việcthực hiện đề tài này có điểm hạn chế là bước đầu sẽ phá vỡ một phần không giantrong rừng sến.

Duy Tuyên

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 132
  •   Máy chủ tìm kiếm 4
  •   Khách viếng thăm 128
 
  •   Hôm nay 22,630
  •   Tháng hiện tại 916,308
  •   Tổng lượt truy cập 128,534,547