6 sai lầm không nên mắc phải khi nhắn tin

Thứ ba - 22/03/2016 14:19
6 sai lầm không nên mắc phải khi nhắn tin 6 sai lầm không nên mắc phải khi nhắn tin

Trả lời tin nhắn quá chậm, kết thúc cuộc nói chuyện đột ngột hay chèn quá nhiều biểu tượng cảm xúc… là ba trong sáu việc bạn cần phải tránh khi nhắn tin.

5 điều cần tránh khi phỏng vấn xin việc

Những điều cần tránh khi yêu người cùng tuổi

Điều tối kỵ bạn cần tránh khi nói chuyện với sếp

Trả lời tin nhắn quá chậm: Nếu bạn có việc bận chưa thể trả lời tin nhắn hay không thể tiếp tục cuộc trò chuyện, đừng "mất tích" hàng giờ hoặc mấy ngày liền rồi tự nhiên xuất hiện. Điều đó sẽ khiến đối phương cảm thấy bạn dang cố tình né tránh, bỏ rơi hoặc mất lịch sự với họ. Hãy gửi cho họ một tin nhắn thông báo rằng bạn không thể tiếp tục cuộc trò chuyện được nữa và để lại một lời hẹn cho lần sau. 

6 sai lầm không nên mắc phải khi nhắn tin 1

Nhắn tin quá chậm sẽ tạo cảm giác bực mình cho đối phương (ảnh minh họa)

Nhắn tin quá dài: Nếu nhận một lời nhắn rủ đi cà phê hoặc đi ăn thì chỉ cần nói đại ý "đồng ý" hoặc "không thể" là đủ. Đừng trả lời bằng một tin nhắn quá dài đến hàng trăm ký tự để giải thích tại sao bạn không thể đi được. Tuy nhiên cũng đừng trả lời quá cụt ngủn kiểu "ok", "uh" hay "k" vì những câu trả lời như vậy sẽ khiến đối phương thấy chưng hửng, bực mình.

Sử dụng quá nhiều biểu tượng cảm xúc: Chỉ có trẻ con mới thường nhắn biểu tượng cảm xúc với nhau. Nếu đang nói chuyện nghiêm túc, bạn không nên chèn quá nhiều biểu tượng cảm xúc vào lời nhắn của mình. Hãy nói thông điệp của mình bằng văn bản hoặc chỉ thêm một vài biểu tượng cảm xúc để câu chuyện thêm sinh động hơn. Đối với những tin nhắn công việc thì tuyệt đối không nên thêm biểu tượng cảm xúc.

Đừng bắt ép người ta trả lời: Nếu bạn gửi tin nhắn mà chưa thấy bên kia trả lời thì cũng đừng tiếp tục gửi những tin nhắn tiếp theo. Nhận quá nhiều tin nhắn cùng một nội dung sẽ khiến người ta có cảm giác đang bị "spam". Ngoài ra, khi nhận quá nhiều tin nhắn, người nhận cũng có thể bỏ qua một vài thông điệp quan trọng mà bạn gửi gắm. Bên cạnh đó, khi không nhận được câu trả lời, bạn cũng không nên gọi điện thoại để hỏi cho rõ. Đó là một biểu hiện bất lịch sự.

6 sai lầm không nên mắc phải khi nhắn tin 2

Khi cần nghiêm túc không nên sử dụng quá nhiều biểu tượng cảm xúc (ảnh minh họa)

Không đột ngột kết thúc cuộc trò chuyện: Nếu cuộc trò chuyện của bạn và người kia đang nhạt dần và bạn nhận ra phía kia cũng kém nhiệt tình dần thì cũng đừng đột ngột kết thúc cuộc trò chuyện. Điều đó thật thô lỗ. Hãy nương theo mạch câu chuyện và đưa ra một lý do nào đó để kết thúc nó cho hợp lý.

Viết những điều dễ hiểu lầm: Mỗi cụm từ viết tắt đều có ý nghĩa riêng, hãy dùng những cụm từ viết tắt phổ thông mà cả hai cùng hiểu. Đừng viết tắt lia lịa hay dùng những cụm "tiếng lóng" mà không phải ai cũng hiểu để nhắn tin, đặc biệt là với người lớn tuổi. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh mỉa mai, nói bóng, nói gió khi nhắn tin vì điều đó sẽ khiến người kia vô cùng bực bội, có thể nảy sinh những hiểu lầm , mâu thuẫn không đáng có giữa hai người.

Nguồn tin: 24h


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 417
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 414
 
  •   Hôm nay 21,093
  •   Tháng hiện tại 831,081
  •   Tổng lượt truy cập 133,019,346