Dấu ấn B.B. King qua 10 ca khúc nổi tiếng nhất

Thứ bảy - 16/05/2015 20:14
Dấu ấn B.B. King qua 10 ca khúc nổi tiếng nhất Dấu ấn B.B. King qua 10 ca khúc nổi tiếng nhất

Huyền thoại âm nhạc qua đời ngày 14/5. Tạp chí Rollingstone điểm lại 10 trong số hàng chục bản hit suốt sự nghiệp kéo dài 70 năm của ông.

Không phải ca khúc đầu tiên nhưng bản cover "Three O'Clock Blues" của Lowell Fulson mà B.B. King phát hành năm 1951là hit lớn nhất và đầu tiên của ông, đứng đầu các bảng xếp hạng R&B ở Mỹ trong suốt năm tuần. Khi kỹ thuật ghi âm còn thô sơ, giọng hát và tiếng guitar của B.B. King là điểm nhấn. "Three O'Clock Blues" đã thiết lập khuôn mẫu về phong cách cho cả sự nghiệp của danh ca, với chất giọng tao nhã, truyền cảm, được cất lên sau mỗi đoạn guitar có sức hút như nam châm.
Bản hit R&B khác của B.B. King là "You Upset Me Baby" (phát hành năm 1954) với giai điệu rộn ràng, ca từ thú vị nói về sự bối rối trước một cô gái có số đo ba vòng lý tưởng. "Cô ấy ngực 91, eo 71 và hông 112. Cô ấy có cặp chân mê tơi. Em khiến tôi rối bời, cô bé. Tôi sẽ nói với mọi người. Cô ấy là tuyệt tác mà bạn thực sự phải ngắm nhìn". Tiếng guitar phát ra từ cách uốn dây độc đáo cũng được B.B. King giới thiệu trong ca khúc này.

Phiên bản "Every Day I Have the Blues" của B.B. King bán chạy hơn các phiên bản đối thủ phát hành cùng năm 1955 của Joe Williams và ban nhạc Count Basie Orchestra. Không chỉ thế, với việc hát ca khúc "Every Day I Have the Blues" mở màn các liveshow của mình trong suốt những năm 1970, B.B. King đã ghi danh mình như một "ông hoàng nhạc blues" - người thiết lập tiêu chuẩn nhạc blues với những nốt nhạc uốn cong linh hoạt được nhận diện nhiều nhất ngày nay.

Sau khi đến với những bản pop ballad nhẹ nhàng hơn cuối những năm 1950 để mở rộng thị trường, sự nghiệp của King như một ca sĩ chuyên tạo hit R&B bị chững lại. Không một đĩa đơn nào của ông lọt vào các bảng xếp hạng âm nhạc trong năm 1959. Tuy nhiên, B.B. King trở lại ngoạn mục với "Sweet Sixteen" trong năm 1960. Ca khúc tôn vinh những đoạn guitar sắc sảo và sự nhấn nhá, phân câu chậm rãi dần đẩy tới cao trào về cuối.

Giữa những năm 1960, tiếng guitar của B.B. King đã đạt tới độ trưởng thành về phong cách, với những nốt sắc nét, những đoạn nhạc chính xác, tinh tế và biến hóa với cách rung tay trái mà người nghe có thể bắt gặp trong ca khúc"Don't Answer the Door" (phát hành năm 1966).

Ca khúc "Why I Sing the Blues"phát hành năm 1969 nằm trong album "Live & Well" của B.B. King. Ca khúc được thu âm cùng một ban nhạc phòng thu, trong đó Al Kooper chơi piano. Đó là một ca khúc dài hát về lý do ông hát nhạc blues, chứa đựng cả lịch sử của người Mỹ gốc Phi và cảm xúc riêng của King. Ca khúc cũng được cho là mang giai điệu hiện đại hơn bất cứ ca khúc nào của B.B. King khi đó.

"The Thrill Is Gone" (1970) là ca khúc pop hay nhất của B.B. King - cover ca khúc năm 1951 của Roy Hawkins. Ca khúc do Bill Szymczyk - người cộng tác với ban nhạc Eagles - sản xuất. Trong ca khúc này, B.B. King chơi guitar ở quãng rộng nhất kết hợp tiếng hát có độ gằn đặc biệt.

Sau thành công của "The Thrill Is Gone", King bắt đầu trải nghiệm nhiều hơn với các ca khúc cảm hứng pop và rock. Thành công nhất trong loạt sáu đĩa đơn phát hành năm 1970 của B.B. King là ca khúc "Chains and Things". Bản thu âm có tiếng piano điện tử của Carole King.

Stevie Wonder và Syreeta Wright đồng sáng tác ca khúc "To Know You Is to Love You" nằm trong album năm 1973 của B.B. King. Ca khúc có sự hỗ trợ của các nghệ sĩ phòng thu Philadelphia gồm tay trống Earl Young, nghệ sĩ chơi guitar Norman Harris.

Ban nhạc Jazz Crusaders đã hỗ trợ King trong album "Midnight Believer" năm 1978, trong đó có ca khúc "Never Make a Move Too Soon". Ca khúc nằm trong Top 20 hit R&B, được nhiều người hát lại như Bonnie Raitt và Toni Tennille. Sau này, ca khúc được B.B. King thu âm lại cùng Roger Daltrey.

Di Ca

Nguồn tin: giaitri vnexpress


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 139
  •   Máy chủ tìm kiếm 32
  •   Khách viếng thăm 107
 
  •   Hôm nay 31,070
  •   Tháng hiện tại 108,509
  •   Tổng lượt truy cập 128,706,687