Trung Quốc - Từ vô danh đến siêu cường vũ trụ

Thứ năm - 14/09/2023 17:55
Trung Quốc - Từ vô danh đến siêu cường vũ trụ Trung Quốc - Từ vô danh đến siêu cường vũ trụ

Từng vắng bóng trên "sân chơi" vũ trụ, Trung Quốc hiện là một trong số ít quốc gia đưa được người lên không gian và phóng tàu tới hành tinh khác.

Từng vắng bóng trên "sân chơi" vũ trụ, Trung Quốc hiện là một trong số ít quốc gia đưa được người lên không gian và phóng tàu tới hành tinh khác.

Năm 1957, Liên Xô gây chấn động toàn thế giới khi phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên lên vũ trụ, Sputnik 1. Khi đó, cố chủ tịch nước Trung Quốc Mao Trạch Đông được cho là đã than thở: Trung Quốc thậm chí không thể đưa một củ khoai tây lên không gian. Thời đó, không gian hoàn toàn vắng bóng Trung Quốc.

Trung Quốc - Từ vô danh đến siêu cường vũ trụ 1
Robot Chúc Dung và trạm đổ bộ của Trung Quốc trên sao Hỏa. (Ảnh: CNSA).

Năm 2023, trải qua hơn 6 thập kỷ theo đuổi "giấc mơ vũ trụ", Trung Quốc khiến thế giới thán phục khi không chỉ phóng thành công nhiều vệ tinh, tự xây trạm vũ trụ, đưa người lên quỹ đạo Trái đất, mà còn đưa robot hạ cánh xuống những thiên thể khác như Mặt trăng và sao Hỏa. Ngày nay, Trung Quốc luôn là cái tên không thể thiếu khi nhắc đến những cường quốc vũ trụ trên thế giới.

Sự phát triển của chương trình không gian Trung Quốc

Năm 1957, Mao Trạch Đông tuyên bố Trung Quốc cũng sẽ phóng vệ tinh của riêng mình. Với sự hỗ trợ của công nghệ Liên Xô và các nhà khoa học như Qian Xuesen, người từng học và làm việc ở Mỹ, nước này đã xây dựng một chương trình không gian đầy tham vọng.

Cột mốc quan trọng đầu tiên xảy ra vào năm 1970, khi Trung Quốc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên, Đông Phương Hồng 1, từ trung tâm phóng Tửu Tuyền ở tỉnh Cam Túc. Dù không có công nghệ phức tạp, vệ tinh này vẫn giúp Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 5 đưa vệ tinh lên quỹ đạo sau Liên Xô, Mỹ, Pháp và Nhật Bản.

Phấn khích trước thành công của Đông Phương Hồng 1, Trung Quốc công bố kế hoạch đưa hai phi hành gia lên không gian vào năm 1973. Kế hoạch mang tên Dự án 714, chính thức thông qua năm 1971. Tuy nhiên, dự án bị hủy bỏ do những bất ổn chính trị trong thời kỳ đó.

Trung Quốc - Từ vô danh đến siêu cường vũ trụ 2
Vệ tinh Đông Phương Hồng 1. (Ảnh:Xinhua).

Đến những năm 1980, Trung Quốc bắt đầu phóng vệ tinh đều đặn và tham gia thị trường thương mại, cung cấp dịch vụ phóng vệ tinh lên vũ trụ cho các công ty và quốc gia khác với giá rẻ.

Năm 1992, Trung Quốc thông báo về Dự án 921 nhằm phóng tàu chở người lên không gian rồi trở về Trái đất. Mục tiêu này đạt được vào năm 2003, đưa Trung Quốc trở thành nước thứ ba sau Mỹ và Liên Xô sử dụng tên lửa của mình để đưa người vào vũ trụ. Khi đó, phi hành gia Yang Liwei đã có chuyến du hành không gian khoảng 21 tiếng trên tàu Thần Châu 5.

Những năm tiếp theo, khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh, chính phủ nước này bắt đầu đầu tư mạnh cho chương trình không gian. Theo SCMP, chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển tàu vũ trụ tăng từ 22,6 triệu USD năm 2000 lên 433,4 triệu USD năm 2014.

Khoảng một thập kỷ trở lại đây, Trung Quốc liên tục gặt hái thành công, gây chú ý lớn trên toàn thế giới. Năm 2013,robot Thỏ Ngọc của tàu Hằng Nga 3 hạ cánh xuống Mặt trăng, trở thành robot đầu tiên của Trung Quốc làm được điều này, đồng thời là robot đầu tiên trên thế giới đáp xuống Mặt trăng sau trong gần 4 thập kỷ. Năm 2018, Trung Quốc phóng tàu Hằng Nga 4, mang theo robot tự hành Thỏ Ngọc 2. Đến năm 2019, Thỏ Ngọc 2 hạ cánh thành công xuống vùng tối Mặt trăng, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên trong lịch sử làm được điều này.

Năm 2020 đánh dấu nhiều cột mốc quan trọng trong công cuộc khám phá không gian của Trung Quốc. Tháng 12, tàu Hằng Nga 5 đáp xuống Mặt trăng và lấy mẫu đất đá mang về Trái đất. Đây là lần đầu tiên sau 44 năm mẫu vật Mặt trăng được mang về thành công (lần lấy mẫu vật trước đó thuộc về tàu Luna-24 của Liên Xô, diễn ra vào năm 1976). Tháng 7, Trung Quốc phóng Thiên Vấn 1, tàu vũ trụ đầu tiên của nước này bay tới một hành tinh khác. Con tàu đáp xuống sao Hỏa tháng 5/2021, đưa Trung Quốc trở thành nước thứ hai làm được như vậy, chỉ sau Mỹ.

Năm 2022, Trung Quốc hoàn thành Thiên Cung, trạm vũ trụ mà nước này bắt đầu phát triển từ năm 2011. Trạm vũ trụ hiện gồm 3 module và do các phi hành đoàn 3 người luân phiên tới vận hành. Khi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) dừng hoạt động, dự kiến vào năm 2030, Thiên Cung có thể trở thành trạm vũ trụ duy nhất trên quỹ đạo phục vụ cho nghiên cứu khoa học.

Trung Quốc - Từ vô danh đến siêu cường vũ trụ 3
Mô phỏng trạm vũ trụ Thiên Cung hoạt động trên quỹ đạo Trái đất. (Ảnh: CMSEO)

Kế hoạch khám phá không gian của Trung Quốc trong tương lai

Một trong những dự án vũ trụ nổi bật nhất của Trung Quốc là đưa người lên Mặt trăng trước cuối năm 2030. "Dự án cũng sẽ hướng tới việc sinh sống trên bề mặt Mặt trăng trong thời gian ngắn, thu thập mẫu vật và tiến hành nghiên cứu", Lin Xiqiang, phó giám đốc Cơ quan Vũ trụ có Phi hành đoàn của Trung Quốc, cho biết sau vụ phóng tàu chở người Thần Châu 16 hồi tháng 5 năm nay.

Một dự án quan trọng khác là hợp tác với Ngaxây dựng căn cứ trên Mặt trăng. Theo phó giáo sư Svetla Ben-Itzhak tại Đại học Air (bang Alabama, Mỹ), Trạm nghiên cứu Mặt trăng Quốc tế (ILRS) sẽ nằm ở cực nam Mặt trăng hoặc gần đó. Các nhiệm vụ có phi hành đoàn, cả dài hạn lẫn ngắn hạn, liên quan đến căn cứ dự kiến triển khai vào đầu những năm 2030.

"Một số mục tiêu của Trung Quốc bao gồm thám hiểm Mặt trăng để nghiên cứu triển vọng khai thác những nguồn năng lượng và vật liệu trên Mặt trăng, đào tạo con người cách rời khỏi Trái đất, thiết lập các trạm nghiên cứu dài hạn, phát triển các sản phẩm và ngành công nghiệp ở vùng không gian ngoài Trái đất, lập nên vùng đất tự cung tự cấp ngoài hành tinh", Ben-Itzhak nói với tờ Indian Express.

Các sứ mệnh khác trong tương lai bao gồm mở rộng trạm vũ trụ Thiên Cung, phóng tàu vũ trụ khác tới sao Hỏa, hướng đến phóng tàu tới sao Mộc và sao Thổ.

Ảnh hưởng của chương trình không gian Trung Quốc đến thế giới

Những thành tựu không gian ngoạn mục của Trung Quốc thực chất mang lại lợi ích cho cả nhân loại, Dumitru Prunariu, phi hành gia người Romania đầu tiên và duy nhất bay vào vũ trụ, phát biểu tại hội nghị quốc tế Asia's Century diễn ra vào tháng 7/2022.

Năm 2021, Trung Quốc chi tới 16 tỷ USD cho chương trình không gian, chỉ đứng sau Mỹ với ngân sách 60 tỷ USD, một con số ấn tượng. Trong khi đó, Ấn Độ nằm trong số 7 quốc gia chi tiêu nhiều nhất cho không gian. "Động lực an ninh khu vực, năng lực mới của Trung Quốc trong lĩnh vực không gian có thể thúc đẩy Ấn Độ tiến xa hơn nữa trong việc phát triển năng lực không gian của chính mình", Ben-Itzhak chia sẻ trên Indian Express.

Khi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS)  "nghỉ hưu" trong vài năm tới, Thiên Cung có thể trở thành trạm duy nhất còn hoạt động. Theo dự kiến, trạm Thiên Cung sẽ là nơi diễn ra hơn 1.000 thí nghiệm khoa học trong suốt thời gian hoạt động, bao gồm dự án quốc tế giữa CMSA và Văn phòng Liên Hợp Quốc về Hoạt động Vũ trụ (UNOOSA). Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) tỏ ra sẵn sàng hợp tác quốc tế và cho phép các phi hành gia không phải người Trung Quốc tham gia nhiệm vụ trên trạm trong tương lai. Ngoài chào đón phi hành gia nước ngoài, trạm thậm chí có thể mở cửa với các du khách vào cuối thập kỷ này.

Trung Quốc cũng đang hợp tác với Nga để xây dựng ILRS - căn cứ của con người trên Mặt trăng. CNSA và Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos đã mời các nước khác cùng tham gia chương trình. Nếu thành công, ILRS sẽ là cột mốc quan trọng trong hành trình chinh phục các thiên thể khác của nhân loại.

  • Mỏ vàng "cô đơn" nhất thế giới: Xung quanh bao phủ đầy vàng nhưng chẳng ai khai thác, nhắc đến là rùng mình
  • Vùng nước tối tăm ở hồ Loch Ness ẩn giấu quái vật?
  • Máy bay cứu thương cất hạ cánh thẳng đứng có tốc độ 463km/h

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 57
 
  •   Hôm nay 10,742
  •   Tháng hiện tại 559,562
  •   Tổng lượt truy cập 132,747,827