Cuộc chiến mã hóa dữ liệu: Không chỉ nóng tại Mỹ

Thứ tư - 16/03/2016 22:47
Cuộc chiến mã hóa dữ liệu: Không chỉ nóng tại Mỹ Cuộc chiến mã hóa dữ liệu: Không chỉ nóng tại Mỹ

Apple có thể vấp phải vấn đề nan giải hơn nhiều so với những gì đang đối mặt với FBI, và đó là khi chính sách bảo mật quốc tế không nhất quán giữa các quốc gia.

  • Cuộc chiến mã hóa iPhone: Sự đoàn kết của giới công nghệ Mỹ
  • Ai đang theo dõi bạn trong đám đông
  • Edward Snowden và cuộc chiến quyền riêng tư
  • Windows 10: Những thủ thuật bảo vệ tính riêng tư
  • Quyền riêng tư liệu còn an toàn?
Qua vụ việc ầm ĩ giữa Apple và FBI trong thời gian qua, có vẻ như Apple chưa hết gặp chuyện. Một số nhà lập pháp nước ngoài đang đe dọa Apple sẽ làm rõ những vấn đề tương tự như Apple đang phải đối diện với chính phủ Mỹ. Những động thái mới đây của châu Âu và Nam Mỹ đã cho thấy có vẻ như những gì Apple làm đang ảnh hưởng đến các doanh nghiệp công nghệ khác trên toàn cầu. Bởi vì một số công ty công nghệ này nếu noi theo con đường của Apple thì điều đó đồng nghĩa với việc họ rõ ràng đang phạm pháp ở quốc gia sở tại.

Rob Knake - Giám đốc an ninh mạng cho Nhà Trắng giai đoạn 2011-2015 - cho biết rằng những vấn đề liên quan đến chính sách nhà nước rắc rối nhất sẽ sớm xuất hiện trên bàn làm việc của nhiều quốc gia thân cận với Mỹ, hoặc có văn hóa giống Mỹ.

Tại châu Âu, pháp luật nói chung dựa vào sự hợp tác giữa các mảng tư nhân để có được dữ liệu cho cảnh sát điều tra. Nếu dựa trên căn cứ này để tìm ra kẻ khủng bố ở Tây Âu trong những ngày này là hết sức cần thiết và nếu không hợp tác thì các công ty công nghệ tại châu Âu sẽ rất khốn đốn.

Cuộc chiến mã hóa dữ liệu: Không chỉ nóng tại Mỹ 1
Tính không thống nhất về luật riêng tư dữ liệu sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành công nghệ.

Có thể sớm muộn gì châu Âu cũng sẽ thử nghiệm mô hình này. Đầu tuần vừa qua (hôm 8/3), những nhà lập pháp ở Pháp đã bỏ phiếu cho một kế hoạch trừng phạt những công ty công nghệ nào không cung cấp khả năng cho nhà chức trách truy cập vào dữ liệu mã hóa.

Dưới áp lực của dự luật này, những nhà điều hành, quản lý các công ty công nghệ có thể bị phạt tù hoặc tiền nếu không tuân thủ. Dự luật này cũng sẽ trải qua vài bước xem xét trước khi chính thức thành luật. Nhưng nếu một dự luật như vậy được thông qua tại châu Âu thì những công ty giống như Apple tại châu Âu sẽ phải đưa ra giải pháp kỹ thuật nào đó để thỏa mãn các yêu cầu về dữ liệu từ chính phủ.

Căng thẳng về vấn đề mã hóa còn nảy sinh ở các quốc gia khác.

Nước Anh hiện xem xét lại toàn bộ những đạo luật liên quan đến theo dõi, giám sát . Năm ngoái, Quốc hội Anh Quốc có đưa ra một dự luật yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải cung cấp khả năng truy cập đến các luồng dữ liệu thông tin liên lạc được mã hóa.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ chính xác mục đích mà chính phủ Anh mong muốn đối với dự luật này.

Còn tại Braxin, mới đây cảnh sát đã bắt giữ một nhà quản lý Facebook ở địa phương bởi vì Facebook không chịu cung cấp thông tin liên quan đến một cuộc điều tra buôn bán thuốc phiện.

Năm ngoái, cảnh sát Braxin đã truy quét nhà của một nhà quản lý Microsoft, cũng vì người này từ chối cung cấp dữ liệu Skype đang được lưu trữ tại Mỹ. Theo Microsoft, nếu thỏa theo yêu cầu của Braxin lại vi phạm pháp luật tại Mỹ. Microsoft buộc phải chọn vi phạm luật của Braxin, hoặc của Mỹ.

Khi mỗi quốc gia có những cách xử lý về an toàn dữ liệu, tính riêng tư và mã hóakhác nhau thì rõ ràng các công ty công nghệ đa quốc gia phải gánh chịu tất cả. Như Microsoft phải "đối xử" thế nào khi  FBI yêu cầu chuyển dữ liệu email của họ lưu dữ liệu tại Ireland.

Mỹ cho rằng Microsoft phải tuân thủ yêu cầu pháp lý ấy, còn Microsoft lý luận rằng làm vậy sẽ tạo ra tiền lệ cho các chính phủ nước ngoài chia sẻ thông tin, dữ liệu lưu tại Mỹ.

Nếu Quốc hội Mỹ thông qua luật mới về mã hóa thì ngành nghiệp CNTT nói chung có thể sẽ đặt áp lực rất nặng lên những nhà làm luật ở Mỹ và cả những quốc gia khác. Còn tại châu Âu, có vẻ như các công ty công nghệ của Mỹ luôn phải chống đối trực tiếp với luật pháp tại đây, luôn phải dính líu đến những vấn đề như: thái độ cạnh tranh, trốn thuế, độc quyền...

Các chính phủ châu Âu thiếu niềm tin vào thung lũng Silicon nên họ luôn gữi những thông tin cá nhân tránh xa tầm với của Mỹ, điều này càng khiến niềm tin giữa Âu - Mỹ càng xa vời. Trong khi Apple đang lo chuyện của FBI thì những tình huống quốc tế mà họ đối mặt càng khó khăn hơn gấp bội so với trường hợp "nội bộ" này của Mỹ.

Nguồn tin: www.pcworld.com.vn


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 99
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 98
 
  •   Hôm nay 27,877
  •   Tháng hiện tại 345,179
  •   Tổng lượt truy cập 133,428,927