Đây được coi là khám phá khảo cổ học quan trọng nhất của nhà Tần sau khi Đội quân đất nung được khai quật vào năm 1973 tại Tây An.
Tương Tây (Hồ Nam, Trung Quốc) là khu vực cư ngụ của nhiều dân tộc thiểu số, người Miêu đã sinh sống ở đây qua nhiều thế hệ và có nhiều tòa nhà cổ kính mang đậm phong cách độc đáo.
Năm 2002, đội khảo cổ tiến hành khai quật ở Tương Tây, trong đống đổ nát của thành cổ Lý Gia, đã phát hiện ra một cái giếng. Cái giếng này có từ thời nhà Tần nên các chuyên gia đã lên kế hoạch đi xuống tìm hiểu.
Giếng cổ thời Tần. (Ảnh minh họa).
Sau khi lập kế hoạch và triển khai cẩn thận, các nhà khảo cổ đã tiến vào giếng cổ này, phát hiện sau đó đã gây chấn động cả nước..
Cuối cùng, các chuyên gia đã tìm thấy một số lượng lớn bút tích trong giếng cổ, được viết trên 37.000 thẻ tre từ thời nhà Tần. Những thẻ tre này đã bị chôn vùi trong bùn, một số chữ viết vẫn còn rõ ràng, nhưng một số đã tan nát theo thời gian. Các nhà khảo cổ học đặt tên cho tập hợp điển tự này là "Thẻ tre Lý Gia", gây chấn động cả nước, là một trong những khám phá khảo cổ quan trọng nhất của Trung Quốc trong thế kỷ 21.
Tại sao việc phát hiện ra Thẻ tre Lý Gia lại tạo ra tiếng vang lớn đến thế?
Bởi vì Thẻ tre Lý Gia chứa đựng nhiều thông tin khác biệt với lịch sử chính thống, thậm chí còn được cho rằng "có khả năng thay đổi lịch sử".
Vào thời nhà Tần đã xảy ra một sự kiện lớn là “Đốt sách chôn Nho”. Tần Thủy Hoàng cho đốt bỏ nhiều loại sách vở và chôn sống nhiều nho sĩ, diễn ra vào năm 213-212 TCN. Mục tiêu là để loại bỏ hết các tư tưởng, học thuyết tồn tại trong thời Xuân Thu Chiến Quốc, chỉ độc tôn thuyết Pháp gia phục vụ cho sự thống trị của vua chúa nhà Tần.
Động thái này của Tần Thủy Hoàng đã thống nhất tư tưởng của đất nước nhưng cũng gây ra lỗ hổng trong lịch sử.
Một phần của tập Thẻ tre Lý Gia.
Trong số 37.000 thẻ tre thời Tần, các chuyên gia đã thống kê được khoảng 200.000 văn tự, hầu hết đều phản ánh lịch sử thời tiền Tần và nhà Tần, ghi lại các văn bản chính quyền và pháp luật của triều đại nhà Tần. Đây được coi là khám phá khảo cổ học quan trọng nhất của nhà Tần sau Đội quân đất nung được khai quật vào năm 1973 tại Tây An.
Đây không phải là lần đầu tiên những văn tự cổ có khả năng “thay đổi lịch sử” được phát hiện ở Trung Quốc nhưng Thẻ tre Lý Gia là tập tài liệu cổ lớn nhất và có ý nghĩa nhất.
Năm 1972, hai ngôi mộ thời Hán được phát hiện ở núi Ngân Tước, thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông. Cả hai ngôi mộ này đều đã bị bọn trộm mộ tàn phá nghiêm trọng, tuy nhiên, sau khi các chuyên gia khảo cổ đến đây, họ vẫn tìm thấy vài thứ rất có giá trị. Đó là Thẻ tre Ngân Tước sơn nổi tiếng. Bộ thẻ tre này có ghi lại nhiều văn bản quân sự cổ rất quý hiếm, trong đó phải kể tới 16 chương của cuốn "Tôn Tẫn binh pháp"do Tôn Tẫn sáng tác đời Chiến Quốc đã thất truyền từ lâu, 5 chương chưa từng được biết tới của bộ "Tôn Tử binh pháp" và 7 chương sách Lục Thao trước đây chỉ có đề mục.
Năm 2012, tác phẩm “Tôn Tử binh pháp” từ lăng mộ núi Ngân Tước được đánh giá là một trong chín bảo vật trấn quốc của Trung Quốc.
Sự xuất hiện của Thẻ tre Ngân Tước sơn đã xác nhận sự tồn tại thực sự của "Tôn Tẫn binh pháp" và cũng khẳng định rằng "Tôn Tử binh pháp" không phải do Tôn Tẫn viết ra. Bằng cách này, một bí ẩn lịch sử đã được giải đáp.
Song, xét theo tổng thể, việc phát hiện ra Thẻ tre Lý Gia càng quý giá hơn. Chẳng hạn như “Toán biểu” (bảng tính) chứa đựng các phép nhân sớm nhất trên thế giới được phát hiện trong Thẻ tre Lý Gia. Tuy nhiên, nội dung đầy đủ của Thẻ tre Lý Gia vẫn chưa được công bố đầy đủ, các nhà khảo cổ cho biết: “Chúng tôi hoàn toàn không dám công bố những nội dung này!”.
Có tới 200.000 văn tự trong Thẻ tre Lý Gia, nhiều từ vẫn chưa được giải mã vì tình trạng mục nát. Một số nội dung trong Thẻ tre Lý Gia không phù hợp với lịch sử chính thống, các nhà khảo cổ chưa hiểu hết nội dung của những bút tích cổ này nên không dám xuất bản đầy đủ. Hiện Thẻ tre Lý Gia đang được trưng bày trong bảo tàng ở Lý Gia, Hồ Nam, tuy chỉ lộ diện một phần nội dung nhỏ nhưng vẫn rất thú vị và ý nghĩa.
Nguồn tin: khoahoc.tv
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn