Khai quật ngôi chùa 1.200 năm tuổi tại Malaysia

Thứ sáu - 13/10/2023 07:10
Khai quật ngôi chùa 1.200 năm tuổi tại Malaysia Khai quật ngôi chùa 1.200 năm tuổi tại Malaysia

Cục di sản Quốc gia và Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ Toàn cầu (GARC) của Đại học Sains Malaysia (USM) mới đây đã thông báo về việc phát hiện ra cấu trúc của một ngôi chùa Phật giáo 1200 năm tuổi.

Cục di sản Quốc gia và Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ Toàn cầu (GARC) của Đại học Sains Malaysia (USM) mới đây đã thông báo về việc phát hiện ra cấu trúc của một ngôi chùa Phật giáo lớn nhất ở Bukit Choras, Malaysia có nguồn gốc từ 1.200 năm trước.

Được dẫn dắt bởi tiến sĩ Nasha Rodziadi Khaw, nhà nghiên cứu chính của GARC, nhóm khai quật đã công bố hai bức tượng làm từ vữa, với hình dáng tương tự như những hiện vật cổ của thời Vương quốc Srivijaya đã từng được tìm thấy ở Sumatra và Tây Java, Indonesia.

“Đáng kinh ngạc là cấu trúc và hầu hết các hiện vật đều được giữ gìn tốt và nguyên vẹn”, Tiến sĩ Khaw nhấn mạnh trong một cuộc họp báo gần đây.

Ông cũng cho biết rằng, kể từ ngày 8/9, các nỗ lực khai quật đã làm lộ diện toàn bộ bức tường phía Tây của ngôi chùa, cùng với một nửa bức tường phía Bắc và phía Nam cũng như cầu thang của nền móng của nó.

“Nhóm nghiên cứu cũng đã tình cờ tìm thấy những dòng chữ Pallava và những mảnh gốm còn sót lại. Những phát hiện đó cho thấy thời kỳ xây dựng ước tính giữa thế kỷ VIII và thứ IX CN, và như vậy là cùng thời kỳ với Thung lũng Bujang và thời đại Srivijaya”, ông giải thích.

Các bức tượng và hiện vật sẽ được vận chuyển đến GARC USM để bảo quản và nghiên cứu sâu hơn. Giai đoạn hai sẽ bắt đầu khai quật vào tháng 12 năm nay.

Khai quật ngôi chùa 1.200 năm tuổi tại Malaysia 1
Những dòng chữ Pallava còn sót lại.

“Có rất nhiều địa điểm đang chờ được khám phá ở thung lũng Bujang, và chúng ta cần thêm nhiều thời gian hơn để khai quật. Quan trọng hơn nữa, những phát hiện này sẽ giúp chúng ta đánh giá lại các tài liệu lịch sử của các nhà sử học phương Tây”, giáo sư Mohamed, Phó Hiệu trưởng của USM nhấn mạnh.

Trong khi đó, Tiến sĩ Nasha còn đặt nghi vấn về mối liên hệ văn hóa giữa Lembah Bujang các nền văn minh cổ đại khác ở Đông Nam Á thông qua phát hiện lần này. “Địa điểm này có ý nghĩa rất đặc biệt bởi vì phần lớn các địa điểm khảo cổ ở Thung lũng Bujang nằm ở phía Nam Gunung Jerai, dọc theo Sungai Merbok và Sungai Muda. Duy chỉ có Bukit Choras là địa điểm nằm ở phía Bắc Gunung Jerai và hoàn toàn bị cô lập với mọi thứ xung quanh. Sự tồn tại của ngôi chùa Phật giáo cổ đại khổng lồ này tiết lộ cho chúng ta biết về một số lượng dân cư đáng kể đã từng cư trú gần ngọn đồi này, nơi đây từng là một mũi đất trước khi quá trình bồi đắp đã dịch chuyển bờ biển ra cách vị trí hiện tại của ngôi chùa khoảng 8km”.

  • Phát hiện nghi lễ đáng sợ ở châu Âu cách đây 15.000 năm
  • Khai quật được tượng Alexander Đại đế với kiểu tóc bờm sư tử
  • Phát hiện ngôi mộ 4.400 năm chứa xác ướp con rể của pharaoh

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 225
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 222
 
  •   Hôm nay 27,646
  •   Tháng hiện tại 470,827
  •   Tổng lượt truy cập 132,659,092