Vì sao người Ai Cập cổ đại thường kết hôn cận huyết thống?

Thứ năm - 07/09/2023 04:16
Vì sao người Ai Cập cổ đại thường kết hôn cận huyết thống? Vì sao người Ai Cập cổ đại thường kết hôn cận huyết thống?

Pharaoh Ramesses II cưới con gái mình và nữ hoàng Cleopatra VII cưới anh trai của bà, vậy hôn nhân trong các gia đình hoàng gia và thường dân phổ biến đến mức nào?

Pharaoh Ramesses II cưới con gái mình và nữ hoàng Cleopatra VII cưới anh trai của bà, vậy hôn nhân trong các gia đình hoàng gia và thường dân phổ biến đến mức nào?

Anh trai và em gái kết hôn với nhau

Người ta thường nói rằng, hoàng gia Ai Cập cổ đại kết hôn giữa người trong gia đình, các pharaoh kết hôn với em gái và đôi khi cả con gái của mình. Nhưng có sự thật nào cho tuyên bố này không?

Vì sao người Ai Cập cổ đại thường kết hôn cận huyết thống? 1
Những ngôi đền ở Abu Simbel tôn vinh Pharaoh Ramesses II và hoàng hậu của ông, Nefertari. Nhưng Ramesses II có nhiều vợ, trong đó có con gái ông, Meritamen. (Ảnh: Michelle McMahon qua Getty Images)

Câu trả lời là có: Người dân ở Ai Cập cổ đại, bao gồm hoàng gia và không phải hoàng gia, kết hôn với người thân ruột thịt của họ, nhưng các chi tiết khác nhau tùy theo khoảng thời gian và tầng lớp.

Trong dân chúng nói chung, các cuộc hôn nhân giữa anh trai và em gái diễn ra thường xuyên trong thời gian người La Mã kiểm soát Ai Cập - từ năm 30 trước Công nguyên đến năm 395 sau Công nguyên - nhưng hiện tượng này hiếm hơn ở những khoảng thời gian trước đó, theo các ghi chép cổ xưa. Trong khi đó, các hoàng gia Ai Cập cổ đại đôi khi kết hôn giữa anh, chị em ruột - một tập tục có thể phản ánh niềm tin tôn giáo - và các pharaoh đôi khi kết hôn với con gái của chính họ.

Marcelo Campagno, một học giả độc lập có bằng tiến sĩ về Ai Cập học, nói: “Câu hỏi về việc kết hôn loạn luân ở Ai Cập cổ đại đã được thảo luận rất nhiều".

Ví dụ về những người cai trị Ai Cập kết hôn giữa anh trai, em gái bao gồm Senwosret I (trị vì khoảng năm 1961 trước Công nguyên đến năm 1917 trước Công nguyên), người đã kết hôn với em gái mình là Neferu; Amenhotep I (trị vì khoảng năm 1525 trước Công nguyên đến năm 1504 trước Công nguyên), người đã kết hôn với em gái mình là Ahmose-Meritamun; và Cleopatra VII (trị vì vào khoảng năm 51 trước Công nguyên đến năm 30 trước Công nguyên), người đã kết hôn với anh trai là Ptolemy XIV trước khi ông bị giết...

Nhiều người trong hoàng gia Ai Cập đã tham gia vào các cuộc hôn nhân giữa anh trai, em gái để mô phỏng tập tục của Osiris và Isis, hai vị thần Ai Cập là anh em ruột kết hôn với nhau.

Leire Olabaria, giảng viên về Ai Cập học tại Đại học Birmingham ở Anh, nói: “Osiris là một trong những vị thần quan trọng nhất trong tôn giáo Ai Cập. Phối ngẫu của ông, Isis, cũng là em gái mình theo một số quan điểm vũ trụ của người Ai Cập cổ đại. Vì vậy, các cuộc kết hôn trong hoàng tộc để mô phỏng Osiris và Isis, đồng thời duy trì hình ảnh của họ như những vị thần trên Trái đất".

Campagno đồng ý rằng, cuộc hôn nhân Osiris-Isis giúp giải thích tại sao hôn nhân anh trai, em gái lại được hoàng gia Ai Cập thực hiện.

Trong số những người không thuộc hoàng gia, hôn nhân giữa anh trai, em gái dường như không trở nên phổ biến cho đến thời La Mã cai trị.

Olabaria cảnh báo rằng, có thể khó phát hiện hôn nhân anh trai, em gái sau khi bắt đầu Tân Vương quốc (khoảng năm 1550 trước Công nguyên đến năm 1070 trước Công nguyên) vì những thay đổi trong cách sử dụng từ ngữ của người Ai Cập. Ví dụ: "Thuật ngữ "snt" thường được dịch là "chị" nhưng ở Tân Vương quốc, nó cũng bắt đầu được sử dụng cho vợ hoặc người yêu," Olabaria nói.

Sabine Huebner, giáo sư về các nền văn minh cổ đại tại Đại học Basel ở Thụy Sĩ, đã viết rằng, các cuộc hôn nhân giữa anh trai, em gái thực sự có thể diễn ra. Những cha mẹ không có con trai có thể muốn sự sắp xếp này, vì điều đó có nghĩa là người chồng sẽ chuyển đến sống ở nhà họ thay vì con gái họ rời đi.

Huebner viết: "Điều này rất quan trọng đối với sự ổn định tài chính của cha mẹ khi họ già đi. Tục lệ chính thức nhận con rể này xảy ra ở các xã hội cổ đại khác, bao gồm cả Hy Lạp".

Có những cách giải thích khác có thể giải thích tại sao hôn nhân anh trai, em gái thường xuyên xảy ra ở Ai Cập La Mã. Olabaria cho biết, khả năng là cha mẹ đã khuyến khích điều đó để tài sản và của cải không bị chia nhiều khi họ qua đời. Campagno lưu ý rằng, tập tục này dường như đã xảy ra phần lớn ở một bộ phận dân số gốc Hy Lạp, và Olabaria cho biết, hôn nhân anh trai, em gái có thể đã được sử dụng như một dấu hiệu nhận dạng đối với người Ai Cập gốc Hy Lạp.

Pharaoh kết hôn với con gái của mình

Cũng có những trường hợp các pharaoh kết hôn với con gái của họ: Ramesses II (trị vì vào khoảng năm 1279 trước Công nguyên đến 1213 trước Công nguyên) đã lấy Meritamen, một trong những con gái của ông, làm vợ.

Các pharaoh ở Ai Cập thường có nhiều vợ và thê thiếp, và những cuộc hôn nhân loạn luân đôi khi sinh ra con cái. Một số học giả cho rằng, hôn nhân cận huyết đã gây ra các vấn đề y tế.

  • Cơ học lượng tử tiết lộ bí ẩn của ý thức: Tại sao một tập hợp các hạt lại có thể tạo ra ý thức?
  • Tại sao chúng ta cảm thấy đợt nghỉ lễ trôi qua nhanh?
  • Thánh chỉ của vua tại sao không thể làm giả được?

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 78
  •   Máy chủ tìm kiếm 9
  •   Khách viếng thăm 69
 
  •   Hôm nay 11,232
  •   Tháng hiện tại 560,052
  •   Tổng lượt truy cập 132,748,317