Có nên lập “Bộ Phụ nữ”?

Thứ ba - 20/01/2015 22:15
Có nên lập “Bộ Phụ nữ”? Có nên lập “Bộ Phụ nữ”?

Dân trí Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, Việt Nam hiện nay không có bộ nào quản lý phụ nữ, trong khi các nước đều có bộ phụ nữ nên cần tính toán, xem xét tới việc này.

Tại cuộc họp ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 20/1, các đại biểu chưa thống nhất được quan điểm về việc có nên quy định cụ thể số lượng, tên gọi và nhiệm vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ vào dự thảo Luật tổ chức Chính phủ hay không.

Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, chobiết nhiều ý kiến tán thành quy định về cơ cấu tổ chức của Chính phủ như trong dựthảo luật và đề nghị không ghi rõ số lượng, tên gọi của các bộ, cơ quan ngangbộ trong dự thảo luật.

Bên cạnh đó, có ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật đềnghị cần xác định cụ thể số lượng và tên gọi của các bộ, cơ quan ngang bộ ngaytrong luật. Ý kiến này cho rằng, hiện nay các lĩnh vực quản lý nhà nước đều đãđược xác định rõ nên cần phân công cho các bộ, cơ quan ngang bộ phụ trách đểbảo đảm tính ổn định cho bộ máy Chính phủ. Hơn nữa, trong Luật tổ chức Quốc hộicũng xác định cụ thể số lượng, tên gọi và nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng dân tộcvà các ủy ban của Quốc hội rồi.

Thường trực Ủy ban pháp luật đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốchội cho giữ như dự thảo và căn cứ vào tình hình cụ thể, trong một giai đoạn cụthể, Quốc hội sẽ quyết định cơ cấu của Chính phủ gồm bao nhiêu bộ, cơ quanngang bộ là những bộ, cơ quan ngang bộ nào và không quy định cứng tên các bộ,cơ quan ngang bộ trong luật.

“Không quy định cứng số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ nhằmtạo cơ sở pháp lý để xây dựng một Chính phủ năng động, linh hoạt, đáp ứng yêucầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinhtrong đời sống kinh tế - xã hội; bảo đảm sự chủ động của Chính phủ khi cầnthiết phải điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ”- ông Lý phântích thêm.

Theo ông Lý, nếu quy định “cứng” số lượng và tên gọi của cácbộ, cơ quan ngang bộ sẽ làm cho dự thảo luật khó có tính khả thi và không bảođảm tính ổn định lâu dài. Thực tiễn hoạt động Quốc hội cho thấy, từ đầu nhiệmkỳ của mỗi khóa Quốc hội, Quốc hội sẽ quyết định số lượng, tên gọi của các bộ,cơ quan ngang bộ của Chính phủ bằng hình thức ra nghị quyết của Quốc hội. Cáchthức này được thực hiện cho đến nay vẫn chưa có vướng mắc nào. Nếu quy định“cứng” số lượng, tên gọi của các bộ, cơ quan ngang bộ trong dự thảo luật thì sẽphải sửa đổi luật tại mỗi đầu nhiệm kỳ khi có sự thay đổi về số lượng, tên gọicủa các bộ, cơ quan ngang bộ. Trên thế giới hiện nay cũng có rất ít quốc giaquy định cụ thể về số lượng, tên gọi của các bộ, cơ quan ngang bộ.

Không đồng tình, ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tàichính - Ngân sách, cho biết các đại biểu Quốc hội khi thảo luận rất băn khoănvề việc có bao nhiêu bộ, tại sao không quy định rõ luôn vào dự thảo luật.

“Tùy theo tình hình thực tế từng giai đoạn thì có thể thêm hoặcbớt, loại bỏ bộ nào đó. Chính sự ổn định đó của luật pháp giúp ổn định luật củachúng ta. Nếu chỉ quy định Chính phủ gồm các các bộ và cơ quan ngang bộ thìkhông rõ ràng lắm, đại biểu thắc mắc là gồm những bộ nào ?. Các bộ Tài chính, Quốcphòng, Công an, Ngoại giao rõ ràng, ổn định rồi thì sao không ghi rõ vào, cònbộ nào băn khoăn thì có một điều để điều chỉnh thì có phải luật đàng hoàngkhông ?”- ông Hiển bày tỏ.

Có nên lập “Bộ Phụ nữ”? 1
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị cân nhắc việc quy định số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ vào dự thảo Luật tổ chức Chính phủ. Ảnh: TTXVN.

“Có cần quy định cụ thể ngay trong luật Chính phủ có baonhiêu bộ không, hay chỉ quy định nguyên tắc?. Hiến pháp nói Chính phủ do Quốchội quyết định”- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề.

Chủ tịch Quốc hội phân tích, Thủ tướng Chính phủ nếu muốn từ15 bộ xuống còn 10 bộ chẳng hạn thì phải trình ra Quốc hội quyết định, nếu Quốchội đồng ý thì mới được thực hiện. Nếu Thủ tướng muốn nâng từ 10 bộ lên 15 bộ chẳnghạn mà Quốc hội nói việc này làm tăng rất nhiều biên chế, không chấp nhận, thì khôngđược thực hiện.

Theo Chủ tịch Quốc hội, danh tính của Thủ tướng Chính phủ phải“chờ tới phút chót” mới biết được, dù trước đó đã phải trải qua nhiều giai đoạn,quy trình.

“Mới biết Thủ tướng hôm trước, hôm sau Thủ tướng đã phảiđiều hành Chính phủ mới ngay rồi mà quy định thế thì cấp tập quá, và vì cấp tậpquá như thế thì hay ngẫu hứng. Quy định cứng trong luật có bao nhiêu bộ, bộ gì,khi cần thay đổi, làm thêm hay bớt đi thì đến lúc đó Quốc hội lại quyết địnhthì cũng có cái hay của nó. Tôi đề nghị các đồng chí suy nghĩ, tính toán thêmvề vấn đề này”- Chủ tịch Quốc hội đề nghị.

Trong khi đó, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chobiết Việt Nam hiện nay không có bộ nào quản lý phụ nữ, trong khi các nước đềucó bộ phụ nữ nên cần tính toán, xem xét tới việc này.

Thủ tướng phải báocáo trước Nhân dân

Theo ông Phan Trung Lý, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị quyđịnh cụ thể hơn trong dự thảo luật trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ; đề nghịquy định mỗi quý một lần, Thủ tướng Chín phủ báo cáo trước nhân dân thông quaphương tiện thông tin đại chúng, phương tiện nào thì do Chính phủ quyết định.

“Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy việc luật hóa chitiết quy định tại khoản 6 Điều 98 của Hiến pháp về chế độ báo cáo trước Nhândân của Thủ tướng Chính phủ là cần thiết. Thường trực Ủy ban pháp luật nhậnthấy, dự thảo luật đã có quy định về trách nhiệm báo cáo của Thủ tướng Chínhphủ trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước và Nhân dân tạiĐiều 25 dự thảo trình Quốc hội. Việc báo cáo của Thủ tướng Chính phủ là định kỳhoặc đột xuất theo vấn đề phát sinh. Do đó, Thường trực Ủy ban pháp luật đềnghị được giữ như dự thảo”- ông Lý cho biết.

Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội KsorPhước cho biết khi “rà” lại Hiến pháp ở các Điều 96 và Điều 98, ông nhận thấy cónhững nội dung của Chính phủ nhưng tại dự thảo luật này lại được đưa vào quyđịnh cho Thủ tướng là không đúng. “Quyết định tổng biên chế công chức, sựnghiệp không thể là của Thủ tướng được, mà phải là của Chính phủ. Mặc dù Thủtướng ký việc ấy nhưng là thay mặt Chính phủ để ký thôi”- ông Ksor Phước nói.

Thế Kha

 

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
 Từ khóa: trung lý
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 178
  •   Máy chủ tìm kiếm 2
  •   Khách viếng thăm 176
 
  •   Hôm nay 23,430
  •   Tháng hiện tại 58,978
  •   Tổng lượt truy cập 128,657,156