“Thiên thần” trong tuyệt tác “Tôi yêu em” của Puskin là ai?

Thứ hai - 18/05/2015 21:17
“Thiên thần” trong tuyệt tác “Tôi yêu em” của Puskin là ai? “Thiên thần” trong tuyệt tác “Tôi yêu em” của Puskin là ai?

Tuyệt tác thơ tình “Tôi yêu em” của đại thi hào Puskin được cho là lấy cảm hứng từ Anna Olenia, người con gái Pushkin say mê và muốn lấy làm vợ.

Sự thực "truyện thiếu nhi" chứa nội dung khiêu dâm

Trang Hạ: Đọc sách mà không hiểu đời thì đọc làm gì?

Sách thiếu nhi “mẹ con Thạch Sanh cởi truồng": Phản cảm, bạo lực

Aleksandr Sergeyevich Pushkin là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Nga. Ông được tôn vinh là đại thi hào, Mặt trời thi ca Nga, có những đóng góp to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn Nga thế kỷ XIX.

“Thiên thần” trong tuyệt tác “Tôi yêu em” của Puskin là ai? 1

Chân dung đại thi hào người Nga Alexandr Pushkin

Tên tuổi của ông gắn liền với tuyệt tác thơ tình “Tôi yêu em”, bản thơ ca bất hủ được biết đến bởi hầu hết người yêu thơ trên thế giới. Bài thơ thể hiện nhiều nét nghệ thuật tinh hoa của thơ Pushkin. Lời thơ giản dị, hàm súc, mực thước, ít dùng mỹ từ mà vẫn gợi cảm. Khi nhắc đến bài thơ nổi tiếng này, bất kỳ ai cũng thắc mắc là nàng thơ nào đã truyền cảm hứng cho người nghệ sĩ vĩ đại.

Tôi yêu em đến nay chừng có thể

 Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;

 Nhưng không để em bận lòng thêm chút nữa, 

Hay hồn em phải gợn sóng u hoài.

 Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng,

 Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen

 Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm, 

Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em

“Tôi yêu em” được cho là lấy cảm hứng từ Anna Olenia, người con gái Pushkin yêu và muốn lấy làm vợ. Olenia là một cô gái xinh đẹp, với làn da trắng, gương mặt đầy cá tính. Cô mang vẻ đẹp điển hình của những người phụ nữ thập niên 1920 với dáng đi uyển chuyển, thân hình thướt tha, cùng mái tóc có những lọn tóc lợn cột gọn gàng.

Olenia sinh ra trong một gia đình có tri thức, bố là Viện trưởng Viện hàn lâm nghệ thuật thành Peterbua nên Anna là cô gái có học vấn cao và không xa lạ với xã hội của những cá nhân kiệt xuất cùng thời với cô.

Năm 1829, Pushkin ngỏ lời yêu với Anna nhưng bị cô từ chối. Khi đó, Pushkin đã viết một bài thơ thay lời chia tay với cô. Lấy cảm hứng từ bài thơ ấy, Pushkin đã thi vị hóa hình tượng người trong mộng thành hình mẫu sáng tác bản romance rất được yêu mến.

“Thiên thần” trong tuyệt tác “Tôi yêu em” của Puskin là ai? 2

Nàng thơ Olenia của Pushkin trong một bức chân dung.

Nhiều tư liệu về Pushkin còn lại đến ngày nay cho thấy một bằng chứng khác là lời cầu hôn của Pushkin đúng ra đã được Anna đón nhận. Khi đó, Pushkin và gia đình Anna có một cuộc gặp mặt, nhưng đại thi hào đã đến muộn.

Sau này, Pushkin có buổi nói chuyện riêng với cha của Anna, nhưng vì Anna vừa vực dậy sau mối tình không thành với một người đàn ông khác nên chưa sẵn sàng cho đám cưới. Pushkin cảm thấy điều gì đó không ổn nên đã chọn cách rút lui.

Có thể nói, Olenia là thiên thần bên cạnh Pushkin, giúp ông sáng tạo ra tuyệt phẩm trong sự nghiệp thơ ca của ông.

Nguồn tin: 24h


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 97
 
  •   Hôm nay 31,592
  •   Tháng hiện tại 204,115
  •   Tổng lượt truy cập 128,802,293