Chuyện về những người làm công việc “đoán ý trời”

Thứ sáu - 20/02/2015 12:30
Chuyện về những người làm công việc “đoán ý trời” Chuyện về những người làm công việc “đoán ý trời”

Dân trí Mặc dù đang trong những ngày Tết Nguyên đán nhưng những cán bộ khí tượng thủy văn vẫn phải làm việc trong rừng sâu, núi thẳm và xa trung tâm để “trực chiến” thu thập số liệu nhằm “đoán ý trời” phục vụ nhân dân.

“Ba cánh hồng” nơi góc trời Sa Pa

Nằm nép mình trên đỉnh núi, cáchbiệt hẳn với sự nhộn nhịp của khu du lịch, Trạm khí tượng Sa pa (huyện Sa Pa - Lào Cai) lànơi làm việc của 3 người phụ nữ. Giờ đây chỗ các chị làm việc không còn cảnhphải đi bộ, trèo đèo, lội suối, phải chặt cây chặn đường để gặp người như ngàytrước nữa. Tuy nhiên, nơi đây vẫn có phần cô quạnh bởi thiếu vắng tiếng người.Gặp chúng tôi, chị Lê Thị Liên, Trạm trưởng xúc động rồi vồn vã bảo: “Vào nhàcho đỡ lạnh đi các em. Lâu lắm mới có người đến thăm, chị vui lắm”.

Kể về công việc của mình, chịLiên chỉ thở dài và nói rằng “cũng bình thường”. Bởi đã hơn 20 năm trong nghề,ngày nào cũng vậy, kể cả ngày lễ tết, các chị có 4 “ốp” phải báo cáo số liệu vềtrung tâm: 1h đêm, 7h sáng, 13h và 19h.

Chuyện về những người làm công việc “đoán ý trời” 1
Chị Lê Thị Liên, Trạm khí tượng thủy văn Sa Pa, Lạng Sơn kể về những kỷ niệm với nghề đặc biệt.

Đây là quy định bắt buộc mangtính quốc tế của ngành dự báo, còn những hôm có gió bão, mưa lũ thì các chịphải báo ốp liên tục 1 tiếng/lần. Yêu cầu tính chính xác của công việc dự báothời tiết được đề cao tối đa. Bởi chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng có thể dẫn đếnhậu quả khôn lường.

Chị Liên chia sẻ: “Mình luônphải nhắc nhở bản thân rằng nếu thông số chuyển về Trung tâm mà sai có thể phảitrả giá bằng hàng trăm sinh mạng con người nên không bao giờ dám lơ là. Làmviệc phải cẩn trọng từng chi tiết để đưa ra số liệu chính xác nhất và thao tácnhanh nhất. Sở dĩ cần phải thực hiện nghiêm ngặt như vậy là bởi đơn giản nhưviệc thay giản đồ nắng chỉ được phép diễn ra trong 30 giây, vì nếu lâu hơn,nắng chiếu sẽ làm sai lệch chỉ số. Việc quan trắc đầy đủ các hiện tượng mây,mưa, gió... đọc hết các số liệu, đánh dấu các máy cũng chỉ được diễn ra trongvỏn vẹn 10 phút. Sau thời gian 10 phút ấy, các chị có thêm 5 phút để gửi bảntin về Đài Khí tượng Việt Bắc. Nếu sau thời gian ấy, dù chỉ chậm 1 phút màkhông có bản tin sẽ bị coi là bỏ ốp.

Chuyện về những người làm công việc “đoán ý trời” 2
Ngoài chăm lo công việc, những cán bộ khí tượngthủy văn còn biết tăng gia sản xuất, cải thiện bữa ăn.

Trên trạm Sa Pa, còn có thêm nỗisợ băng tuyết. Cứ đúng 1h đêm, thân gái một mình, các chị lại xách đèn pin ravườn. Có những hôm mưa gió, các chị vẫn phải mặc áo mưa dò dẫm từng bước ravườn làm nhiệm vụ. Có lần, chị Liên bước ra đến lều đo mưa, chưa kịp giở sổ thìbị trượt ngã. Sau đó chị mới biết rằng băng đã đóng trên bậc thang một lớp dàynên không thể trèo lên được. Chị buộc phải chạy vội vào lấy phích nước nóng radội cho tan băng, kịp ghi sổ đúng giờ.

Rồi có hôm, các chị lội nước ralấy thông tin ngoài thủy chí vào thời gian nửa đêm, trời lạnh mà nước ngập đếnlưng quần. Con gái mấy ai chịu nổi. Khi bão về, người dân quanh vùng sơ tánhết, mấy chị em vẫn quyết bám trụ để có số liệu kịp thời. Đó chỉ là một tronghàng vạn những kỷ niệm “không có gì để nhớ” mà chị và các đồng nghiệp của mìnhphải trải qua. Bởi, theo chị, nếu kể về những sự cố, kỷ niệm khi làm nghề thìmấy ngày cũng chẳng hết. Đặc biệt là có quá nhiều điều ấn tượng, cảm xúc, nênchẳng biết bắt đầu từ đâu.

“Ba chàng ngự lâm” trên đỉnh Mẫu Sơn

Đến trạm khí tượng thủy văn Mẫu Sơn, một vùng núi cao nằm ở phía Đông Bắctỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận chính của 3 xã: Mẫu Sơn, Công Sơn huyện Cao Lộc vàxã Mẫu Sơn huyện Lộc Bình. Đây là vùng núi cao của tỉnh, có địa hình đa dạng,độ cao trung bình 800-1.000m so với mặt nước biển, bao gồm một quần thể 80 ngọnnúi lớn nhỏ với đỉnh cao nhất là Phia Po (1.541m, còn gọi là đỉnh Công hay CôngSơn - nơi đặt cột mốc 42, biên giới Việt - Trung), đỉnh Pia Mê cao 1.520m.

Căn cứ của trạm là nơi để dùnglàm văn phòng làm việc cũng là nơi ăn ở sinh hoạt của những cán bộ khí tượngthủy văn. Đối nghịch hẳn với trạm khí tượng Sapa, cán bộ nơi đây lại toàn lànam với tên gọi “ba chàng ngự lâm”. Sở dĩ như vậy, bởi ở mãi trên đỉnh núi MẫuSơn quanh năm mây mù, tuyết phủ này chỉ có 3 chàng trai, người nhiều tuổi nhấtmới chỉ sinh năm 1983, còn người trẻ sinh năm 1988.

Chuyện về những người làm công việc “đoán ý trời” 3
Anh Hoàng Văn Huy, Trạm trưởng đài khí tượngthủy văn Mẫu Sơn, Lạng Sơn.

Anh Hoàng Quốc Huy, Trạm trưởng TrạmKhí tượng Thủy văn Mẫu Sơn chia sẻ: “Đang tuổi thanh niên, chúng tôi cũng muốnbay nhảy, yêu đương, tìm bạn đời lắm chứ. Nhưng cái “nghiệp” đã “ám” vào ngườirồi nên chẳng thể nào dứt ra được. Nhiều lúc cũng buồn và thèm “tiếng người”đến ghê gớm. Không những thế, thu nhập thấp nên anh em chúng tôi phải tính toánchi tiêu từng li từng tí một. Nói vậy thôi, nhưng để tiêu tiền ở trên này cũngkhó. Bởi, muốn xuống được “chỗ tiêu tiền”, chúng tôi phải đi bộ 15km mới tớinơi. Gặp hôm mây mù giang lối, chợ không xuống được đành sử dụng mì tôm. Riêngdùng nước cũng là điều phải suy nghĩ nhiều bởi nguồn nước ở đây dựa máy bơm vàocác bể chứa dự trữ để phục vụ sinh hoạt”.

Anh Hoàng Xuân Thái - cán bộ trẻnhất của Trạm kể: “Làm cán bộ khí tượng thường xuyên phải xa nhà, không có cơhội tìm hiểu cô gái nào nên đến giờ này cả ba anh em chưa có ai lập gia đình.Ngày trước, cán bộ khí tượng thiếu lắm, mỗi trạm chỉ có một đến hai người,đường sá thì không có nên muốn về nhà thì chỉ còn cách băng rừng, vượt suối cảtuần mới đến được với... thế giới bên ngoài. Đi đi về cũng mất gần nửa tháng.Vậy nên có khi cả năm mới về thăm gia đình được một lần. Mình làm cái nghề nàynó khắc nghiệt thế đấy! Cũng muốn lấy vợ sinh con nhưng làm gì có cơ hội”.

“Buồn thì nói vậy thôi nhưng mỗikhi cảm nhận được những thông tin của mình chuyển về để phục vụ cho những bảntin thời tiết chính xác cho người dân trong lòng cũng thấy vui vì việc của mìnhlàm đã có ý nghĩa”, Thái nói. Những suy nghĩ giản dị đó là động lực tiếp thêmsức mạnh giúp cán bộ Trạm khí tượng Mẫu Sơn có thêm nguồn động viên để đo vàchuyển chính xác các thông số về thời tiết.

Chuyện về những người làm công việc “đoán ý trời” 4
Nơi ngủ xềnh xoàng ngay tại phòng làm việc củacác cán bộ khí tượng thủy văn Mẫu Sơn, Lạng Sơn.

Rồi những lúc “tủi nghiệp” khiốm đau, bệnh tật giữa núi trời lộng gió. Những “càng ngự lâm” trạm khí tượngthủy văn phải thức đêm vừa “trực chiến” vừa chăm nhau. Họ kể, lúc ốm đau vẫnphải làm, vẫn phải tập hợp số liệu để báo cáo về Trung tâm, có được nghỉ đâu.Có khi ốm cả tuần cũng chẳng ai biết. Nửa đêm, trong khi mọi người đang yêngiấc thì những cán bộ khí tượng phải thức trắng đêm để làm nhiệm vụ.

Có người hạnh phúc vì mình giàusang phú quý, có người hạnh phúc vì có một gia đình yên ấm. Thế nhưng, vớinhững cán bộ khí tượng thủy văn thì họ xem chuyện “đo mây, đếm gió” là hạnhphúc của mình. Quả thật chúng tôi không nghĩ rằng phía sau những bản tin thờitiết ngắn ngủi hàng ngày lại có biết bao câu chuyện như thế. Gian nan, vất vả,thiếu thốn về cơ sở vật chất đã đành, vậy mà người đàn ông này còn chấp nhận hysinh cả mái ấm gia đình của mình để sống với nghề đến ngày hôm nay...

BOX: Ngày Tết vẫn “ăn gió nằm sương”

Để có được một bản tin thời tiếtmỗi ngày vài phút trên truyền hình hay đôi dòng trên báo chí mà mọi ngườithường thấy, là sự hy sinh thầm lặng, là cảnh “ăn gió nằm sương” quen thuộc củarất nhiều cán bộ, kỹ sư ngành khí tượng-thủy văn trải khắp các địa bàn từ đồngbằng đến miền núi, từ hải đảo xa đến các đô thị. Ngày lễ, ngày Tết thì côngviệc của họ càng tất bật, chu đáo hơn. Mỗi ngày, họ hàng giờ tỉ mỉ theo dõi,tổng hợp, phân tích và xử lý một cách khoa học từng số liệu, hiện tượng có liênquan đến sự biến động, ổn định của khítượng, thủy văn và các yếu tố môi trường khác của thời tiết. Có đi đến nhữngnơi này, mới thấm hết tầm quan trọng của các anh chị ngành khí tượng-thủy văn.

Tuân Cường

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 125
  •   Máy chủ tìm kiếm 7
  •   Khách viếng thăm 118
 
  •   Hôm nay 19,051
  •   Tháng hiện tại 142,814
  •   Tổng lượt truy cập 130,564,899