Chuyện tình yêu đẹp của cặp vợ Việt, chồng Tây bán xúc xích ở vỉa hè
Nhờ bức ảnh cưới hồi bé xíu, 19 năm sau họ vô tình gặp lại nhau viết lên chuyện tình đẹp
Sài Gòn tấp nập, nhộn nhịp, đông đúc, là nơi hội tụ của người dân tứ xứ, bốn phương. Ấy thế mà Sài Gòn lúc nào cũng nồng ấm tình người – thứ tình cảm thiêng liêng của người Sài Gòn mà khó có thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu.
Người Sài Gòn dung dị lắm, việc tử tế đối với họ lại chẳng có gì "đáng để nói". Họ chẳng làm vì chờ đợi được lên ti vi, báo chí hay bất cứ phương tiện truyền thông nào. Đơn giản lắm, “tôi đang làm từ thiện thôi mà, có gì đâu!”.
Mới gần nhất thôi, trên trang cá nhân của chị Nguyễn Thủy được chia sẻ một câu chuyện ấm áp về cái sự hào sảng, cái tình dung dị của người Sài Gòn:
Ảnh: facebook Nguyễn Thủy
Trên trang cá nhân của mình, chị đăng những bức ảnh chụp một chậu cậy "đáng yêu" cùng lời chia sẻ: “Đi gặp anh khách hàng ở Gò Vấp. Trước cửa nhà anh ấy trồng mồng tơi, để sẵn cây kéo, không cần người quen hay người lạ ai muốn ăn mồng tơi sạch thì xin mời. Người Sài Gòn sao mà dễ thương và hào sảng thế này. Hỏi sao em đi chơi có một tuần mà em nhớ Sài Gòn da diết.”
Dưới câu chuyện của chị là hàng trăm lượt likes, share như một lời cám ơn sâu sắc từ tất cả cư dân mạng gửi đến người tử tế chẳng ai biết mặt. Chẳng biết có bao nhiêu người đã được hưởng chậu mồng tơi đó, anh chắc cũng chẳng đếm được.
Chỉ biết rằng, giữa những cơn bão của các vụ ấu dâm, những cái bóng đáng sợ của các vụ giết người, chậu cây xanh ấy như thêm vào tâm hồn mỗi người một hạt giống hạnh phúc. Rằng ngoài kia, vẫn còn nhiều lắm, những tấm lòng xanh và sạch như chậu cây ấy.
Hãy cứ sống thật đẹp và tốt như người Sài Gòn đi nhé!
Dường như đất Sài Gòn rộng lắm nên lòng người ở đây cũng bao la hơn so với nơi khác. Đi đến đâu, chạm đến con đường nào, người ta cũng dễ dàng bắt gặp một việc tử tế "tình cờ" xuất hiện.
Họ đều là những con người vô danh, cũng không chờ đợi được ai ghi nhận. Giống như câu chuyện của chị Nguyễn Thủy, hãy dừng lại đôi chút để ngắm nhìn những người Sài Gòn bình dị với tấm lòng rộng lớn của họ đi nhé!
Người dân châm nước cho bình trà đá phục vụ miễn phí ở ngã tư Võ Văn Tần - Nguyễn Thượng Hiền. Ảnh: Internet
Con hẻm 96, đường Phan Đình Phùng, phường 2, quận Phú Nhuận, có nhiều dịch vụ miễn phí. Những người lao động bình dân nơi đây sẵn sàng chia sẻ cùng người có hoàn cảnh khó khăn. Họ đặt thùng nước miễn phí 24/24 giờ, tổ chức bơm vá xe miễn phí cho người khuyết tật... Ảnh: Internet
Đã nhiều năm qua, người đi đường quá quen thuộc với hình ảnh ông Tư bê bình nước trà đá ghi dòng chữ "Nước uống miễn phí" đặt trên một chân đế bằng sắt, kê ngay ở trạm xe buýt trên đường Võ Văn Tần, quận 3. Những lúc khát nước, người dân có thể ghé qua đây thưởng thức ly trà mát lạnh. (Ảnh: Internet)
Lời nhắc nhở cho các phương tiện hay những người đi bộ vì đã có một số người từng trượt chân ngã ở đoạn này. Ảnh: Internet
Bánh mỳ miễn phí cho người lao động nghèo. Chiếc tủ kính được đặt trên vỉa hè, chứa đầy những ổ bánh mỳ dành cho tất cả những ai đang đói lòng đặt ở ngã tư Hàng Xanh (Quận Bình Thạnh, TP. HCM). Ảnh: kenh14.vn
Nơi đây nhận sửa các loại mũ bảo hiểm cho người chạy xe ôm vì đặc thù công việc của họ là luôn cần tới những chiếc mũ. Để giúp cho nhiều người ngại không dám vào, chủ nhân của gian hàng này đã viết thêm dòng chữ "Bà con đừng ngại" khiến nhiều người cảm thấy ấm áp. Ảnh: Internet
Tháng 5/2016, ở trước số nhà 1545 đường Nguyễn Hoàng (phường An Phú, quận 2) xuất hiện một "cửa hàng" quần áo di động, với tấm bảng in chữ đỏ to oành: "Quần áo từ thiện (miễn phí)". Bên dưới là dòng chú thích viết tay ghi lại thời gian "mở cửa" là trong hai ngày thứ 4 và thứ 7. Chú Ba là tên gọi thân mật của chủ nhân "cửa hàng" dễ thương này. Cũng như những người tốt thầm lặng trước đó ở Sài Gòn, họ luôn giấu mặt và tên tuổi, rất ngại xuất hiện trên truyền thông vì cho rằng hành động của mình cũng... thường thôi, cần gì phô trương! Ảnh: Internet
Ở Sài Gòn có một quầy bơm vá và sửa xe miễn phí cho người khuyết tật. Hành động ý nghĩa và chân tình này khiến nhiều người cảm thấy biết ơn. Ảnh: Internet
Anh Hải người Bến Tre, lên Sài Gòn lập nghiệp với nghề bán trái dừa, một món đặc sản "không vùng nào ngon bằng" của quê anh. Bắt đầu từ hơn một tháng nay, người dân quanh đó chuẩn bị Tết nhất bằng cách sên mứt dừa đem ra chợ bán. Họ đặt anh chặt một ngày trên dưới 50 kí dừa, chỉ lấy cơm dừa trắng phau béo ngậy để làm mứt. Cơm dừa thì bán rồi, nước dừa cũng chẳng để làm gì, anh nghĩ ra chuyện đổ vào cái bình mà ngày thường anh vẫn dùng để đựng trà đá miễn phí mời bà con. Ảnh: Hồng Hạnh
Để giúp đỡ các mẹ mới sinh không có sữa cho con, chị Lê Huyền Trang đã thành lập một tủ sữa mẹ miễn phí tại quận Tân Bình, TP HCM, mỗi ngày cung cấp gần 20 lít. Tuy nhiên, bác sĩ cho rằng, ý tưởng tốt này cần thực hiện trong môi trường phù hợp. Ảnh: Internet
Tủ thuốc cá nhân miễn phí là tài sản chung của người dân trong hẻm Ông Tiên, người đóng góp chai dầu gió, vài vỉ thuốc, người giúp vài chục nghìn để mua thuốc thang, bông băng cứu thương cho người đi đường gặp nạn. Ảnh: Internet
Tại một góc của con hẻm trên đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.3), người thợ sửa giày với dáng người nhỏ bé, gầy gò tên Cường (18 tuổi) vẫn đang cặm cụi với công việc khâu may hàng ngày. Phía trước tủ giày là tấm bảng: "Nhận sửa giày dép miễn phí cho các anh chị vé số, xích lô, ba gác và người khiếm thị" . Ảnh: Internet
Nguồn tin: Eva
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn