Tháng 2 này, bầu trời sẽ xuất hiện "nhật thực sao Hỏa"

Thứ hai - 10/02/2020 09:54
Tháng 2 này, bầu trời sẽ xuất hiện "nhật thực sao Hỏa" Tháng 2 này, bầu trời sẽ xuất hiện "nhật thực sao Hỏa"

Một kiểu nhật thực kỳ lạ trong đó mặt trăng không ăn mặt trời mà ăn… sao Hỏa là một trong vô số hiện tượng lạ thống trị bầu trời trong tháng 2 này.

Một sự kiện từng được cho là huyền bí – tức Mặt trăng lưỡi liềm "ăn" mất một phần sao Hỏa - sẽ diễn ra vào ngày 18/2 sắp tới, theo giờ GMT. Rất tiếc không phải vùng nào trên trái đất cũng quan sát được sự việc kỳ lạ này, mà chỉ những người đang sinh sống tại khu vực Bắc Mỹ.

Được một số tờ báo gọi một cách hình tượng là "nhật thực sao Hỏa", hiện tượng hiếm gặp này thực ra là việc Mặt trăng đi ngang mặt sao Hỏa khi dần lặn. Trên đường đi, có lúc nó đã nằm trùng lên hình dáng của sao Hỏa, khiến hành tinh đỏ chói này biến mất trên bầu trời đêm. Hiện tượng này sẽ tiếp tục diễn ra vài ngày sau đó.

Tháng 2 này, bầu trời sẽ xuất hiện "nhật thực sao Hỏa" 1
Ảnh đồ họa mô tả "nhật thực sao Hỏa" - (ảnh: Starry Night).

Ở một số nơi trên đất Mỹ, múi giờ thậm chí cho phép người dân nhìn thấy một "Mặt trăng ban ngày", tức trăng khuyết lờ mờ "ăn" sao Hỏa ngay buổi bình minh.

Do khoảng cách giữa Mặt trăng và các hành tinh có thể nhìn bằng mắt thường từ trái đất, đôi khi Mặt trăng có thể chắn ngang tầm nhìn từ Trái đất tới các hành tinh, gây ra hiện tượng lạ nói trên. Dù nhỏ bé hơn rất nhiều nhưng do khoảng cách gần, Mặt trăng dễ dàng "nuốt gọn" thiên thể mà nó che lấp.

Theo trang Date and Time, tháng 2 cũng là khoảng thời gian bạn có thể quan sát một số hành tinh gần Trái đất nhất trên bầu trời khá rõ ràng. Ví dụ đêm nay 4/2, sao Kim có thể quan sát "rất tốt", sao Hỏa ở mức "tốt trung bình", sao Mộc ở mức "gần tốt", trong khi sao Thủy được đánh giá là "khó quan sát".

"Nhật thực Sao Hỏa" là một cách gọi khá hình tượng để chỉ trạng thái Mặt trăng "ăn" thứ gì đó gần giống nhật thực thực sự (Mặt trăng che lấp mặt trời). Để có thể quan sát nhật thực thực sự, bạn cần đợi đến ngày 21/6 năm nay. Rất may mắn là bầu trời đã ưu ái cho khu vực châu Á, Đông Nam châu Âu, châu Phi và bắc châu Đại Dương quan sát được hiện tượng kỳ thú này.

Từ Việt Nam, chúng ta sẽ thấy được nhật thực bán phần, tức Mặt trăng "ăn" một phần mặt trời, biến mặt trời thành vầng sáng chói mắt hình lưỡi liềm.

  • Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
  • Vài điều thú vị về Nhật thực

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 118
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 115
 
  •   Hôm nay 43,789
  •   Tháng hiện tại 889,500
  •   Tổng lượt truy cập 128,507,739