Công nghệ thông tin và đổi mới, phát triển giáo dục

Thứ sáu - 23/01/2015 12:58
Công nghệ thông tin và đổi mới, phát triển giáo dục Công nghệ thông tin và đổi mới, phát triển giáo dục

Công nghệ thông tin đóng vai trò rất quan trọng đối với việc đổi mới và phát triển giáo dục.

Công nghệ thông tin và đổi mới, phát triển giáo dục 1

1. Công nghệ thông tin không chỉgiúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả hơn mà còn tham gia tích cực,trực tiếp trong việc tạo ra những con người năng lực hơn. Loài người thuở xưađã dùng que gậy, rồi dùng đồ đá, đồ đồng, rồi tiến lên dùng đồ sắt; từ công cụthủ công tới cơ giới, cơ giới tự động, rồi điện tử, rồi vi tính. Mỗi bước tiếnnhư vậy về công cụ lao động kéo theo những bước phát triển nhảy vọt của các nềnvăn minh. Công nghệ thông tin ra đời, phát triển là sự tích hợp đồng thời cáctiến bộ về công nghệ và về tổ chức thông tin. Đó là bước tiến vĩ đại của nhânloại. Nhưng đồng thời, còn vĩ đại hơn nữa, là công nghệ thông tin tham gia trựctiếp việc tạo ra những con người năng lực hơn theo một phương thức hiện đại. Cóthể nói rằng, công nghệ thông tin vừa là kỹ thuật, kinh tế, vừa là văn hóa.

2.Công nghệ thông tin thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp mọi người tiếp cận rấtnhiều thông tin, thông tin nhiều chiều, rất nhanh, rút ngắn mọi khoảng cách,thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm “chưa từng có” về thời gian; từ đó, con ngườiphát triển nhanh hơn về kiến thức, nhận thức, trí tuệ và tư duy. Do thông tinnhiều chiều nên hoạt động giáo dục tất yếu phải dân chủ hơn, hạn chế áp đặt mộtchiều, tự do tư tưởng tốt hơn đối với người học, nhờ vậy, tư duy độc lập pháttriển, dẫn đến năng lực phát triển.

3.Từ trước đến nay, giáo dục chủ yếu là cung cấp kiến thức, công việc của ngườithầy chủ yếu là truyền thụ kiến thức. Ngày nay, khoa học phát triển như vũ bão,kiến thức nhân loại nhiều vô kể, bổ sung mới liên tục, rất nhanh, người thầykhông thể truyền thụ hết, không thể cập nhật và truyền thụ kịp. Đổi mới giáodục phải chuyển nền giáo dục từ chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang phát triểnnăng lực người học, bằng cách giúp người học phương pháp tiếp cận và cách tựhọc, cách giải quyết vấn đề. Việc truyền thụ, cung cấp kiến thức, dần dần sẽ docông nghệ thông tin đảm nhận, giải phóng người thầy khỏi sự thiếu hụt thờigian, để người thầy có thể tập trung giúp học sinh phương pháp tiếp cận và giảiquyết vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập gắn với thực tiễn nhằm phát triểnnăng lực của học sinh.

4.Đổi mới giáo dục theo hướng giảm thuyết giảng, tăng tự học, thực hiện “giảngít, học nhiều”, công nghệ thông tin tạo điều kiện cho mọi người có thể tự học ởmọi nơi, mọi lúc một cách thuận tiện, có thể tham gia thảo luận trong một tậpthể mà mỗi người đang ở rất xa nhau, góp phần tạo ra xã hội học tập mà trong đó,mọi người có thể học tập suốt đời. Mặt khác, với sự thuận tiện cho việc học ởmọi lúc mọi nơi, công nghệ thông tin sẽ tạo cơ hội cho người học có thể lựachọn những vấn đề mà mình ưa thích, phù hợp với năng khiếu của mỗi người, từ đómà phát triển theo thế mạnh của từng người do cấu tạo khác nhau của các tiểuvùng vỏ não. Chính điều đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của các tài năng.

5.Đổi mới giáo dục phải nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc giảng dạy.Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người thầy. Công nghệthông tin giúp cho những người thầy giỏi có thể thay thế nhiều người thầy khônggiỏi, tiếp cận cùng lúc với nhiều học sinh ở nhiều nơi, bất kể khoảng cách xa,gần. Hiệu quả của nền giáo dục thể hiện ở việc tạo ra những con người có nănglực, đồng thời thể hiện ở hiệu quả của nền kinh tế. Kinh tế tri thức, với cácngành công nghệ cao, là xu hướng tất yếu để có hiệu quả. Trong kinh tế tri thứcvà công nghệ cao, vai trò của thông tin ở vị trí hàng đầu. Vì vậy, công nghệthông tin liên quan trực tiếp đến hiệu quả của nền kinh tế và hiệu quả của giáodục.

6.Do thông tin ngày càng nhiều, khoa học phát triển rất nhanh, cuộc sống và thếgiới biến đổi nhanh hơn trước, vì vậy, vòng đời của sách giáo khoa in giấy cũngngắn lại. Để đáp ứng cho nhu cầu cập nhật thông tin nhanh nhất, cùng với cáctrung tâm thông tin khoa học phát qua mạng để cung cấp kiến thức, sách giáokhoa điện tử ra đời, phát triển sẽ có nhiều ưu điểm về cập nhật thông tin vàdung lượng thông tin (một thiết bị điện tử bằng một quyển sách mỏng có thể chứamột lượng thông tin bằng nhiều nghìn quyển sách in giấy).

7.Đổi mới giáo dục đòi hỏi nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý,quản trị giáo dục. Công nghệ thông tin giúp cho công việc quản lý đầy đủ hơn,khoa học hơn, minh bạch và dân chủ hơn, kể cả quản lý học sinh, nhân lực,chương trình học tập, công việc thi, kiểm tra và quản lý tài chính; không nhữngthế, Công nghệ thông tin còn tham gia lựa chọn các phương án tối ưu cho quảnlý.

8.Thư viện là thiết chế hết sức quan trọng của các đơn vị, địa phương, của các cơsở đào tạo, nhất là các trường đại học. Công nghệ thông tin giúp kết nối cácthư viện trong và ngoài nước để tạo điều kiện cho người học có thể tiếp cậntiện lợi được kho tàng kiến thức khổng lồ của nhân loại.

9.Đổi mới giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc tế đòi hỏi học sinh của mỗi quốcgia phải tiếp cận với thế giới, tiếp biến văn hóa, vượt qua ranh giới quốc gia,đến với các nền văn hóa khác bằng việc vượt qua rào cản về ngôn ngữ do sự giúpđỡ của tiến bộ công nghệ về dịch máy, dịch tự động, trực tiếp.

10.Sự phát triển của công nghệ thông tin với các ưu thế nêu trên dẫn đến sự ra đờicủa các đại học “từ xa”, đại học “ảo”. Ta nói “ảo” là vì nó khác lạ so với môhình đại học truyền thống chứ đúng ra nó vẫn là thực, cuộc sống thực, phươngthức đào tạo thực, của thời đại công nghệ thông tin, mà tôi nghĩ rằng, trongtương lai, mô hình này sẽ khá phổ biến trong đào tạo đại học.

Cònmặt trái của công nghệ thông tin? Có mặt trái. Không riêng công nghệ thông tin,mà hầu như cái gì cũng có hai mặt. Mặt tích cực và mặt tiêu cực. Kẻ xấu, kẻ áccó thể sử dụng công nghệ thông tin để tác động vào con người theo hướng phảnvăn hóa, tuyên truyền lối sống hư hỏng, bịa đặt thông tin, vu cáo, xuyên tạc,đe dọa, xúc phạm nhân phẩm và tự do cá nhân, lừa gạt, tống tiền, cướp của, kíchđộng bạo lực, thậm chí kích động chiến tranh… Những điều ấy gây hại cho giáodục, văn hóa, cho an ninh quốc gia, thậm chí trầm trọng và hết sức nguy hiểm.Tuy nhiên, không thể vì vậy mà loài người cần từ chối công nghệ thông tin.Trước kia, khi những công cụ đồ sắt ra đời cũng có những mặt trái tương tự. Tộiphạm sử dụng đồ sắt nguy hiểm hơn rất nhiều so với khi sử dụng đồ đá. Nhưngkhông phải vì vậy mà loài người phải quay trở lại thời kỳ đồ đá để cho an toànhơn.

Mặttrái của công nghệ thông tin đòi hỏi phải chuẩn bị cho con người tinh thần cảnhgiác, sức đề kháng của từng cá nhân và phải xây dựng các cơ chế quản lý, cácquy định của luật pháp ngày càng hữu hiệu hơn để hạn chế, loại trừ, đấu tranhđể giảm thiểu và vô hiệu hóa các hành vi gây hại. Trong quá trình phát triểncủa nền văn minh, cuộc sống thường xuyên đặt ra cho con người nhiều vấn đề phảigiải quyết, và chính cuộc sống cũng tích lũy kinh nghiệm và phát triển trí khôncủa con người.

Cũngcó ý kiến phản biện rằng, khi công nghệ thông tin phát triển tràn ngập trongmọi lĩnh vực của đời sống xã hội nó còn có mặt trái đáng sợ nữa là làm cho tâmhồn con người trở nên khô cứng do suốt ngày tiếp xúc với máy tính. Không đánglo đến mức vậy đâu. Nhờ công nghệ thông tin mà con người được tiếp xúc nhiềuhơn với văn học, thơ ca, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, phong cảnh,… những thứtham gia tác động vào cuộc sống tâm hồn./.

TS Vũ Ngọc Hoàng (báo điện tử ĐảngCộng sản)

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 139
  •   Máy chủ tìm kiếm 5
  •   Khách viếng thăm 134
 
  •   Hôm nay 11,796
  •   Tháng hiện tại 655,778
  •   Tổng lượt truy cập 130,239,547