Tách chiết ADN từ viên gạch 2.900 năm trong lâu đài cổ

Thứ hai - 28/08/2023 07:20
Tách chiết ADN từ viên gạch 2.900 năm trong lâu đài cổ Tách chiết ADN từ viên gạch 2.900 năm trong lâu đài cổ

Các nhà khoa học tìm thấy ADN của hơn 30 nhóm thực vật trong một viên gạch đất sét, mang đến thông tin về cuộc sống ở Iraq thời xưa.

Các nhà khoa học tìm thấy ADN của hơn 30 nhóm thực vật trong một viên gạch đất sét, mang đến thông tin về cuộc sống ở Iraq thời xưa.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Oxford và Đại học Aalborg ở Đan Mạch tìm thấy "hộp thời gian" độc đáo trong những viên gạch xây cung điện cổ của vua Ashurnasirpal II, Newsweek hôm 25/8 đưa tin. Sử dụng công nghệ sinh học hiện đại, họ tách chiết và nghiên cứu ADN cổ đại trong những viên gạch 2.900 năm tuổi, thu được thông tin về cuộc sống ở Iraq thời xưa.

Tách chiết ADN từ viên gạch 2.900 năm trong lâu đài cổ 1
Gạch đất sét trong Bảo tàng Quốc gia Đan Mạch được nhóm nghiên cứu từ Đại học Oxford và Đại học Aalborg lấy mẫu phân tích. (Ảnh: Arnold Mikkelsen/Jens Lauridsen)

Ashurnasirpal II cai trị một vương quốc ở Lưỡng Hà cổ đại từ năm 883 đến năm 859 trước Công nguyên. Vương quốc mang tên Assyria, gồm Iraq ngày nay và vùng đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Vua Ashurnasirpal II đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển vương quốc. Ông đã xây dựng một lâu đài ấn tượng ở thành phố Nimrud, Iraq, gần sông Tigris. Ngày nay, chỉ một phần nhỏ lâu đài còn tồn tại, một số phần tường chạm khắc được lưu giữ trong các bảo tàng.

Những dòng chữ khắc cung cấp thông tin về cuộc sống và nghi lễ thời xưa, nhưng vẫn còn nhiều điều bí ẩn khác. Ví dụ, thời đó cây cối xung quanh trông như thế nào? Trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Scientific Reports, nhóm chuyên gia từ Đại học Oxford và Đại học Aalborg phát hiện rằng ADN từ các hệ sinh thái cổ xưa này được bảo tồn trong gạch xây lâu đài.

Gạch được làm chủ yếu từ bùn thu thập gần sông Tigris, trộn với các vật liệu như trấu, rơm hoặc phân động vật. Gạch được tạo hình trong khuôn, sau đó khắc chữ và phơi nắng cho khô. Việc gạch không bị nung mà để khô tự nhiên giúp bảo tồn vật liệu di truyền trong đất sét.

Thông qua quá trình chiết xuất và giải trình tự bộ gene, nhóm nghiên cứu phát hiện ADN của hơn 30 nhóm thực vật chỉ trong một viên gạch. Trong số đó, dồi dào nhất là ADN của thực vật thuộc các họ bắp cải và cây thạch nam. Ngoài ra còn có ADN từ cáng lò, nguyệt quế và cỏ.

Theo nhóm nghiên cứu, tìm hiểu về thực vật có thể giúp hiểu thêm về những phương pháp y học cổ xưa đã thất lạc cũng như quá trình thuần hóa thực vật. "Gạch đất sét đóng vai trò như một hộp thời gian, cung cấp thông tin độc đáo về sự đa dạng sinh học ở một thời điểm và địa điểm nhất định", họ cho biết.

Nhóm chuyên gia hy vọng nghiên cứu mới sẽ khuyến khích những nhà khoa học khác nghiên cứu ADN theo phương pháp tiên phong này, từ đó nâng cao hiểu biết về cuộc sống và các nền văn minh thời cổ đại.

  • Đau đầu vì tiếng kêu của loài vật đẹp như phượng hoàng, người dân Mỹ nhất quyết đòi triệt sản
  • Khoe ảnh chụp "dưa hấu" mini, cặp đôi bất ngờ được chuyên gia khen may mắn
  • Khoa học đã chứng minh: Nhện là bạn, không phải kẻ thù!

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 248
  •   Máy chủ tìm kiếm 5
  •   Khách viếng thăm 243
 
  •   Hôm nay 60,849
  •   Tháng hiện tại 146,985
  •   Tổng lượt truy cập 133,230,733