Hà Nội: Xuất hiện 5 ổ dịch tay chân miệng

Thứ sáu - 16/01/2015 09:03

Dân trí Trong nửa tháng 1 năm 2015, Hà Nội đã xuất hiện 5 ổ dịch tay chân miệng tại hơn 10 quận, huyện với 36 trường hợp mắc.

Trong đó, đặc biệtlưu ý ổ dịch tay chân miệng tại quận Bắc Từ Liêm có 6 bệnh nhân mắc, cho thấynguy cơ lây lan là rất cao.

Theo Sở Y tế HàNội, dù trong 2 năm qua, dịch tay chân miệng đã có dấu hiệu lắng xuống nhưngtình hình bệnh trong năm 2015 sẽ diễn biến khó lường. 5 ổ dịch, trong đó có ổ đến6 trẻ mắc cho thấy vi rút gây bệnh lưu hành rộng rãi, nhiều tuýp vi rút gây bệnhtrong khi chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu.

Vì thế, ngành ytế Hà Nội đã lên kế hoạch tăng cường phòng, chống dịch bệnh này trong năm 2015với mực tiêu sẽ góp phần khống chế số mắc tay chân miệng không vượt quá số mắctrung bình 5 năm giai đoạn 2010-2014 (dưới 28,1 trường hợp/100.000 dân).

Theo đó, Sở y tếđặt mục tiêu 100% ca bệnh/ổ dịch được điều tra xử lý trong vòng 48 giờ kể từkhi được phát hiện để kịp thời khống chế, khoanh vùng ổ dịch, tránh lây lan racộng đồng.

Bên cạnh đó sẽ đặcbiệt quan tâm tới việc phối hợp liên ngành y tế và giao dục tại địa phương đểchủ động phòng, chống dịch tại các trường mầm non, mẫu giáo và cộng đồng; Trungtâm Y tế quận, huyện, thị xã tăng cường giám sát các trường hợp nghi mắc bệnhtay chân miệng vào khám và điều trị tại các bệnh viện huyện, phòng khám đa khoakhu vực và tư nhân ít; thực hiện tốt vệ sinh trường học và nơi ở, đặc biệt làphối hợp liên ngành triển khai tuần lễ cao điểm vệ sinh môi trường, khử khuẩn tạicác trường mầm non, mẫu giáo đợt 1 vào tháng 2/2015 và đợt 2 vào tháng 4/2015…

Theo Cục Y tế dựphòng (Bộ Y tế), trong năm 2014 cả nướcghi nhận 80.685 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó 8 trường hợp tửvong (tỉnh Kiên Giang 2 trường hợp, LongAn, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Tháp, An Giang, TP Hồ Chí Minh, Bạc Liêu môi địaphương 1 trường hợp). So với năm 2013, số mắc giảm 0,5%, số tử vong giảm hơn63%. So với trung bình giai đoạn 2011-2013, số mắc giảm 31,9%, số tử vong giảm90%, nhưng bệnh vẫn lưu hành ở mức cao và rộng khắp cả 63 tỉnh, thành phố trêncả nước.

Tại Hà Nội ghinhận 1.170 trường hợp mắc ở 26/30 quận, huyện. Số mắc giảm 58% so với cùng kỳnăm 2013; bệnh nhân phân bố tại 373/584xã, phường của 30 quận, huyện; có đến 96,7% trường hợp mắc là trẻ dưới 5 tuổi,trẻ dưới 1 tuổi chiếm 21,3%, trẻ 1-4 tuổilà 75%. Dịch xuất hiện cả ở nội và ngoại thành với số mắc cao. Điều đáng nói, dịch bệnh xuất hiện chưa rõchu kỳ.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, bệnhtay - chân - miệng là một bệnh do vi rút gây nên, thường gặp ở trẻ sơ sinh vàtrẻ nhỏ. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, đau miệng; loét miệng vớivết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi; phát ban dạng phỏng nướcở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểmnhư viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn tới tử vong nếu khôngđược phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

Để phòng bệnh, người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

Vệ sinh cá nhân:Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cảngười lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh chotrẻ.

Vệ sinh ăn uống:Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ănuống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nướcsôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ;không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khănăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khửtrùng.

Làm sạch đồchơi, nơi sinh hoạt: Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cầnthường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụngcụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phònghoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Quản lý phân: Sửdụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý vàđổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Theo dõi phát hiệnsớm: Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổchức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻkhác.

Cách ly, điều trịkịp thời khi phát bệnh: Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ giađình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời pháthiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phảiđược cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiệnbệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.

Hồng Hải

 

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 62
  •   Máy chủ tìm kiếm 2
  •   Khách viếng thăm 60
 
  •   Hôm nay 20,671
  •   Tháng hiện tại 144,434
  •   Tổng lượt truy cập 130,566,519