Ngư dân trẻ thành tỷ phú nhờ vững vàng bám biển

Thứ ba - 17/02/2015 02:49
Ngư dân trẻ thành tỷ phú nhờ vững vàng bám biển Ngư dân trẻ thành tỷ phú nhờ vững vàng bám biển

Dân trí Mới 35 tuổi, ngư dân Trần Kim Trung ở làng biển Lâm Trúc 2, xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) đã được biết đến là một trong những tỷ phú trẻ tuổi với gia tài "kếch xù".

Sinh ra từ làng biển nghèo

Theo chân anh Nguyễn Hùng Cường, Bí thư xã Đoàn HoàiThanh, chúng tôi tìm về làng biển Lâm Trúc 2 để mục sở thị khối tài sản “khủng”có được từ lộc biển của ngư dân trẻ Trần Kim Trung. Ở tuổi 35, anh Trung đang sở hữu 3 chiếc tàu lớn tổng côngsuất gần 2.300 CV chuyên khai thác thủy sản ở Hoàng Sa, Trường Sa…, 3 phươngtiện ô tô đời mới làm dịch vụ cưới hỏi, tham quan du lịch trị giá 1,8 tỷ đồngcùng ngôi biệt thự khang trang vừa mới xây dựng trong năm 2014 trị giá trên 3,5tỷ đồng cùng nhiều tiện nghi sang trọng.

Ngư dân trẻ thành tỷ phú nhờ vững vàng bám biển 1
Ở tuổi 35, ngư dân Trần Kim Trung (giữa) đang có khối tài sản "kếch xù" nhờ vào bám biển, bám ngư trường 

AnhTrung được biết đến là một tỷ phú trẻ vững vàng nhất của nghề đánh bắt xa bờở địa phương mà còn là một thuyền trưởng giỏi nghề, can trường với sóng gió từthuở còn niên thiếu. Dù hiện nay, saumột cơn tai biến nặng, anh không còn được thỏa thích cưỡi trên những con sóngbiển quê hương, nhưng với anh tình yêu biển không bao giờ cạn.

Tròchuyện với chúng tôi, ký ức tuổi thơ nhọc nhằn bên làng biển nghèo Hoài Thanhngày ấy vẫn luôn lưu mãi trong tâm trí người đàn ông trẻ tuổi: “Gia đìnhtôi rất nghèo, đông anh em, 4 trai, 2 gái khiến kinh tế luôn túng trước, hụt sau. Các anh và tôi đều phải nghỉ học giữa chừng. Năm 14 tuổi, tôi được mộtngười bà con tốt bụng trong thôn cho đi bạn để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Baonhọc nhằn, gian khó và cả hiểm nguy của cuộc mưu sinh trên các con tàu đánh bắtxa bờ tôi từng nếm trải”, anh Trung kể lại.

Từlàm thuê đi bạn trên những chuyến tàu ngoài khơi xa, sau 5 năm anh Trung trởthành một thuyền trưởng dày dạn kinh nghiệm. Thế nhưng, nghĩ làm thuê mãithì biết khi nào mới thay đổi số phận nên anh quyết định vay mượn đầu tư sắmngư lưới cụ cho riêng mình. Nghĩ là làm, anh bàn với anh trai Nguyễn Văn Tân đóng mới thuyền gỗ công suất 39 CV cùng các ngư cụ cầnthiết có tổng trị giá gần 200 triệu đồng. Những chuyến biển với những mẻ lưới trànđầy cá thu, cá hố… niềm vui vô bờ bến. Nhờ đó mà anh không chỉ trả hết nợ vaysắm tàu mà còn có ý định sắm thêm tàu lớn để vươn khơi xa.

Sau hơn20 bám biển, anh Trung cũng rút ra nhiều kinh nghiệm: “Kinh nghiệm từ ông chatruyền dạy chính con mắt nhìn luồng lạch, nhìn con nước hay cách nhìn trời,nhìn mặt biển mà đoán thời tiết, đoán luồng cá. Tuy nhiên, ngư dân mình nếu cóthiết bị, phương tiện hiện đại và trình độ đánh bắt tốt hơn hiện nay, chắc chắnkhông khó để làm giàu”, anh Trung khẳng định.

Khát vọng làm giàu trên vùng biển chủ quyền

20 năm bám biển, Trung cùng anh em đi biển nhiều lần “chìm nổi” nơi đại dương, cólúc tưởng như sắp mất cả sinh mạng và phương tiện mưu sinh. “Năm 1997, khi tàuđang ở giữa biển thì gặp bão lớn, không kịp đưa tàu vào đảo để trú ẩn. Sóng to,gió mạnh quá khiến cho con tàu ngả nghiêng như sắp bị đánh úp. Bằng kinh nghiệmđi biển nhiều năm tôi và các anh ngư dân trên tàu bình tĩnh cùng các tàu khácđang đánh bắt gần đó liên kết lại với nhau rồi dùng dây neo buộc, kết chặt cácphương tiện lại như một cái bè lớn. Nhờ vậy mà cả 6 con tàu lúc đã không bị gióbão nhấn chìm, nhưng phương tiện và ngư cụ bị hư hỏng mất mát khá nhiều”, anhTrung nhớ lại.

Ngư dân trẻ thành tỷ phú nhờ vững vàng bám biển 2
Xe hơi...
Ngư dân trẻ thành tỷ phú nhờ vững vàng bám biển 3
Biệt thự

Năm 2006, anh vay thêm vốn ngân hàng cộng vớitiền dành dụm mạnh dạn mua lại chiếc tàu xa bờ 168CV và cùng lúc nân cấp công suất2 con tàu lên 730 CV để thực hiện khát vọng vươn khơi, làm giàu. Từ một ngưdân, ban đầu chỉ có chiếc thuyền chưa vượt quá 50 CV trở thành “ông chủ” của 2chiếc tàu đánh bắt xa bờ có tổng công suất 1.460 CV trị giá gần 5 tỷ, biến khátvọng vươn khơi trở thành hiện thực. Dù công suất, quy mô tàu tuy chưa phải quálớn nhưng anh Trung cùng các ngư dân của tàu liên tục vươn khơi đến ngư trườngHoàng Sa và Trường Sa. “Nghề biển tuy vất vả, bù lại có cơ hội làm giàu. Nhiềuchuyến vươn khơi trở về chở hàng chục tấn hải sản, thu lãi vài trăm triệuđồng”, anh Trung tâm sự.

Nhờ những chuyến biển bội thu, năm 2010, anhtiếp tục đóng thêm 1 chiếc tàu mới trên 3 tỷ đồng có công suất 800CV. Tàu BĐ97157 TS của anh có thân tàu dài 22m, rộng 6,8m và cao 3,8m, khá bề thế, khôngchỉ ở hình hài thân vỏ con tàu mà từ giàn ngư cụ gần 4 tấn, đến các trụ đỡ, hệthống ròng rọc kéo lưới, giàn câu, đèn cao áp và nhiều máy trị giá từ hai, batrăm triệu đến vài chục triệu đồng như: Máy dò cá, máy thông tin tầm xa HF,định vị, đàm dài, đàm ngắn. Với công suất máy và kết cấu thân vỏ tàu như thế,con tàu sẽ chịu được sóng gió trên cấp 6, cấp 7 nên có thể đi biển quanh năm.Anh Trung chia sẻ : “Thời gian đầu tôi cũng gặp nhiều khó khăn, vì phải lo chitrả tiền lãi ngân hàng, lại phải lo mưu sinh để đảm bảo đời sống anh em bạnthuyền. Nhưng may mắn là mình có được sự nhiệt tình, cố gắng các anh em đi bạn,giúp tôi vượt qua khó khăn”.

Chỗ dựa cho bà conngư dân

Từ một thanh niên nghèo với hai tay trắng, giờanh Trung đã trở thành một trong những ngư dân tỷ phú ở làng biển Lâm trúc 2,xã Hoài Thanh. Không chỉ làm giàu cho gia đình mà anh đang tạo công ăn việc làmtrăm lao động ở địa phương cả trên biển, lẫn trên bờ với mức thu nhập bình quân3,5- 7 triệu đồng/tháng. Nhiều bạn nghề được anh cho vay vốn đóng phương tiệnhành nghề riêng để tự vươn khơi mà không phải lệ thuộc vào ai. Ngoài ra, anhcòn có những chế độ hỗ trợ khác để tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo đờisống cho anh em thuyền viên. Đồng thời, động viên anh em thuyền viên tích cực thamgia đánh bắt xa bờ tại những ngư trường trọng điểm là Trường Sa và Hoàng Sa, gópphần bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương.

Ngư dân Phạm Phương, ở thôn Cửu Lợi Đông, xã TamQuan Nam, thuyền viên tàu cá của anh Trung cho biết: “Tôi đi làm cho anh Trunghơn mười năm nay, chúng tôi đều rất khâm phục anh trong việc vượt qua nghèokhó. Tuy còn trẻ nhưng anh luôn học hỏi và có nhiều kinh nghiệm trong đi biển.Do vậy mà trong các chuyến đi biển, tàu luôn đầy cá. Anh em chúng tôi cũng cókinh phí trang trải, phụ giúp gia đình”. 

Hàng năm vào những dịp lễ, tết anh cũng cónhững phần quà cho anh em ngư dân ăn tết. Sau khi ăn tết xong thường thì ngàymùng 9 và mùng 10 tháng Giêng âm lịch, đội tàu của anh tổ chức ra quân đánh bắtxa bờ Hoàng Sa, Trường Sa tại cửa biển Tam Quan. Lớn lên từ làng biển nghèo,tình yêu anh dành cho biển luôn thôi thúc nhưng giờ đây anh phải đành dừng lạivì một cơn tai biến vào cuối năm 2010. Không còn đạp sóng trong những chuyếnkhơi xa nhưng 3 con tàu của anh vẫn tiếp tục hành trình trên những vùng biểnthiêng liêng của Tổ quốc giúp anh gửi tình yêu của mình đến với biển quê hương.

Ông Võ Xuân Phúc, Bí thư thôn Lâm Trúc 2, xãHoài Thanh cho biết: “50 năm sống ở làng biển này, tôi chưa thấy ngư dân trẻ tuổinào vượt khó, giàu nghị lực, làm giàu từ hai bàn tay trắng như anh Trung. Tuổicòn trẻ mà anh Trung đã có cơ ngơi hoành tráng mà hiếm có ngư dân nào có. Nhữnggì anh Trung làm được trước đây và bây giờ xứng đáng trở thành tấm gương sángđể các thế hệ trẻ địa phương học tập, noi theo”.

Doãn Công

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 162
 
  •   Hôm nay 21,121
  •   Tháng hiện tại 732,529
  •   Tổng lượt truy cập 130,316,298