6 triệu ca mắc tiêu chảy liên quan đến thiếu nước sạch

Thứ sáu - 27/03/2015 12:47
6 triệu ca mắc tiêu chảy liên quan đến thiếu nước sạch 6 triệu ca mắc tiêu chảy liên quan đến thiếu nước sạch

Dân trí GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, thiếu nước sạch hàng năm gây ảnh hưởng tới ít nhất 1 triệu người Việt Nam. Trong 4 năm qua, có tới 6 triệu các trường hợp mắc bệnh liên quan tới thiếu nước sạch, tiêu tốn 20 triệu đô la Mỹ chi phí y tế.

6 triệu ca mắc tiêu chảy liên quan đến thiếu nước sạch 1
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp.

Gần50% dân số chưa được quan tâm đến chất lượng nước sạch

Tại hội nghị Tăng cường phối hợp liên ngành vàhợp tác quốc tế trong công tác kiểm soát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạtdiễn ra ngày 25/3 tại Hà Nội, GS Long cho biết, trong năm 2014, Bộ Y tế đã tổchức kiểm tra đột xuất chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt tại nhiều tỉnh, thànhphố trong cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng... Kết quả chothấy, các chỉ tiêu không đạt phổ biến là các chỉ tiêu vi sinh, hàm lượng clo dưthấp, hàm lượng amoni, nitrit, nitrat cao hơn tiêu chuẩn cho phép.

Cụ thể, báocáo kết quả kiểm tra, giám sát định kỳ chất lượng nước trên cả nước cho thấy,21,6% số cơ sở cấp nước từ 1 nghìn mét khối 1 ngày đêm trở lên không đạt vệsinh chung. Tỷ lệ này ở các cơ sở cấp nước dưới 1 nghìn mét khối 1 ngày đêm là27,4%. Một số chỉ tiêu không đạt thường gặp như: nhiễm vi sinh và chất hữu cơliên quan đến ngập lụt ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long; Chỉtiêu Clo dư thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Một số trạm cấp nước quy mô nhỏ sửdụng nước ngầm của một số tỉnh, thành phố có chỉ tiêu asen không đạt tiêu chuẩncho phép do khả năng xử lý asen trong nguồn nước ngầm chưa đảm bảo.

Như trongnăm 2014, khi kiểm tra tại Trạm cấp nước MỹĐình 2 thì phát hiện mẫu nước nhiễm asen, còn tại bể chứa nước tại khu đô thịNam Đô có hàm lượng clo dư thấp hơn tiêu chuẩn cho phép.

Theo bà Mai Thị Liên Hương, Phó Cục trưởng,Cục Hạ tầng và kỹ thuật, Bộ Xây dựng, trên thực tế có đến một nửa dân số ViệtNam chưa được quan tâm đến chất lượng nước sạch. Thực tế, Việt Nam đang đạt tỷlệ 80% dân số đô thị được cung cấp nước sạch đạt quy chuẩn của Bộ Y tế,85% dân số nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh nhưng chỉ khoảng 42% đạt quychuẩn của Bộ Y tế.

Trong khi đó, nước là một yếu tố vô cùng quantrọng liên quan đến sức khỏe cộng đồng. GS Long cho biết, thống kê của Tổ chứcY tế thế giới cho thấy mỗi năm trên toàn cầu có 4 tỷ ca mắc bệnh tiêu chảy và1,5 triệu ca tử vong do bệnh tiêu chảy vì nước không an toàn, vệ sinh môitrường và vệ sinh cá nhân kém. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 250.000người bị mắc bệnh tiêu chảy cấp phải nhập viện. Tình trạng thiếu nước sạch hàngnăm gây ảnh hưởng tới ít nhất 1 triệu người Việt Nam và thống kê trong 4 nămqua, có tới 6 triệu trường hợp mắc bệnh liên quan tới thiếu nước sạch, ước tínhchi phí cho y tế là khoảng 20 triệu USD.

Đẩymạnh truyền thông đến từng người dân

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Phó Thủtướng Vũ Đức Đam nêu rõ, hiện nay việc xử lý, quản lý chất lượng nước ở cácvùng miền, khu vực trong cả nước còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, các bộ ngànhcần tăng cường phối hợp trong việc rà soát các văn bản pháp luật và các tiêuchí để quản lý chất lượng nước. Đồng thời cần phối hợp chặt chẽ, có lộ trình vàphù hợp với điều kiện thực tế của nước ta.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn trong thờigian tới, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ tiếp tục quan tâm tư vấn, tàitrợ nhiều dự án cấp nước thiết thực, hiệu quả tại Việt Nam. 

“Tôi đề nghị tăng cường phối hợp giữa Trungương với địa phương, giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế, nếu có thể được thìgiữa chính các nhà tài trợ với nhau. Có rất nhiều mô hình tốt chúng ta có thểchia sẻ, rút kinh nghiệm được và những dự án sẽ tốt hơn; Sẽ tiếp tục giao tráchnhiệm hơn nữa cho ngành y tế, là người giữ sức khỏe cho dân, đề nghị Bộ Y tếtrong quá trình theo dõi cần thống kê lại kết hợp với các dự án, xem những đặcthù và có những cơ chế, hướng dẫn cho từng vùng miền, từng loại dự án. Đề nghịtruyền thông phải đổi mới và có một định hướng truyền thông".

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, một vấn đề quantrọng không kém là tuyên truyền về nước sạch đến từng người dân, thay đổi nhậnthức của nhân dân về vấn đề này. Bởi nước là một sản phẩm rất đặc biệt, tất cả mọi người đều ănuống, uống nước hàng ngày. Năm 2014, trong trong chương trình an toàn thực phẩmlần đầu tiên nước được đưa vào là một thành tố. Việc tăng cương kiểm tra quy chuẩn, quy trình, kiểm tra tất cả để sảnphẩm nước ra cho dân là tốt. Bất kể nước đấy là từ hộ gia đình, nhà máy, hay từnông trại.

“Năm ngoái, khi Bộ Y tế tổ chức đi kiểm tra(trước đây cũng có làm chứ không phải không làm), nhưng mà không thành trọngtâm, nhân dân rất là ủng hộ. Nhân dân hi vọng không phải là chiến dịch lên rồithôi mà từ nay việc kiểm tra này là thường xuyên để người dân uống nước thìkhông lo bị ung thư, không lo bị nhiễm thuốc độc tích tục trong người và tôicho rằng cần phải tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch này.

Ngày xưa mình nghèo mình làm gì đòi hỏi nướcsạch, bây giờ khá hơn, phải đổi mới tuyên truyền này, phải thay đổi nhận thứccủa từng người dân. Tôi rất đồng tình việc làm sao để người dân phải ý thứcđược. Trước đây, khi mà khó khăn, còn đói nghèo chúng ta chưa quan tâm đến nướcsạch nay có điều kiện rồi thì phải quan tâm đến. Phải tuyên truyền cho dân nướckhông đảm là rất độc hại thì người dân rất có ý thức. Bộ y tế là cơ quan đầumối, cần rà lại rồi đưa ra định hướng truyền thông tới đây, làm sao để ngườidân thấy việc giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm,sử dụng nước sạch chính là giữ cho chính mình, cho sức khỏe của chính mình", Phó Thủ tướng phát biểu.

Hồng Hải

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 73
  •   Máy chủ tìm kiếm 2
  •   Khách viếng thăm 71
 
  •   Hôm nay 34,578
  •   Tháng hiện tại 112,017
  •   Tổng lượt truy cập 128,710,195