Bộ GTVT là “ngôi sao cải cách” về pháp luật 2014

Thứ ba - 23/06/2015 11:25
Bộ GTVT là “ngôi sao cải cách” về pháp luật 2014 Bộ GTVT là “ngôi sao cải cách” về pháp luật 2014

Dân trí Với mức độ cải thiện 27,58% so với chỉ số xây dựng và thực thi pháp luật (MEI) của năm 2012 cùng nhiều cải thiện về xây dựng, thực thi pháp luật khác của bộ, ngành mình từ trung ương đến địa phương, Bộ GTVT được các doanh nghiệp đánh giá là “ngôi sao cải cách” năm 2014.

Đó là khẳng định trong báo cáo về Chỉ sốhiệu quả hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật về kinh doanh của các Bộ ngành(MEI) năm 2014 vừa được Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bốchiều nay 22/6 tại Hà Nội.

Bộ GTVT là “ngôi sao cải cách” về pháp luật 2014 1
Lễ công bố Chỉ số Xây dựng, thi hành pháp luật (MEI) 2014 được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố ngày 22/6

Theo báo cáo, nếu xét điểm số tuyệt đối,Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) chỉ đứng đầu duy nhất chỉ số về rà soát, kiểm tra thi hành pháp luật,nhưng về mức độ cải thiện điểm số so với chính mình ở MEI 2012 thì Bộ GTVT đứnghạng nhất ở 3 trong 5 chỉ số.

Xét về từng chỉ số, Bộ GTVT tăng cao hơn nhiều lần so với tốcđộ tăng thêm trung bình của các Bộ, cao hơn gấp 6 lần ở Chỉ số hiệu quả rà soát,kiểm tra tổng thể thi hành pháp luật; hơn 3 lần ở Chỉ số Chất lượng văn bản quy phạm pháp luật và hơn2 lần ở hiệu quả thi hành pháp luật so với các Bộ còn lại. Bộ GTVT có sự tăng điểmấn tượng nhất trong MEI 2014 so với 13 bộ còn lại.

Chỉ số MEI năm 2014 được công bố lần thứ5 liên tiếp. MEI năm 2014 là bộ Chỉ số được thực hiện theo chỉ đạo củaThủ tướng Chính phủ từ năm 2011. Đây là một trong những công cụ chính sách đểChính phủ, Bộ ngành đánh giá tình hình thực hiện và triển khai Nghị quyết19/NQ-CP năm 2014 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnhtranh quốc gia…

MEI 2014 được thực hiện dựa trên 19 chỉ tiêu được tập hợp trong 5 Chỉ số và được khảo sát, đánh giá bởi hơn 228 hiệp hội doanh nghiệp, trên 409.000 doanh nghiệp, tổ chức cá nhân kinh doanh trong toàn quốc về năng lực xây dựng và thực thi pháp luật ở 14 bộ ngành, liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ.

Năm 2014, 4 trong 5 Chỉ số đánh giá, MEInăm 2014 của các Bộ, ngành đã tăng điểm so với MEI 2012, với mức tăng trungbình chung là 10%. 3 trong số 5 Chỉ số có điểm trung bình khá, 70,46 điểm/100. 5 Chỉ số độc lập tương ứng với 5 bảng xếphạng của MEI năm 2014 là cơ sở cho cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là: Chất lượngvăn bản; Công khai thông tin, tuyên truyền và phổ biến pháp luật và Rà soát, kiểmtra tổng kết thi hành pháp luật ở các Bộ ngành.

Kết quả lần lượt là: Bộ Kế hoạch và Đầutư, đứng đầu về hiệu quả soạn thảo Văn bản Quy phạm pháp luật (VBQPPL) với58,08 điểm/100. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đứng đầu vềxếp hạng chất lượng VBQPPL với 66,08 điểm, Bộ Thông tin và Truyền thông đứng đầuxếp hạng hiệu quả Công khai thông tin, truyền thông và phổ biến pháp luật với62,60 điểm, Ngân hàng Nhà nước đứng đầu trong thi hành pháp luật với 74,59 điểm,Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đứng đầu về rà soát, kiểm tra và tổng kết thi hànhpháp luật với 68,22 điểm.

Theo Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, đơnvị nghiên cứu nhận định: “MEI 2014 không phải là bản tự khai của các Bộ ngành màlà bản đánh giá của các DN, cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội. Chúng tôi hy vọng,đây sẽ là một trong những công cụ đánh giá năng lực và cải thiện thể chế, môitrường ở các bộ ngành nhằm cụ thể hóa, tăng tốc hội nhập quốc tế”.

Phát biểu góp ý tại lễ công bố, bàVictor Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam khẳng định: “Cùngvới Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), đánh giá môi trường kinh doanh củaEuroCham, AmCham thì MEI 2014 đã và đang là những chỉ số đánh giá môi trườngkinh doanh Việt Nam từ cộng đồng doanh nghiệp, khu vực dân doanh và các nhà đầutư nước ngoài. WB kỳ vọng Việt Nam sẽ sử dụng các ý kiến phản hồi của doanhnghiệp, người dân để cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trongthời gian tới”.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: “Mặcdù có đánh giá tích cực về các Bộ, tuy nhiên về khía cạnh ngành dọc (từ bộ, ngànhxuống các sở, phòng đơn vị địa phương) lại còn tồn tại. Trong khi các văn bản,thực thi văn bản ở Bộ, ngành trung ương rất tốt, nhưng lại nghẽn ở đơn vị địa phương. 

Đây là điểm “chết” trong xây dựng vàthực thi pháp luật thời gian vừa qua. Tồn tại lớn nhất ở Việt Nam chính là việcxây dựng và ban hành pháp luật còn chồng chéo, hầu hết các luật, văn bản đưa rađều có liên quan đến nhiều bộ, ngành và cơ quan. Chính vì vậy, việc thi hành vàquy định trách nhiệm còn rất hạn chế ở địa phương”.

Nguyễn Tuyền


Bộ GTVT là “ngôi sao cải cách” về pháp luật 2014 2

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 89
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 88
 
  •   Hôm nay 15,364
  •   Tháng hiện tại 692,946
  •   Tổng lượt truy cập 131,115,031