Đọc thông tin trên Facebook mới biết học sinh cần tư vấn

Thứ ba - 20/01/2015 21:41
Đọc thông tin trên Facebook mới biết học sinh cần tư vấn Đọc thông tin trên Facebook mới biết học sinh cần tư vấn

Dân trí Kết quả khảo sát gần đây do Bộ GD-ĐT tiến hành trên một số trường THCS, THPT và ĐH ở 2 thành phố Hà Nội và Hải Dương cho thấy 93.57% số HSSV được hỏi đều trả lời luôn phải những khó khăn vướng mắc cần phải chia sẻ trong học tập và đời sống hàng ngày.

Ngày 20/1, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội thảo công tác tổ chứccác hoạt động văn hóa và tư vấn tâm lý trong nhà trường.

Đọc thông tin trên Facebook mới biết học sinh cần tư vấn 1
Học sinh rất cần những cán bộ tâm lý tâm huyết và luôn sẻ chia những điều thầm kín

Hơn 90% học sinh thành phố gặp vướng mắc về tâm lý

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, tiến hành trên một số trườngTHCS, THPT và ĐH ở 2 thành phố Hà Nội và Hải Dương cho thấy 93.57% số HSSV đượchỏi đều trả lời luôn gặp những khó khăn vướng mắc cần phải chia sẻ trong học tậpvà đời sống hàng ngày, trong đó khối phổ thông là 95.33%, ĐH là 85.92%. Đặc biệtở lứa tuổi học sinh phổ thông, mức độ thường xuyên có những vướng mắc và cầnchia sẻ là cao nhất với 80.71%.

Theo bà Nguyễn Phương Anh, hiệu trưởng trường THPTNguyễn Thị Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội, trường cũng đã có phòng tư vấn tâm lýcho học sinh, nhưng cán bộ tư vấn phải tìm đến học sinh để tư vấn vì đợi họcsinh tìm đến thì sự việc đã “hỏng” rồi.

Bà Phương Anh cho rằng Facebook cũng là một kênh quantrọng để cán bộ tư vấn nắm bắt thông tin, tình hình của học sinh. Có thể hàngngày không có học sinh trực tiếp tìm đến phòng tư vấn nhưng thông qua Facebookthì ngày nào cũng có “ca”.

Ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV, BộGD-ĐT cho biết: “’Hoạt động tư vấn tâm lý thực sự cần thiết trong mỗi nhà trường.Trong số những học sinh được hỏi tại 2 thành phố Hải Dương và Hà Nội có tới82.31% học sinh đều có mong muốn nhà trường, cơ sở giáo dục có phòng tư vấn tâmlý riêng, kín đáo, có cán bộ chuyên gia tâm lý để thuận tiện cho các em có thểđến và chia sẻ về các vấn đề tâm lý cho bản thân”.

Chưa có biên chếcho cán bộ tâm lý

Ông Nguyễn Minh, trưởng phòng công tác HSSV, Sở GD-ĐTTP.HCM chia sẻ: “Từ năm 2008, sở GD-ĐT TPHCM đã chỉ đạo các trường THCS và THPTbố trí giáo viên tư vấn chuyên trách. Nhưng đến nay, rất ít đơn vị thực hiện được.Nguyên nhân cơ bản là lực lượng giáo viên tâm lý giáo dục tốt nghiệp và côngtác tại các trường phổ thông trên địa bàn thành phố chưa đủ đáp ứng. Bên cạnhđó, chế độ đãi ngộ, lương, chế độ làm việc của các trường chưa thu hút đượcnhân lực. Để giải quyết khó khăn, sở GD-ĐT TPHCM đã đề nghị các trường bố trígiáo viên thích hợp để kiêm nhiệm hoặc mời giáo viên phù hợp để hợp đồng làmgiáo viên tư vấn”.

Ông Nguyễn Hiệp Thống, phó giám đốc sở GD-ĐT TP Hà Nộicũng đề xuất phải có biên chế cho cán bộ tư vấn tâm lý học đường, phải có cơ sởvật chất giống như phòng y tế học đường.

Trước thực trạng trên, TS. Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ côngtác HSSV, Bộ GD-ĐT mong muốn, thời gian tới, các sở GD-ĐT cũng như các trường cầntập trung đa dạng hóa các hình thứctư vấn để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động tư vấn tâm lý. Coi trọng công tác tư vấn riêng cho cá nhân đểgiúp các em có sự tự tinvà khả nănggiải quyết những khó khăn trong cuộc sống, tạo ra sự cân bằng tâm lý, học tập đạt kết quả tốt, mởrộng giao lưu và hoàn thiện nhân cách. Thường xuyênTổ chức các buổi nóichuyện chuyên đề giữa các chuyên gia tư vấn với HSSV về các nội dung tư vấn nhưtư vấn tâm lý trong học tập, giới tính, sức khỏe sinh sản, định hướng nghề nghiệp,kỹ năng mềm…

Lam Yên

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 143
 
  •   Hôm nay 28,128
  •   Tháng hiện tại 739,536
  •   Tổng lượt truy cập 130,323,305