“Cây tỷ đô” mắc ca: Đầu ra bán cho Trung Quốc, Mỹ?

Thứ ba - 14/04/2015 20:45
“Cây tỷ đô” mắc ca: Đầu ra bán cho Trung Quốc, Mỹ? “Cây tỷ đô” mắc ca: Đầu ra bán cho Trung Quốc, Mỹ?

Dân trí Trước những băn khoăn về thị trường tiêu thụ, ai sẽ mua, mua với giá như thế nào, một số chuyên gia cho rằng, đầu ra của mắc ca không có gì phải lo lắng cả. Hiện Trung Quốc, Mỹ đang có nhu cầu rất lớn đối với mắc ca...

“Cây tỷ đô” mắc ca: Đầu ra bán cho Trung Quốc, Mỹ? 1
                       GS: Hoàng Hòe: "Đầu ra của mắc ca không có gì phải lo lắng cả. Hiện Trung Quốc, Mỹ đang có nhu cầu rất lớn đối với mắc ca".

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên  FICA :

Metro Thăng Long bị Thanh tra Bộ Y tế phạt do bán mực nhiễm khuẩn

Viettel Global: Bổ sung vốn 10.000 tỷ đồng, mở rộng thêm 8 thị trường

Phập phồng nhìn giá xăng: Không chỉ người dân chịu thiệt
VietinBank “tung” kế hoạch sáp nhập PG Bank vào phút cuối  
Việt Nam đóng tàu 56.200 tấn: Cứu "tàu ma" Vinashin  
Cơn khát ô tô chưa hạ nhiệt: Nâng cấp sự hào nhoáng  
Tâm lý đầu cơ giảm, tỷ giá sẽ hạ nhiệ t

Mắc ca được mệnh danh là "nữhoàng hạt khô" với hàm lượng dinh dưỡng cao. Hiệu quả kinh tế của mắc cacũng được đánh giá là cao hơn hẳn so với với doanh thu khoảng gấp vài lần sovới những cây công nghiệp lâu đời tại Việt Nam như chè, cà phê.

 

Chia sẻ tại hội thảo trực tuyến:"Cây mắc ca: Từ vì sao đến như thế nào?" do Bizlive tổ chức sáng nay(14/4), GS. Hoàng Hòe - nguyên Viện trưởng Viện Điều tra quy hoạch rừng chobiết, ước tính Việt Nam đã có khoảng 1 triệu cây. Trong đó cókhoảng 1 nửa là cây thường sinh, còn lại là cây ghép được tập hợp từcác nước như Úc, Trung Quốc, Thái Lan và Hawai. Diện tích trồngphải lên tới khoảng 5.000ha chứ không phải là 2.000ha như một số thông tin đưa ra.

 

"Dù chưa có con số thống kê chính thứccủa nhà nước, tuy nhiên theo một số hộ nông dân trồng thành công mắc ca thì hiệuquả rất cao. Ví dụ như bình quân được 25kg hạt/cây, giá bánhiện rất cao, giá quốc tế hiện khoảng 60 nghìn đồng/kg hạt. Như vậy, mỗi năm ítnhất một cây lúc 6 tuổi cho thu hoạch khoảng 1,5 triệu đồng. Đốivới những hộ làm đúng quy trình kỹ thuật, nếu một ha trồng 300 cây, thì thuhoạch được khoảng 450 triệu đồng/năm", GS Hòe cho biết.

 

Mặc dù được đánh giá sẽ mang lạigiá trị kinh tế cao nhưng mới đây, báo cáo lên Thủ tướng, Bộ Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn vẫn khá "rụt rè" khi cho cho rằng, chưa đủ căncứ khoa học để phê duyệt quy hoạch mắc ca do đây là loại cây trồng mới, quátrình khảo nghiệm còn cho nhiều kết quả khác nhau và cũng cần xem xét thêm cácvấn đề chế biến, thị trường. Theo Bộ chủ quản, không nên "nóng vội"phát triển tràn lan loại cây trồng này, tổng diện tích cây trồng mắc ca cả nướcđến năm 2020 chỉ nên dừng ở con số 10.000 ha. 

 

Trước động thái trên từ Bộ Nông nghiệpvà Phát triển Nông thôn, TS. Nguyễn Trí Ngọc - Tổng Thư ký Tổng Hội nông nghiệpViệt Nam cho rằng, cho đến thời điểm này cơ quan chức năng chưa có quyết địnhphê duyệt về quy hoạch phát triển cây mắc ca trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên,chúng ta phải tranh thủ để chớp lấy thời cơ đầu tư phát triển cây mắc ca trêncơ sở của định hướng quy hoạch chung và của quy hoạch chi tiết từng vùng phùhợp với điều kiện sinh thái, phát triển cây mắc ca.
 
"Đương nhiên phải phát triển ở những vùng đã có kết quả khảo nghiệm tốt vềcây mắc ca. Hơn nữa, cây mắc ca là cây ăn quả dài ngày cần phải có thời gian đểsinh trưởng và phát triển, ra hoa kết trái và ra kết quả, chúng ta phải chủđộng chiếm lĩnh thời cơ này. Ở đây không phải là con số cụ thể mà ở đây là phảitổ chức thực hiện như thế nào để cây mắc ca phát huy hiệu quả của nó", ôngNgọc nói. 

 

Theo vị này, muốn phát huy đượchiệu quả của cây mắc ca cần xác định vùng trồng phù hợp trên quy hoạch địnhhướng và quy hoạch chi tiết của địa phương làm tốt. Đồng thời, kiểm soát chặtchẽ khâu giống cây trồng cũng như khâu chuyển giao giống cây trồng và quytrình, kỹ thuật sản xuất vào sản xuất. Doanh nghiệp cũng cần vào cuộc với ngườinông dân để xây dựng và thực hiện chuỗi giá trị sản phẩm để sản phẩm mắc cađược chế biến, tiêu thụ có hiệu quả và người nông dân tăng được giá trị giatăng.

 

Cụ thể hơn về vấn đề này, GS HoàngHòe cho biết: "Ở Việt Nam không phải chỗ nào cũng phát triển được cây mắcca, chỉ có Tây Nguyên và Tây Bắc là phù hợp. Như ở Đaklak,khu vực Krong Nang rất phù hợp cho mắc ca, hiện nay đã có hàng nghìn người nôngdân của huyện này đã trồng cây mắc ca. Tuy nhiên cũng có những xã thì khôngthuận lợi để trồng mắc ca như: xã Phú Lộc, Dliza, Phú Xuân.... Các xã ở trêncao và gió nhiều, đất không được tốt lắm, không có đất đỏ bazan thì cũng nêncân nhắc. Ngoài ra, nên trồng xen cây mắc ca trong 30.000 ha của huyện, mỗi mộtha trồng xen vào từ 80 - 100 cây mắc ca. Có một số diện tích cà phê năng suấtthấp dưới 1,5 - 1,8 tấn hạt cà phê/năm, những chỗ đó nên đưa cây mắc ca vào đểthay thế". 

 

Trước những băn khoăn về thị trườngtiêu thụ, ai sẽ mua, mua với giá như thế nào, GS Hoàng Hòe khá lạc quan phátbiểu: "Theotôi, đầu ra của mắc ca không có gì phải lo lắng cả. Hiện Trung Quốc, Mỹđang có nhu cầu rất lớn đối với mắc ca. Đặc biệt, sắp tới khi Việt Nam tham giavào TPP chúng ta có thể xuất khẩu sang nhiều nước như Đức, Nhật Bản, HànQuốc... Đặc biệt là Trung Quốc, người dân Trung Quốc đang rất khao khát thựcphẩm sạch và giá mắc ca ở Trung Quốc luôn luôn cao hơn so với các nướckhác".

 

Vẫn giữ quan điểm cẩn trọng hơn,đại diện từ phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - ông Quách Đại Ninh -Vụ phó Vụ Phát triển rừng thừa nhận: "Đây là một câu hỏi khó. Tuy nhiên nếungay từ đầu có sự chung tay của các bên liên quan, từ cơ quan quản lý nhà nước,trung ương tới các cơ quan chính quyền địa phương, các doanh nghiệp đầu tư chếbiến, phát triển mắc ca và bà con nông dân, chúng ta sẽ giảm thiểu được nhữngrủi ro về sản phẩm mắc ca sau này".

 

Phương Dung

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 167
  •   Máy chủ tìm kiếm 2
  •   Khách viếng thăm 165
 
  •   Hôm nay 24,403
  •   Tháng hiện tại 284,465
  •   Tổng lượt truy cập 133,368,213