“Cần rà soát các chính sách đối với miền núi, vùng dân tộc thiểu số”

Thứ bảy - 21/02/2015 14:54
“Cần rà soát các chính sách đối với miền núi, vùng dân tộc thiểu số” “Cần rà soát các chính sách đối với miền núi, vùng dân tộc thiểu số”

Dân trí “Phương thức điều hành, thực hiện chính sách ở nước ta vẫn còn chồng chéo. Vấn đề xây dựng trường lớp là của Bộ Xây dựng trong khi Bộ Giáo dục - Đào tạo quản lý giáo viên nhưng lương và chính sách với giáo viên lại do Bộ Nội vụ quyết định..."

"Thực tế cho thấy phương thức điều hành, thực hiện chính sách ở nướcta vẫn còn chồng chéo. Vấn đề xây dựng trường lớp là của Bộ Xây dựng trong khiBộ Giáo dục - Đào tạo quản lý giáo viên nhưng lương và chính sách với giáo viênlại do Bộ Nội vụ quyết định... Giờ cần đổi mới phương thức đó", ông Ksor Phước- Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khẳng định trong bài PV đầu xuân ẤtMùi trên báo Dân trí.

***

“Cần rà soát các chính sách đối với miền núi, vùng dân tộc thiểu số” 1
Ông Ksor Phước - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốchội. 

Chúng ta không thiếu những chính sách đầu tư cho miềnnúi nói chung cũng như cho giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số nói riêng. Là mộtnhà hoạch định chính sách, ông đánh giá như thế nào về hiệu quả của các chínhsách này, thưa ông?

Các báo cáo gửi về Quốc hội đến nay cho thấy các chỉsố đạt được về giáo dục miền núi rất thấp, chất lượng cũng vào loại thấp nhất,điều này đúng trong tất cả các cấp học, bậc học. Lấy ví dụ ở bậc đại học thì tỷlệ người dân tộc thiểu số đạt tới bậc học này cực thấp so với số dân, chưa kể tỷlệ này thấp hơn tới cả chục lần so với dân tộc Kinh; tỷ lệ người lao động quađào tạo, khu vực này chỉ được khoảng 10% trong khi trung bình cả nước là 40%.

Nhưng trên thực tế, chúng ta không thiếu những chươngtrình mục tiêu quốc gia, những chính sách dành cho khu vực này.

Đúng là không thiếu nhưng giải pháp thì phải nhìn nhậntrong tổng thể xã hội, môi trường văn hóa, các điều kiện để phát triển giáo dục,cơ sở hạ tầng bố trí dân cư của vùng dân tộc thiểu số. Miền xuôi, thành phố cóthể đi vài trăm mét là có trường học nhưng ở miền núi, các cháu phải ở lại trườngcả tuần, cuối tuần mới được về nhà, thậm chí phải vượt núi, bơi qua sông để tớitrường.

Quan điểm của ta về vấn đề dân tộc rất khác so vớinhiều nước trên thế giới ở một điểm rất căn bản là chúng ta quyết thực hiện làmsao đưa các dân tộc thiểu số phát huy nội lực để vươn lên, hòa nhập được với sựphát triển chung của cả dân tộc. Ở các nước, nếu thấy khó quá thì sẽ hình thànhngay một khu vực bảo tồn dân tộc, để nhóm người đó tồn tại tự nhiên, thậm chíchỉ ở mức độ như thời nguyên thủy. Đó là vì đặc điểm hình thành dân tộc, cácdân tộc trên đất nước Việt Nam có chung một vận mệnh lịch sử, cùng thực hiện cuộccách mạng giải phóng dân tộc.

Là người có nhiều năm tham gia, lãnh đạo giải quyết các vấn đề dân tộc, miền núi,ông trăn trở với vấn đề gì nhất cũng như có yêu cầu gì với cơ quan điều hành đểcó thể gỡ được những vướng mắc như ông đã phân tích?

Trước hết phải lo tổng kết lại việc thực hiện khoảng40 chính sách với khu vực miền núi, dân tộc thiểu số. Hiện những giải pháp, chươngtrình ở khu vực này, Hội đồng Dân tộc thực hiện giám sát đã phát hiện, kết luậnlà các chính sách đó trùng lặp về nội dung, chồng chéo về quản lý điều hành,gây lãng phí. Nguồn lực thì lớn nhưng hiệu quả thì rất thấp.

Thứ 2, chúng ta chưa chăm lo toàn diện về công tácgiáo dục. Như vấn đề giáo viên ở miền núi. Thực tế, chất lượng giáo viên ở miềnnúi thường rất yếu, thậm chí chưa nói đến chuyện cô giáo là ''chị trẻ em''. Rồicác phòng thí nghiệm ở các trường, tổ chức quản lý học sinh ở vùng dân tộc nhưthế nào. Không thể nói 1-2 câu là ra vấn đề về chính sách. Việc đầu tiên là phảitổng kết, sau đó phải kết cấu, hoàn thiện lại xem cần bao nhiêu nhóm chính sáchcho khu vực này, mỗi nhóm chính sách lại cần gì.

Thứ 3, việc áp dụng, thực hiện chính sách thì khôngnên cho dân tộc thiểu số là một mẫu số chung, dân tộc nào cũng giống nhau vì cónhững dân tộc trên lĩnh vực này kia họ rất khá. Ví dụ về giáo dục, người Mường,Nùng, Thái khá hơn rất nhiều so với các dân tộc thiểu số khác, có thể nói khôngthua kém người Kinh. Vậy mà họ cũng được hưởng các chính sách như những dân tộckhác, gây nên lãng phí. Đáng ra có thể dồn những chỗ đó để tập trung cho nhữngdân tộc thực sự còn yếu kém về giáo dục. Chúng ta có quy luật phát triển khôngđồng đều, xảy ra ở tất cả các vùng, khu vực, nhóm dân cư. Chúng ta khi lãnh đạoxã hội phải chú ý đến đặc trưng này trong vấn đề thực hiện chính sách.

Hơn nữa, mọi chính sách đều không vĩnh cửu được. Tôixem lại thấy có những chính sách đã thực hiện đến 40 năm nay, từ những năm 60 đếngiờ, ví dụ chính sách cử tuyển, trường dân tộc nội trú... có từ rất lâu rồi, đếnnay vẫn không thay đổi. Trước đây ta quy định trường dân tộc nội trú làm đến cấp2, tức là các huyện đều có trường dân tộc nội trú nhưng hoàn cảnh đã khác, tấtcả các xã đều đã phổ cập giáo dục cấp 2 rồi, phải nâng số lượng trường dân tộcnội trú cấp 3 lên mới đúng, đồng thời mở các hệ để các cháu dân tộc theo học, đểđào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho khu vực. Nội dung các chính sách cầnáp dụng trong từng giai đoạn, khi đã xong sứ mạng của mình thì cần được thay đổiphù hợp với quá trình phát triển.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Phương Thảo - Phương Nhung

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 248
  •   Máy chủ tìm kiếm 5
  •   Khách viếng thăm 243
 
  •   Hôm nay 10,921
  •   Tháng hiện tại 820,909
  •   Tổng lượt truy cập 133,009,174