Ghi nhận kết quả, xác định rõ nguyên nhân oan, sai trong tố tụng hình sự

Thứ sáu - 05/06/2015 11:27
Ghi nhận kết quả, xác định rõ nguyên nhân oan, sai trong tố tụng hình sự Ghi nhận kết quả, xác định rõ nguyên nhân oan, sai trong tố tụng hình sự

Theo chương trình làm việc, ngày 5/6, Quốc hội thảo luận tại Hội trường báo cáo kết quả giám sát về tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật.

Về vấn đềnày, các đại biểu Quốc hội đã ghi nhận, đánh giá tích cực nỗ lực của các cơquan tiến hành tố tụng, trong đó có cơ quan điều tra Công an các cấp về phòngngừa không để xảy ra oan, sai cũng như tập trung khắc phục những hạn chế về vấnđề này.

Án oan, sai chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ

Trong báocáo giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện, Phó trưởngđoàn giám sát đánh giá, những năm gần đây, tình hình tội phạm tiếp tục diễn biếnphức tạp, gia tăng về số vụ, số người phạm tội với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệtnhưng Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án các cấp đã có nhiều nỗ lực, tíchcực đấu tranh phòng, chống tội phạm; giữ vững an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội.

Về cơ bản,hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúngtội, đúng pháp luật.

Chủ nhiệmNguyễn Văn Hiện ghi nhận, các cơ quan chức năng đã triển khai áp dụng nhiều biệnpháp để chấn chỉnh khắc phục tồn tại, thiếu sót trong hoạt động điều tra, truytố, xét xử. Nhờ đó tình hình oan, sai đã giảm so với trước đây, chỉ xảy ra mộtvài vụ án oan, còn án sai cũng chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Tuy nhiên,so với yêu cải cải cách tư pháp, yêu cầu của Hiến pháp năm 2013 thì việc phòngchống oan, sai, bỏ lọt tội phạm còn những bất cập hạn chế, cần được khắc phục.

Theo Ủy banTư pháp, loại án thường dẫn đến oan, sai chủ yếu là án giết người, cướp tài sảnhoặc hiếp dâm, giết người không quả tang mà quá trình điều tra gặp nhiều khókhăn và loại án về kinh tế do những quan điểm trong áp dụng pháp luật còn chưathống nhất.

Phần lớn cácđịa phương trong nhiều năm chưa phát hiện trường hợp nào làm oan người vô tội,kể cả những nơi mặc dù có lượng án rất lớn. Hầu hết các trường hợp bị oan, saitrong những năm gần đây đều được phát hiện, đã được khắc phục ngay trong giaiđoạn điều tra, truy tố tuy nhiên cũng có trường hợp bị oan chưa được xử lý kịpthời.

Ghi nhận kết quả, xác định rõ nguyên nhân oan, sai trong tố tụng hình sự 1
Lực lượng Công an trao đổi kinh nghiệm, nâng cao chất lượng,hiệu quả công tác điều tra vụ án.

Ghi nhận nỗ lực ngăn ngừa oan, sai

Qua trao đổiý kiến đại biểu Quốc hội cho thấy, trong những năm qua, tình hình tội phạm cónhiều diễn biên phức tạp, một số loại tội phạm gia tăng, tính chất, mức độ nguyhiểm, phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, đây là tháchthức cho các cơ quan tiến hành tố tụng.

Nhiều vụ việcvi phạm pháp luật có đông người tham gia, việc phát hiện, ngăn chặn và điều ra,xử lý rất phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức và thời gian. Đại biểu Bùi Thị An(Hà Nội) cho rằng, trước tình hình phức tạp đó, các cơ quan tiến hành tố tụngmà trước hết là cơ quan điều tra Công an các cấp đã có rất nhiều nỗ lực, pháthiện, khởi tố, điều tra theo quy định của pháp luật, đặc biệt là thực hiệnnghiêm các quy định của pháp luật trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn; tích cựcchấn chỉnh khắc phục tồn tại, thiếu sót trong hoạt động điều tra, truy tố, xétxử, nhờ đó tình hình oan, sai đã giảm so với trước đây, tỷ lệ oan, sai là rấtthấp.

Đại biểu TrầnNgọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng, công tác điều tra tội phạm có đặc thù, là nghềđòi hỏi trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh cao, điều đó thể hiện sự cố gắng lớn củalực lượng Công an các cấp dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Công an Trung ương và BộCông an.

Theo ông, cơquan điều tra các cấp đã chấp hành nghiêm túc những quy định của Bộ luật tố tụnghình sự, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự và những văn bản quy phạm pháp luậtcó liên quan trong việc phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Lựclượng Công an cũng đã tập trung chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế,thiếu sót trong công tác điều tra, xử lý tội phạm…

Thượng tôn pháp luật, xử nghiêm sai phạm

Về vấn đềnày, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an khẳngđịnh: Với tinh thần thượng tôn pháp luật, Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạoBộ Công an đã chỉ đạo Cơ quan điều tra Công an các cấp và các cơ quan kháctrong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tranghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác bắt, giam giữ,điều tra, xử lý tội phạm với phương châm “không bỏ lọt tội phạm, không để oan,sai”.

Bộ Công anđã ban hành nhiều chỉ thị về việc tăng cường chấp hành pháp luật, nâng cao hiệuquả trong hoạt động điều tra. Qua đó, đã phát hiện, khởi tố điều tra và xử lýnghiêm minh, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật các hành vi phạm tội xảyra; công tác bắt, giam giữ, điều tra, xử lý tội phạm đáp ứng yêu cầu đấu tranhphòng, chống tội phạm; tỷ lệ khởi tố vụ án, khởi tố bị can và kết luận điều trachuyển Viện kiểm sát đề nghị truy tố năm sau cao hơn năm trước.

Cơ quan điềutra các cấp đã chấp hành nghiêm túc những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự,Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự và những văn bản quy phạm pháp luật có liênquan trong việc phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ; tập trung chỉđạo chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong công tác điều tra, xửlý tội phạm…

Tuy nhiên,bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thu thập, kiểm tra, đánh giá chứngcứ, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạmcủa Cơ quan điều tra các cấp trong CAND cũng còn một số hạn chế, thiếu sót, cábiệt ở nơi này, nơi khác còn xảy ra một vài trường hợp oan, sai, ảnh hưởng đến quyền công dân, uy tín của cáccơ quan tiến hành tố tụng.

Hiện, BộCông an đang chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả côngtác điều tra, trong đó quy định rõ cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy Công an các cấp phảităng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ, cấp trên phải kiểm tra, hướng dẫnvà chịu trách nhiệm về những vi phạm của cấp dưới. “Công tác thanh tra, nhất làthanh tra trong công tác khởi tố, bắt, giam, giữ phải được tiến hành thườngxuyên, thực chất, chú trọng phát hiện sai phạm từ sớm, tại cơ sở để kiến nghịchấn chỉnh, khắc phục kịp thời, không để sai phạm kéo dài, gây hậu quả nghiêmtrọng.

Xử lý nghiêmminh những trường hợp vi phạm nghiêm trọng và kiên quyết điều chuyển khỏi Cơquan điều tra những cá nhân vi phạm trong công tác điều tra vụ án hình sự; xửlý trách nhiệm liên đới của Thủ trưởng Cơ quan điều tra nếu để xảy ra oan,sai…” – Bộ trưởng Trần Đại Quang khẳng định.

Đại biểu Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Việnnghiên cứu lập pháp của Quốc hội: 

Lực lượng Công an đã có nhiều giải phápngăn ngừa oan, sai hiệu quả 

PV: Thưa đại biểu, kỳ này UBTV Quốc hộiđã có báo cáo giám sát về tình hình oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự.Ông có nhận định gì về vấn đề này? 

Đại biểu Đinh Xuân Thảo: Trước hết phảikhẳng định là số lượng không nhiều (oan sai chiếm 0,02% và bức cung, nhục hìnhchiếm 0,00005% tổng số vụ - PV), nhưng dù xảy ra một vụ mà nghiêm trọng thì vẫncần phải khắc phục, vì nó liên quan đến quyền con người, quyền công dân. Cũngphải nói rằng trên thế giới không có nước nào tuyệt đối không có oan sai. Chúngta cũng phải thấy công tác điều tra truy tố xét xử, hoạt động tố tụng của ViệtNam nói chung là tốt và ngày càng tiến bộ. Tình hình án ở Việt Nam rất phức tạp,số lượng hàng trăm nghìn vụ việc hàng năm, rải ra trên cả nước. 

Tôi cho rằng,các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó cơ quan điều tra Công an các cấp đã cónhiều giải pháp ngăn ngừa rất hiệu quả, Bộ Công an đã chỉ đạo quyết liệt trongvấn đề này. 

Số lượng vụviệc chiếm tỷ lệ rất ít, như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, vụ này cũng xảy ra lâu rồi. 

Ghi nhận kết quả, xác định rõ nguyên nhân oan, sai trong tố tụng hình sự 2
Đại biểuĐinh Xuân Thảo.

PV: Vậy, theo ông cần nhìn nhận nguyênnhân vấn đề này ra sao? 

Đại biểu Đinh Xuân Thảo: Từ những vụ cụthể, vấn đề là phải tìm ra nguyên nhân, lý do vì sao mà có oan, sai. Nếu nhưoan sai mà do quy định của pháp luật không chặt, có kẽ hở thì việc giám sát đểtìm ra nguyên nhân giúp cho việc sửa đổi pháp luật cho phù hợp. 

Thứ hai làliên quan đến cơ quan tiến hành tố tụng mà do trình độ hoặc thiếu tinh thầntrách nhiệm, hoặc có tiêu cực chẳng hạn thì phải khắc phục công tác cán bộ, từviệc đào tạo, giáo dục cho tốt. 

Tiếp đến làphương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc điều tra, truy xét, cũng chưa tốt. Ví dụđể điều tra thì anh phải thu thập chứng cứ, dấu vết, mà phương tiện kỹ thuậtkhông tốt, không có thì nó cũng thiếu chính xác... ảnh hưởng đến oan sai. Quagiám sát cũng đã có đánh giá nội dung này... 

Tôi muốn nóilà oan sai thì không nhiều, nhưng cần nhìn nhận đúng để hạn chế, khắc phục. Cầnthấy việc đó để mình kịp thời chấn chỉnh, như Quốc hội kỳ vừa rồi chuyển biến rấttích cực trong việc sửa đổi một loạt các luật từ Bộ Luật Hình sự đến Bộ Luật Tốtụng Hình sự, Luật Tố tụng Hành chính, Luật Tổ chức các cơ quan điều tra, Luậttạm giữa, tạm giam... Tổng hợp tất cả lại sẽ góp phần hạn chế oan sai để thựchiện việc bảo đảm quyền con người, quyền lợi hợp pháp của công dân và cũng đảmbảo hiệu quả cho việc phòng chống tội phạm tốt hơn. 

PV: Thưa ông, nhận định về tỷ lệ giảiquyết tin báo tội phạm của báo cáo giám sát cho biết vẫn còn tỷ lệ 3,1% số tinbáo được xử lý quá hạn. Nhưng thực ra tỷ lệ giải quyết hơn 96,5% (gần 300.000 vụso với hơn 307.000 tin báo) và tỷ lệ khởi tố 74% (hơn 219.000 vụ) đã vượt Nghịquyết của Quốc hội (yêu cầu tỷ lệ giải quyết là trên 90% và tỷ lệ khởi tố trên70%). Phải chăng báo cáo giám sát đã quá khắt khe? 

Đại biểu Đinh Xuân Thảo: Đoàn giám sátcủa UBTVQH đã trực tiếp đến một số tỉnh, còn một số tỉnh khác thì giao cho ĐoànĐBQH của tỉnh đó chủ động tổ chức để giám sát, báo cáo kết quả tổng hợp lại. 

Cơ bản hoạtđộng tố tụng của Việt Nam trong thời gian qua (từ 2011 - 2014) so với yêu cầu,mục tiêu mà Quốc hội đặt ra thì số vụ việc thụ lý, điều tra, truy tố xét xửtrong cả nước số lượng rất lớn, các chỉ tiêu nhìn chung thực hiện tốt. Như địabàn Hà Nội là nơi chúng tôi đã trực tiếp thực hiện giám sát, tỷ lệ các vụ án hìnhsự so với cả nước ở mức cao, nhưng qua giám sát ở các quận huyện thì thấy đượcsự cố gắng của các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có cơ quan điều tra Côngan. 

Nhưng xembáo cáo thì đúng là trong báo cáo tổng kết đánh giá cũng có phần khắt khe. Dưluận xã hội thời gian vừa qua cũng quan ngại với một số vụ việc oan sai, mặc dùchỉ xảy ra vài vụ. Qua giám sát cũng rút ra những bài học kinh nghiệm, để phụcvụ cho việc khắc phục hạn chế, thiếu sót trước hết trong lĩnh vực lập pháp vàthực hiện các nguyên tắc mới về hoạt động tố tụng được quy định trong Hiến pháp2013. Mục tiêu là như thế, làm việc này để phục vụ nhiều mục đích, từ xây dựnghoàn thiện hệ thống pháp luật đến việc xây dựng, hoàn thiện, bồi dưỡng đội ngũcán bộ làm hoạt động tố tụng. 

PV: Xin cảm ơn ông! 

Đại biểu Phạm Trường Dân (Quảng Nam): 

Oan, sai có nguyên nhân từ hệ thống luậtpháp chưa hoàn thiện 

Theo tôi,trong báo cáo cần phân biệt, làm rõ khái niệm oan và sai trong tố tụng hình sự.Những trường hợp bị oan chủ yếu do các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng saiquy định của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự. Tuy nhiên, có những trườnghợp cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng chưa đúng, không đầy đủ về trình tự, thủtục tố tụng nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án, không làm oan người bị bắt,người bị tạm giữ, tạm giam, bị khởi tố, truy tố, xét xử. Vì vậy, trong báo cáocần có sự phân tích rõ hơn về tình hình oan và sai, nguyên nhân dẫn đến oan, nguyênnhân dẫn đến sai, trách nhiệm của từng cơ quan tiến hành tố tụng để có các biệnpháp khắc phục phù hợp. 

Trong báocáo giám sát có nêu dẫn chứng về tình hình oan, sai, trong đó có những vụ oan,sai đã xảy ra từ năm 2010 trở về trước, có vụ xảy ra cách đây hàng chục năm naymới phát hiện, xử lý thì phải xác định đấy là oan, sai trước đây mà không phảixảy ra trong kỳ giám sát lần này. 

Do vậy, tôiđề nghị trong báo cáo cần phân biệt rõ, đúng mực những vụ oan, sai nào xảy ratrong thời gian trước đây, vụ nào xảy ra trong kỳ giám sát hiện nay(2011-2014), tránh gộp trong thời gian dài vì mỗi thời kỳ, giai đoạn có sự khácnhau.

Ghi nhận kết quả, xác định rõ nguyên nhân oan, sai trong tố tụng hình sự 3
Đại biểu Phạm Trường Dân.

Tôi cũng nhấttrí với các nguyên nhân dẫn đến oan, sai mà báo cáo đã chỉ ra, trong đó nguyênnhân xuất phát từ hệ thống pháp luật của Nhà nước ta chưa hoàn chỉnh, còn nhiềubất cập. Trong điều tra, xử lý tội phạm, các quy định của pháp luật hình sự vàtố tụng hình sự có vai trò hết sức quan trọng. Trong khi đó, hiện nay nhiều quyđịnh của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự chưa đầy đủ, thiết chặt chẽ và chưahoàn thiện nhưng chưa được hướng dẫn cụ thể dẫn tới nhận thức, vận dụng và tổchức thực hiện không đúng, không thống nhất. Nhiều nội dung của Bộ luật hình sựvà Tố tụng hình sự cần phải được giải thích, hướng dẫn nhưng cơ quan có thẩmquyền lại chưa tiến hành đầy đủ, kịp thời; các cơ quan tư pháp trung ương lạicó những quan điểm khác nhau dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong điều tra, xử lývụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng…


Theo nhóm PVTS

Báo Công an Nhân dân

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 115
  •   Máy chủ tìm kiếm 2
  •   Khách viếng thăm 113
 
  •   Hôm nay 3,734
  •   Tháng hiện tại 772,614
  •   Tổng lượt truy cập 130,356,383