Tết thầy

Thứ bảy - 21/02/2015 11:45
Tết thầy Tết thầy

Tết thầy đầu năm mới là một nếp sống đẹp, nét văn hóa đặc trưng lưu truyền rộng rãi trong xã hội người Việt từ xa xưa đến nay, thể hiện đạo lý truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam.

Tết thầy 1
(Ảnh minh họa)

Đối với mỗi người Việt trong xã hội xưa và nay, người thầycó vị trí vô cùng quan trọng, là người được tôn kính đặc biệt trong cộng đồng.Bởi theo người Việt: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ là thầy, nửa chữcũng là thầy); “Không thầy đố mày làm lên”.Thời xưa, nhiều người sáng dạ, học được tinh túy trong cái chữ, cái nghề mà thầytruyền dạy nên đỗ cao, được phong chức, tước; cha mẹ, người thân được mở mày mởmặt với thiên hạ. Ngày nay, nhờ thầy dạy dỗ chu đáo, các học sinh ra trường trởthành công dân có ích, đem tài năng phục vụ Tổ quốc, được xã hội tôn vinh. Vậynên, câu thành ngữ, “Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy” đượclan tỏa sâu rộng trong nhiều thế hệ người Việt và có sức sống rất mạnh mẽ. Từ cậubé tóc để chỏm cho đến những người đầu bạc trắng bởi thời gian đều thành kínhthực hiện câu thành ngữ ấy.

Vào sáng mồng ba Tết Nguyên đán, các học trò người Việt thườngdành thời gian để cùng nhau đi lễ Tết thầy, cô giáo. Thời phong kiến, cho dùlàm quan tể tướng thì ngày Tết người học trò đến thăm thầy cũng vẫn một lòngtôn sư trọng đạo như thế. Mồng ba Tết, người đứng đầu hàng môn sinh, không phânbiệt tuổi tác, chức vị, vị trí xã hội, thường tụ họp ở gia đình thầy giáo, chúcTết thầy. Người cao tuổi nhất hoặc người được các bạn đồng môn tín nhiệm nhấtthay mặt mọi người đứng lên trịnh trọng thưa với thầy về sự có mặt của học tròlớp mình và chúc thầy trường thọ cùng những điều tốt lành. Ngày nay, việc lễ Tếtthầy giáo mở rộng ra nhiều lĩnh vực, không chỉ bó hẹp ở đối tượng học trò họcchữ mà còn lan tới tới những người có công dạy chữ lẫn dạy nghề, dạy các bộ mônnghệ thuật như đàn, dạy hát, múa.... Đây là một nét văn hóa, là giá trị góp phầnlàm cho đạo đức xã hội ngày càng phát triển bền vững, qua đó góp phần làm chotình cảm thầy trò trở thành cao cả, thiêng liêng.

Tuy nhiên, ngày nay việc Tết thầy đã có những biến đổi kháctrước và không ít trường hợp bị chi phối bởi lợi ích và những giá trị vật chất.Bên cạnh những người đến thăm thầy bởi tấm lòng “tôn sư, trọng đạo” đích thựcthì không ít người coi đó là cơ hội “lấy lòng” thầy để trục lợi. Hay lại có ngườigửi biếu thầy gói quà… là coi như xong việc. Cá biệt, có nhiều người lợi dụngquan điểm “cả xã hội học tập”, “đua nhau học thật nhiều, biết thật nhiều”... đểtranh thủ mở lò luyện thi cấp tốc, gia sư, dạy thêm... kiếm lời. Những việc nàylàm cho kiến thức bị thương mại hóa, phá vỡ nét đẹp văn hóa tình thầy trò. Vàdĩ nhiên, khi tình thầy trò bị phá bỏ thì cũng sẽ chẳng có cái lễ của trò vớithầy trong ngày mồng Ba Tết.

Tết thầy vào đúng ngày mồng Ba Tết Nguyên đán đã đi sâu vàovăn thơ và các loại hình nghệ thuật dân gian, hiện đại, là nét văn hóa đặc biệttrong xã hội người Việt. Tết thầy là dịp để những học trò có dịp hội ngộ, ôn cốtri tân, bàn luận, kiểm chứng kết quả lời dạy của thầy thông qua những việc cụthể, qua đó để ngăn ngừa, lên án những việc làm có hại trong xã hội, làm cho xãhội phát triển tốt đẹp hơn. Thế nên, mỗi người hãy bớt chạy theo sự phát triểngấp gáp của xã hội, bớt những gặp mặt, hội hè, tiệc tùng để đến thăm và lễ thầytrong dịp Tết, làm cho nét đẹp văn hóa ấy mãi mãi lưu truyền, lan rộng trong xãhội chúng ta.

Theo Mạnh Thắng
Quân Đội Nhân Dân

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
 Từ khóa: thầy thông
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 151
 
  •   Hôm nay 20,990
  •   Tháng hiện tại 732,398
  •   Tổng lượt truy cập 130,316,167