Chandrayaan-3 của Ấn Độ mất liên lạc sau đêm lạnh giá trên Mặt trăng

Thứ bảy - 23/09/2023 15:50
Chandrayaan-3 của Ấn Độ mất liên lạc sau đêm lạnh giá trên Mặt trăng Chandrayaan-3 của Ấn Độ mất liên lạc sau đêm lạnh giá trên Mặt trăng

Ấn Độ hy vọng sẽ lấy lại được liên lạc với sứ mệnh Chandrayaan-3, hiện tại cả tàu đổ bộ và tàu thám hiểm đều không có dấu hiệu của sự sống.

Ấn Độ hy vọng sẽ lấy lại được liên lạc với sứ mệnh Chandrayaan-3, hiện tại cả tàu đổ bộ và tàu thám hiểm đều không có dấu hiệu của sự sống.

Một ngày trên Mặt trăng tương đương 14 ngày trên Trái đất, nhiệt độ trung bình vào ban ngày là 123 độ C và ban đêm cao nhất, âm 233 độ C.

Chandrayaan-3 của Ấn Độ mất liên lạc sau đêm lạnh giá trên Mặt trăng 1
Tàu đổ bộ Vikram của Ấn Độ trên Mặt trăng. (Ảnh: ISRO).

Sứ mệnh Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã mất tín hiệu với trung tâm điều hành vào đầu tháng 9, sau khi nó phải đối mặt với một đêm lạnh giá trên hành tinh này.

Chandrayaan-3 phóng lên Mặt trăng mang theo tàu đổ bộ Vikram và tàu thám hiểm Pragyan, hiện tại chúng không thể tiếp tục hoạt động, do năng lượng pin  được cung cấp từ ánh nắng Mặt Trời đã cạn kiệt.

Theo Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), các nhà khoa học đã không trang bị hệ thống sưởi để bảo vệ tàu của họ khỏi cái lạnh trên Mặt trăng.

ISRO đã tweet trên mạng xã hội X (Twitter) vào ngày 22/9: "Chúng tôi đã nỗ lực thiết lập lại liên lạc với tàu đổ bộ Vikram và tàu thăm dò Pragyan để kiểm tra trạng thái hoạt động của chúng. 

Hiện tại, các nhà khoa học không thu được bất kỳ tín hiệu nào từ hai thiết bị này. Chandrayaan-3 không còn dấu hiệu của sự sống sau một đêm lạnh giá trên Mặt trăng.

ISRO cho biết thêm, những nỗ lực thiết lập lại liên lạc vẫn tiếp tục. "Các kỹ sư sẽ theo dõi tàu thăm dò và tàu đổ bộ, hy vọng rằng pin của chúng sẽ được sạc khi bình minh trở lại và sứ mệnh có thể bắt đầu".

Một đêm định mệnh?

Tàu Vikram và Pragyan đã hạ cánh ở khu vực có thể đón ánh nắng khi Mặt Trời mọc. Đáng tiếc, chúng đều không được trang bị hệ thống sưởi đồng vị phóng xạ, ngăn chặn hiện tượng đóng băng pin.

Chính vì thế, đêm trăng mà Chandrayaan-3 vừa trải qua chắc hẳn rất khắc nghiệt, nhiệt độ dự đoán khoảng âm 130⁰C.

Chandrayaan-3 của Ấn Độ mất liên lạc sau đêm lạnh giá trên Mặt trăng 2
Trước đó, Ấn Độ phóng thành công tàu đổ bộ Mặt trăng Chandrayaan-3 từ Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan vào ngày 14/7. (Ảnh: ISRO).

Theo các nhà khoa học, nếu như không có hệ thống sưởi, hai con tàu dường như phải có phép màu để có thể tồn tại trong những điều kiện này.

"Nếu không thể thức dậy, tàu đổ bộ Chandrayaan-3 sẽ mãi nằm ở đó với tư cách là đại sứ Mặt trăng của Ấn Độ", ISRO cho biết trong một tuyên bố. Dẫu vậy, sứ mệnh vẫn được các phương tiện truyền thông ca ngợi, xem như "kỳ tích khoa học vĩ đại nhất" của Ấn Độ.

ISRO không từ bỏ nỗ lực để đánh thức sứ mệnh Chandrayaan-3. Dù có thể nó không thể tiếp tục hoạt động trên Mặt trăng, đây chắc chắn không phải là thất bại đối với Ấn Độ.

Quốc gia đông dân nhất hành tinh đã trở thành đất nước thứ tư chinh phục Mặt trăng, Ấn Độ đã viết nên một trang mới trong lịch sử thám hiểm không gian.

Trước đó, tàu đổ bộ Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã hạ cánh xuống Mặt trăng vào ngày 23/8.

Kể từ đó, tàu thăm dò của sứ mệnh đã di chuyển quãng đường hơn 100 mét trên bề mặt Mặt trăng, thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng như phân tích hóa học, lập bản đồ nhiệt, mặt trên cùng của lớp regolith, cũng như các phép đo plasma của hành tinh này.

Các thiết bị khoa học của Chandrayaan-3 cũng xác nhận sự hiện diện của lưu huỳnh, sắt, oxy và nhiều nguyên tố khác tồn tại trên Mặt trăng.

  • Ấn Độ phóng thành công sứ mệnh Mặt trăng lịch sử
  • Tàu Ấn Độ sống sót thế nào trước cái lạnh khắc nghiệt ở nửa tối Mặt trăng?
  • Vì sao NASA cần 4 ngày, còn Ấn Độ mất 40 ngày mới hạ cánh lên Mặt trăng?

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 256
  •   Máy chủ tìm kiếm 22
  •   Khách viếng thăm 234
 
  •   Hôm nay 22,437
  •   Tháng hiện tại 384,909
  •   Tổng lượt truy cập 132,573,174