Những lưu ý để vui xuân an toàn

Thứ sáu - 13/02/2015 05:12
Những lưu ý để vui xuân an toàn Những lưu ý để vui xuân an toàn

Dân trí Dù đã sàng lọc kỹ các bệnh án để bệnh nhi nào đủ điều kiện xuất viện sẽ được về nhà ăn Tết nhưng đến ngày 24 Tết, tại khoa Nhi BV Bạch Mai vẫn còn 85 bệnh nhi phải nằm viện, trong đó chủ yếu là bệnh nhân viêm phổi, viêm tiểu phế quản, đường hô hấp cấp...

Những lưu ý để vui xuân an toàn 1
Lưu ý chăm sóc trẻ sẽ phòng được nguy cơ mắc bệnh. Ảnh: H.Hải

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (BVBạch Mai), cho biết, năm nào cũng vậy, vào dịp Tết bệnh viện vẫn thường xuyêntiếp nhận các bệnh nhi viêm đường hô hấp, viêm phổi, ngộ độc thực phẩm tớikhám. Cá biệt những ca tai nạn thương tích do nổ pháo, súng bắn đồ chơi, haytrầm trọng hơn là tai nạn giao thông vẫn có nguy cơ xảy ra với trẻ. Trong khiđó, đây là những tai nạn hoàn toàn có thể phòng tránh. Vì thế, trong ngày Tết,dù bận rộn cha mẹ cũng vẫn cần để mắt để phòng các nguy cơ xảy ra với trẻ.

Giữ nếpsinh hoạt đều đặn, chú ý ăn uống

Ngày Tết, với hầu hết người lớn chế độ sinhhoạt bị đảo lộn bởi những bữa tiệc, việc thăm thú họ hàng. Điều này khiến ngườilớn cũng cảm thấy vô cùng mệt mỏi bởi thay đổi nếp sinh hoạt hàng ngày. Với trẻnhỏ, sự thay đổi nếp sinh hoạt này càng khiến trẻ mệt mỏi hơn, rồi việc ăn bừabãi bánh kẹo ngọt dẫn đến đầy bụng, bỏ bữa, nô đùa nhiều ra mồ hôi, nhiễm lạnh... là nhữngyếu tố nguy cơ khiến trẻ có thể mắc bệnh trong ngày Tết.

Vì thế, với trẻ nhỏ, việc duy trì giờ giấc ổnđịnh, đảm bảo ngủ đủ rất quan trọng với tình trạng sức khỏe của trẻ. Cần đảmbảo chế độ dinh dưỡng như hàng ngày cho trẻ, hạn chế tố đa việc ăn nhiều bánhkẹo, các loại hạt gây đầy bụng, khó tiêu cho trẻ, không cho trẻ ăn thức ăn nghingờ đã ôi thiu...

Bên cạnh đó, việc giữ vệ sinh cá nhân, rửa taysạch sẽ trước khi ăn là rất cần thiết. Trong các dịp Tết, khoa Nhi vẫn thườngxuyên tiếp nhận bệnh nhi ngộ độc thực phẩm vì ăn quá nhiều món ăn trong ngày,ăn quá nhiều bánh kẹo, nước ngọt có gas...

Chú ýtai nạn thương tích

Ngày Tết, các gia đình thường di chuyển rấtnhiều đi chơi xuân, thăm thú họ hàng. Vì thế, hãy để mắt kĩ tới trẻ trong nhữnglần di chuyển, đi chơi như vậy.

Bởi việc chạy nhảy, đùa nghịch có thể khiếntrẻ gã và gây tai nạn thương tích không đáng có. Để ý đến trẻ không có nghĩa làkhông cho trẻ chơi đùa mà trong sự giám sát của người lớn, phòng trẻ có nhữngtrò nghịch dại có thể gây tai nạn thương tích nguy hiểm. Đã có trường hợp haigia đình đi đu lịch dịp Tết, trẻ con hai nhà cho dồn lại một phòng cho trẻ vuiđùa, người lớn thảnh thơi trò chuyện để rồi trẻ đùa nghịch, chơi trò nhảy từtrên cao xuống và một em bé 4 tuổi đã bị gãy tay, sau khi sơ cứu đã phải bay từĐà Nẵng ra Hà Nội, cả nhà đã mất Tết vì phút lơ là không giám sát trẻ.

Ngoài ra, người lớn cần rất lưu ý, đi chơixuân thăm họ hàng thường không tránh khỏi uống một vài ly rượu. Nếu di chuyểnbằng xe máy, đã có hơi men, không tỉnh táo đừng đèo con trẻ, không tự cầm láiđể phòng nguy cơ tai nạn đáng tiếc cho cả gia đình.

Hay cũng có những trẻ phải “xông đất” bệnhviện ngày Tết do bị chấn thương do pháo nổ, do súng đồ chơi. Vì thế, hãy luôngiám sát trẻ trong tầm mắt của người lớn để kịp thời phòng ngừa những nguy cơcó thể xảy ra.

Giữ ấmđúng cách cho trẻ

Thời tiết hiện nay đúng đặc trung ngày Tếtnhưng vẫn có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm. Chính sự chênh lệch nhiệtđộ, thay đổi thời tiết là tác nhân chủ yếu khiến trẻ đổ bệnh, do cơ thể trẻkhông kịp thích ứng với sự thay đổi này.Bìnhthường, trẻ chủ yếu ở trong nhà, do vậy không có sự thay đổi nhiệt độ quá lớn.Nhưng ngày Tết, bé thường được bố mẹ cho đi chúc Tết nên càng phải biết cáchphòng bệnh, bằng cách sử dụng linh hoạt quần áo ấm để giữa ấm đúng cách chotrẻ, không khiến trẻ lạnh cũng không khiến trẻ vã mồ hôi vì quá ấm.

Khi cho trẻ ra ngoài đi chơi, đi chúc Tết họhàng, nếu đi xe máy dù chỉ quãng đường ngắn cũng cần cho trẻ mặc đủ ấm, có mũ,kính, khẩu trang, chỉ nên đi với tốc độ vừa phải và luôn phải lưu ý xem bé cóbị ủ quá kỹ phần đầu mặt khiến khó thở không.

Còn đi ô tô, bố mẹ phải chịu khó cởi – mặc đồcho con. Khi xuống xe, hãy khoác thêm một chiếc áo ấm, loại kéo khóa để thuậnlợi cho cởi – mặc. Khi lên xe, dù quãng đường ngắn nhất định cũng cần cởi áokhoác cho trẻ, vì trên xe nhiệt độ điều hòa ấm, chỉ ngồi 2 – 3 phút với áo ấmthì trẻ có thể vã mồ hôi và mồ hôi này thấm ngược vào người khiến trẻ cảm lạnh.

Trẻ cần mặc đủ ấm nhưng cũng cần phòng cảmlạnh do ra quá nhiều mồ hôi. Lau mồ hôi, thay quần áo ngay khi trẻ lỡ tè dầm lànhững việc tủn mủn nhưng lại quan trọng để phòng bệnh.

Còn khi trẻ có các dấu hiệu viêm đường hô hấptrên với các biểu hiện xổ mũi, ho, viêm họng, sốt... Nếu bé không được điều trịsớm, đúng cách sẽ dễ dẫn đến viêm đường hô hấp dưới như viêm phổi. Tuyệt đốikhông vì tâm lý kiêng đi viện ngày Tết mà tự chữa cho trẻ, tự uống kháng sinhrất nguy hiểm. Nếu trẻ vẫn ăn, ngủ bình thường thì hạ sốt, rửa mũi... cho trẻ,theo dõi nếu trẻ diễn biến nặng hơn thì đi khám, không để tình trạng bệnh đãnặng, phải cấp cứu với những triệu chứng của suy hô hấp như: khó thở, khò khè,mặt mũi xanh tái, ho rũ rượi, đờm dãi ứ nghẹt, mệt lả; có trẻ sốt cao, co giật...rất nguy hiểm cho trẻ.

Hồng Hải

 

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 180
  •   Máy chủ tìm kiếm 4
  •   Khách viếng thăm 176
 
  •   Hôm nay 26,842
  •   Tháng hiện tại 86,875
  •   Tổng lượt truy cập 130,508,960