Nga khởi động sứ mệnh mô phỏng, phi hành gia sống 1 năm nơi vũ trụ sâu

Thứ ba - 21/11/2023 03:57
Nga khởi động sứ mệnh mô phỏng, phi hành gia sống 1 năm nơi vũ trụ sâu Nga khởi động sứ mệnh mô phỏng, phi hành gia sống 1 năm nơi vũ trụ sâu

Theo công bố từ Nga, 6 phi hành gia tham gia sứ mệnh SIRIUS-23 sẽ phải chịu sự cô lập suốt 360 ngày trong điều kiện bay của hành trình vào vũ trụ sâu.

Theo công bố từ Nga, 6 phi hành gia tham gia sứ mệnh SIRIUS-23 sẽ phải chịu sự cô lập suốt 360 ngày trong điều kiện bay của hành trình vào vũ trụ sâu.

Sứ mệnh mô phỏng này là bước chuẩn bị quan trọng cho việc xây dựng các căn cứ ngoài Trái đất cũng như các sứ mệnh tương lai nhằm đưa con người đến các thiên thể khác, xa xôi và đòi hỏi hành trình dài ngày.

Các phi hành gia cũng phải hoàn thành một số thí nghiệm y sinh quan trọng trong khoảng thời gian bị cô lập và chịu đựng điều kiện khác biệt của môi trường mô phỏng không gian, được thiết lập dựa vào môi trường trên Mặt trăng.

Nga khởi động sứ mệnh mô phỏng, phi hành gia sống 1 năm nơi vũ trụ sâu 1
Phi hành đoàn SIRIUS-23 - (Ảnh: IBMP)

Nhiệm vụ SIRIUS-23 được bảo trợ bởi Viện Các vấn đề y sinh học (IBMP) thuộc Viện Hàn Lâm khoa học Nga.

Đó là giai đoạn thứ tư của các thử nghiệm cách ly IBMP trước đó, bao gồm SIRIUS-17, với thời gian 17 ngày vào năm 2017, sau đó là SIRIUS-19 với thời gian 120 ngày vào năm 2019.

Một sứ mệnh khác tên SIRIUS-21 diễn ra vào năm 2021 đã nâng tổng thời gian phi hành đoàn phải "chịu đựng" môi trường vũ trụ biệt lập lên đến 240 ngày.

Trong thử nghiệm mới nhất SIRIUS-23, các nhà khoa học Nga đã phải xa nhà từ ngày 14-11. Họ sẽ thực hiện mô phỏng sứ mệnh bay ngang qua Mặt trăng để tìm nơi hạ cánh, nhiều lần hạ cánh mô phỏng của 4 người trong phi hành đoàn để thực hiện các hoạt động bề mặt, tiếp tục bay quanh Mặt trăng và thực hiện các hoạt động từ tàu thăm dò...

Chỉ huy tàu vũ trụ Yury Sergeevich Chebotarev (Nga) sẽ điều hành phi hành đoàn gồm 4 người Nga khác và 1 người Belarus. Trong khi đó, TS Anatasia Stepanova, từ Trường Mỏ Colorrado ở Golden (Mỹ), một nhà khoa học Nga từng tham gia SIRIUS-19, sẽ là người giám sát mặt đất.

Đây là lần đầu tiên phi hành đoàn SIRIUS có phi hành gia nữ áp đảo (4 người), và cũng là lần đầu tiên thử nghiệm không được đồng tổ chức với NASA.

Cơ quan vũ trụ của Mỹ cũng đang tiến tới một thử nghiệm mô phỏng riêng của họ, sẽ được thực hiện tại Nam Cực. Thử nghiệm SIRIUS-23 của Nga không được tiết lộ địa điểm thực hiện.

Cả hai cơ quan đều đã khởi động nhiều nhiệm vụ mang tính chất chuẩn bị cho các chuyến thám hiểm vũ trụ sâu đầy tham vọng trong tương lai, bao gồm đến sao Hỏa và các hành tinh xa xôi hơn nữa. Gần hơn, họ kỳ vọng xây dựng được căn cứ Mặt trăng trong các thập kỷ tới.

  • Nhân loại vừa chứng kiến trận chiến ngoài không gian đầu tiên?
  • Loài tôm cực đẹp lại là "sát thủ" có thể tiêu diệt con mồi rất lớn
  • Lịch sử "Bốt Hàng Đậu": Khi tháp nước bị nhầm thành sở cẩm!

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 106
  •   Máy chủ tìm kiếm 2
  •   Khách viếng thăm 104
 
  •   Hôm nay 8,229
  •   Tháng hiện tại 451,410
  •   Tổng lượt truy cập 132,639,675