Bệnh do siêu vi: Cần trị đúng cách

Thứ tư - 18/03/2015 17:25
Bệnh do siêu vi: Cần trị đúng cách Bệnh do siêu vi: Cần trị đúng cách

Nhiều căn bệnh hay gặp trong mùa nóng dễ để lại những dấu tích trên da trẻ và mỗi loại bệnh cần cách xử lý khác nhau.

Tháng 3 và 4 hằng năm, khi thời tiết miền Nam nóng ẩm dầncũng là thời điểm vào mùa của một số bệnh nhiễm siêu vi. Khoảng 1 tháng qua,các bệnh viện (BV) đã phải tiếp nhận khá nhiều bé bị thủy đậu, kể cả người lớn.Dự kiến trong tháng tới, nhiều bệnh khác như tay chân miệng, sốt xuất huyếtcũng bắt đầu xuất hiện. Các bệnh này không chỉ gây sốt, mệt mỏi mà còn tạo ranhững sang thương da. Ở một số trẻ khác cũng thấy “nở hoa” trên da bởi các chứngviêm da do dị ứng, do không giữ vệ sinh kỹ trong thời tiết nóng ẩm...

Che mờ triệu chứng

Sợ những dấu tích trên làm hỏng làn da đẹp của bé, không ítphụ huynh vội dùng các “bài thuốc truyền miệng” để xử lý sang thương mà khôngbiết lắm lúc lại khiến tình hình xấu thêm.

Thấy con gái 3 tuổi sốt nhẹ và bắt đầu xuất hiện vài chấm giốngnhư bóng nước của thủy đậu trên da, chị T.T.T.D (33 tuổi) vội bồng ngay con vàoBV. Ngồi ở hàng ghế đợi, một vài người mẹ khác nhìn tay chân cháu bé, hỏi saokhông bôi thuốc, chị lắc đầu: “Năm ngoái, con bé bị tay chân miệng, tôi lấy đạiXanh Methylen (từng được bác sĩ dùng cho con trai lớn của chị khi cháu bị thủyđậu) để bôi lên những dấu hồng ban của cháu. Khi tôi đưa bé vào BV do sốt hơn39 độ C, bác sĩ (BS) bực bội bảo rằng bôi thuốc cho con tím ngắt khắp mình thếkia thì làm sao thấy rõ triệu chứng trên da để chẩn đoán...”.

Chị D. không phải là phụ huynh duy nhất bồng con vào BV vớilàn da tím ngắt hay đỏ thẫm vì Xanh Methylen, thuốc đỏ hay các loại thuốc bôicó màu khác. “Có những sang thương da trong bệnh nhiễm không cần bôi gì cả, vídụ tay chân miệng. Các sang thương này sẽ biến mất khi hết bệnh mà không để lạisẹo trên da. Việc bôi thuốc chỉ làm mờ đi các triệu chứng mà BS rất cần quansát khi chẩn đoán và điều trị” - BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm BV NhiĐồng 1, lưu ý.

Bệnh do siêu vi: Cần trị đúng cách 1
Khi mắc bệnh do nhiễm siêu vi như thủy đậu, tốt nhất nên vàobệnh viện để được xử trí đúng cách Ảnh: NGỌC ÁNH

Ngứa: cần phân biệt đểxử lý

Một trong những nguyên nhân khiến phụ huynh lo lắng đi tìmthuốc bôi là khi các dấu vết trên da khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu; tuy nhiên,ngứa cũng có thể do nhiều nguyên nhân.

Trước hết, phải phân biệt những sang thương da do bệnh nhiễmvới ngứa ngáy do các bệnh về da, bởi với thời tiết nóng như hiện nay, nhiều trẻdễ bị viêm da, ngứa ngáy do chạy nhảy, chơi đùa đổ mồ hôi mà không tắm rửa. Nhiềuphụ huynh sợ bôi thuốc tây lên da trẻ dễ bị phản ứng phụ nên chuyển sang dùngcác loại thuốc đông y, thuốc có nguồn gốc thực vật mà không biết chúng vẫn gâyphản ứng phụ nếu dùng sai cách.

“Có thể nấu nước tía tô, ngải cứu, lá trầu, cây kinh giới đểrửa, lau nhẹ nhằm chống ngứa nếu như trẻ bị ngứa do viêm da dị ứng, viêm da tiếpxúc; còn nếu ngứa do các bệnh nhiễm siêu vi thì không nên dùng cách này. Nhiềungười bị thủy đậu hay dùng nghệ vì sợ các bóng nước để lại sẹo nhưng chỉ nêndùng trong giai đoạn các bóng nước đã vỡ và lành lại vì nghệ chỉ có tác dụng chốngsẹo. Giai đoạn trước đó chỉ nên sử dụng Xanh Methylen” - lương y Đinh Công Bảy,Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, khuyến cáo.

Lương y Bảy cũng cảnh báo trường hợp người bị ngứa do sốt xuấthuyết tự ý dùng dầu gió, dầu nóng bôi lên da với hy vọng bớt ngứa, làm vậy tìnhtrạng xuất huyết càng nặng thêm, có thể dẫn đến biến chứng không mong muốn. Ôngnói có thể điều trị sốt xuất huyết bằng đông y nhưng người bệnh cần được đưa đếncác cơ sở chuyên về đông y để chữa trị theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.

Về bệnh thủy đậu, BS Trương Hữu Khanh khuyên các bậc phụhuynh không nên kiêng tắm cho con vì khi mắc bệnh này trẻ rất cần giữ cơ thể sạchsẽ. Nên cắt ngắn móng tay để ngừa trẻ gãi gây trầy xước hay vỡ bóng nước; nếungứa quá có thể hỏi ý kiến BS để được cho thuốc uống. Thuốc Xanh Methylen màcác BS hay cho trẻ dùng khi mắc bệnh này rất thông dụng, dễ mua, chủ yếu có tácdụng ở giai đoạn bóng nước đã tự vỡ ra, giúp chống nhiễm trùng; còn giai đoạntrước đó chỉ cần tắm rửa, giữ vệ sinh cho trẻ là được.

Phân biệt các biểu hiện

Theo các BS, nếu là sang thương da do các bệnh nhiễm nhưtay chân miệng, sốt xuất huyết, thủy đậu... thì tốt nhất nên đưa trẻ vào BV,đừng tự chữa vì những bệnh này có nhiều nguy cơ lớn hơn như sốt, nhiễm trùng,sốc... Sang thương ở tay chân miệng thường là hiện tượng da nổi bông, hồngban đỏ rộp lên ở vùng bàn chân, bàn tay, miệng... Sốt xuất huyết ở giai đoạncuối cũng xuất hiện các chấm đỏ vốn là dấu hiệu của tình trạng xuất huyết dướida nhưng thông thường khi xuất hiện chấm đỏ là lúc bệnh đang khỏi dần nênkhông đáng lo. Các bệnh này thường kèm nhiều triệu chứng khác, nhất là sốtcao khó hạ, vì vậy, nếu trẻ sốt cao đến ngày thứ hai thì nên đưa đi khám. Bệnhthủy đậu có biểu hiện là những mụn nước có thể nổi lên và lan ra toàn thân chỉtrong vòng chưa đến 1 ngày. Bệnh này cần được xử lý bởi BS chuyên khoa.

Theo Anh Thư - Tiểu Nguyệt

Người lao động

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 136
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 135
 
  •   Hôm nay 4,651
  •   Tháng hiện tại 898,329
  •   Tổng lượt truy cập 128,516,568