Phát hiện 2.000 ấn cổ dùng để niêm phong các tài liệu mật của La Mã

Thứ hai - 11/12/2023 04:29
Phát hiện 2.000 ấn cổ dùng để niêm phong các tài liệu mật của La Mã Phát hiện 2.000 ấn cổ dùng để niêm phong các tài liệu mật của La Mã

Các nhà khảo cổ ở Thổ Nhĩ Kỳ đã khai quật được hơn 2.000 con ấn bằng đất sét mà các quan chức cổ đại từng sử dụng để niêm phong các tài liệu của chính quyền.

Các nhà khảo cổ ở Thổ Nhĩ Kỳ đã khai quật được hơn 2.000 con ấn bằng đất sét mà các quan chức cổ đại từng sử dụng để niêm phong các tài liệu của chính quyền.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra bộ sưu tập ấn này trong quá trình khai quật tại Doliche, một thành phố La Mã cổ đại nằm gần Gaziantep ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Phát hiện 2.000 ấn cổ dùng để niêm phong các tài liệu mật của La Mã 1
Hai trong số nhiều chiếc ấn đất sét được tìm thấy tại Doliche ở Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Forschungsstelle)

Các con ấn đất sét có kích thước từ 5 đến 20 mm và được sử dụng để niêm phong các tài liệu làm bằng giấy cói và giấy da, một chất liệu làm từ da cừu hoặc dê. Mỗi con ấn đều có khắc hình một vị thần hoặc biểu tượng tôn giáo khác nhau.

Michael Blömer, giáo sư khảo cổ học tại Đại học Münster ở Đức, cho biết: “Các ấn niêm phong là những thẻ đất sét nhỏ, được gấp quanh các sợi dây để đóng các tài liệu và thư từ hợp pháp. Sau đó con ấn được ép vào đất sét để niêm phong các tài liệu. Những con ấn này thể hiện rất nhiều hình ảnh, trong đó có hình ảnh các vị thần và nữ thần, một số khác thể hiện ảnh chân dung và một số còn có chữ khắc".

Doliche, địa điểm linh thiêng của vị thần bầu trời và sấm sét

Theo trang tin Anatolian Archaeology, có một thời, Doliche là một trung tâm tôn giáo quan trọng và là địa điểm linh thiêng của vị thần La Mã Jupiter Dolichenus, vị thần bầu trời và sấm sét.

Các hiện vật mới tìm thấy được phát hiện bên trong tàn tích của tòa nhà lưu trữ thành phố cũ, được sử dụng từ giữa thế kỷ thứ hai đến giữa thế kỷ thứ ba sau Công nguyên.

Tuy nhiên, tất cả những gì còn lại của tòa nhà là một số bức tường đá vôi. Các nhà khảo cổ học tại khu vực này nói với Anatolian Archaeology rằng, bản thân các tài liệu đã bị phá hủy trong một trận hỏa hoạn lớn, có thể vào năm 253 sau Công nguyên, khi vua Ba Tư Šāpūr I phá hủy nhiều thành phố ở tỉnh La Mã ở Syria.

Đây không phải là lần đầu tiên Giáo sư Blömer và nhóm của ông có ấn tượng ở Doliche. Trong các cuộc khai quật trước đó, họ đã phát hiện được khoảng 4.000 con ấn tương tự tại địa điểm này.

  • Điều gì sẽ xảy ra nếu một bên Trái đất luôn là ban ngày và bên kia luôn tối?
  • Phát hiện loài chuột duy nhất sống ở độ cao 6.700m: Nơi không có thực vật nào có thể tồn tại vì khắc nghiệt
  • Loài giun kỳ lạ tự tách ra một phiên bản mini để "ghép cặp"

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 133
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 132
 
  •   Hôm nay 31,344
  •   Tháng hiện tại 877,055
  •   Tổng lượt truy cập 128,495,294