Cử nhân thất nghiệp: Xã hội kêu nhiều, trường bảo ít

Thứ tư - 07/01/2015 09:19
Cử nhân thất nghiệp: Xã hội kêu nhiều, trường bảo ít Cử nhân thất nghiệp: Xã hội kêu nhiều, trường bảo ít

Các trường đại học công khai những con số khá lạc quan về tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm.

Theo Quy chế thực hiện 3 công khai mà Bộ GD-ĐT triển khai từ năm 2009, các trường ĐH, CĐ phải công bố trước xã hội về tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường một năm.

Giữa tháng 10/2014, Bộ GD-ĐT cũng đã có công văn yêu cầu các trường thực hiện công khai năm học 2014 - 2015. Đặc biệt, là công khai chất lượng giáo dục thực tế về tỉ lệ SV hệ chính quy tốt nghiệp năm 2013 có việc làm.

Tới thời điểm này, còn khá nhiều trường ĐH, kể cả các trường ĐH nhóm đầu, bỏ trống việc công khai tỉ lệ sinh viên có việc làm, dù vẫn công bố các số liệu thống kê mới nhất của năm học 2014 – 2015.

Còn đối với những trường đã công khai số liệu rất được quan tâm này, thì dường như tình trạng cử nhân thất nghiệp không quá mức gay gắt như xã hội vẫn lo ngại!

Cử nhân thất nghiệp: Xã hội kêu nhiều, trường bảo ít 1
Các trường ĐH, CĐ phải công bố tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau khi ra trường 1 năm (Ảnh Lê Anh Dũng).

Những con số lạc quan

ĐH Mở TP.HCM trong báo cáo công khai ký ngày 4/12/2014, đối với khoá học 2009 (và 2008) - 2013 tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm khá cao.

Trong 16 ngành đào tạo chính quy của trường thì các ngành có tỉ lệ thấp nhất là Xã hội học, Công tác xã hội, Đông Nam Á học là 72%. ngành Công nghệ sinh học 80%, Kế toán 84%, các ngành Tin học và Hệ thống thông tin kinh tế 86%, các ngành Xây dựng và Công nghiệp là 88%, các ngành Kinh tế và Luật kinh tế 90%, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc 92%, Quản trị kinh doanh 96%. Ba ngành của chương trình tiên tiến là Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính ngân hàng đều đạt tỉ lệ 96%. Các ngành đào tạo hệ cao đẳng đạt tỉ lệ 88%.

 

Thông báo Công khai cam kết chất lượng đào tạo thực tế của cơ sở giáo dục đại học năm học 2014 – 2015 của ĐH Phan Châu Trinh ký ngày 14/11/2014 đối với sinh viên khoá 2009 – 2013 tỉ lệ có việc làm là: Công nghệ thông tin 88%, tài chính – Ngân hàng 78,7%, Kế toán 87%, Việt Nam học 90%, Văn học 85%, Ngôn ngữ Anh 95%, Ngôn ngữ Trung Quốc 96%, Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông 89%.

ĐH Luật TPHCM công bố số liệu khảo sát của 5 khóa học sinh gần đây nhất, với các số liệu sau: Khóa 28, 29 (khảo sát năm 2009) tỉ lệ 100%, khóa 30 (năm 2010) 95,91%, khóa 31 (năm 2011) 97,23%, khóa 32 (năm 2012) 94,5%, khóa 33 (năm 2013) 85,3%.

Theo nhận định của nhà trường, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp ĐH Luật TP.HCM tốt nghiệp hàng năm có việc làm là rất cao.

Điều này chứng tỏ nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực là sinh viên Luật là vẫn còn rất cao. Tuy nhiên, theo tỉ lệ thống kê thì số lượng sinh viên có việc làm đang có chiều hướng giảm do thời gian gần đây sinh viên Luật gặp phải sự cạnh tranh nghề nghiệp khá gắt gao với việc có nhiều cơ sở cũng đào tạo Cử nhân Luật như: ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Sài Gòn, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Mở TP.HCM...

ĐH Tài chính – Marketing công bố tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp năm 2013 có việc làm tính đến đầu năm 2014 đối với hệ đại học chính quy chương trình đại trà là 64%, trong đó ngành hệ thống thông tin quản lý đạt tỉ lệ thấp nhất là 60%, ngành Marketing đạt tỉ lệ cao nhất là 75%. Hệ cao đẳng chính quy chương trình đại trà đạt trung bình là 62%.

ĐH Quy Nhơn báo cáo ký ngày 14/11: Với 38 ngành đào tạo đại học, tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường đạt từ mức 52 – 98%. Trong đó thấp nhất là ngành Lịch sử đạt 52% - cũng chỉ duy nhất ngành này ở mức dưới 60%. Cao nhất là các ngành Sư phạm Tin học 95%, Tin học 97%, Giáo dục mầm non 98%, Kế toán 96%.

ĐH Sư phạm ĐH Thái Nguyên công bố con số 73% sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy có việc làm sau 1 năm tại báo cáo hoàn thành tháng 11/2014.

Chưa cập nhật thông tin mới, trên website của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) vẫn đưa số liệu về thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2012 là 90,22%. Trong đó 55,7% có việc làm đúng và khá đúng với chuyên môn; 89,8% có việc làm trong vòng 6 tháng; 20,6% tiếp tục học cao học ngành đã được đào tạo.

Cất bằng đại học làm công nhân: Không thể bình thường

“Cất bằng đại học làm công nhân cũng là việc làm” - nhận định này của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền khi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội ngày 19/11 gây xôn xao.

 

100% và 20%

Một số trường đại học khác nổi bật hẳn với những số liệu thống kê đưa ra. ĐH Lạc Hồng công bố tỉ lệ sinh viên khóa 2009 – 2013 ra trường có việc làm của 18 ngành đào tạo đại học ở con số mơ ước: 100%. Đối với 4 ngành đào tạo thạc sĩ khóa 2012 – 2014 tỉ lệ cũng ở mức 100%.

Ấn tượng không kém, ĐH Xây dựng Miền Tây đưa ra con số 100% đối với tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau 1 năm ra trường ở các ngành hệ cao đẳng đại trà: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước, Kế toán. Chương trình liên thông chính quy và vừa học vừa làm các ngành Kế toán và Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng.

Trong số các trường đã hoàn thành báo cáo công khai năm học 2014 – 2015, có lẽ tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm mà ĐH Hà Tĩnh công bố là khiêm tốn nhất: Đối với khoá sinh viên 2010 – 2014 ngành SP Toán 33,5%, SP Vật lý 20%, SP Hoá 24,1%, SP Tiếng Anh 63,2%, GD Chính trị 20,7%, GD Tiểu học 50,9%, GD Mầm non 32,8%, Công nghệ thông tin 38,5%, Quản trị kinh doanh 31,7%, Kế toán 31,7%. Điều này được lý giải là do trường thực hiện thống kê với khóa mới tốt nghiệp, khi sinh viên ra trường chưa lâu.

Trải lòng của sinh viên nghèo thất nghiệp

Khanh buồn nhưng không biết thổ lộ cùng ai, không biết sớt chia nỗi niềm của lòng mình.

Nguồn tin: news zing


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 237
  •   Máy chủ tìm kiếm 8
  •   Khách viếng thăm 229
 
  •   Hôm nay 10,516
  •   Tháng hiện tại 765,659
  •   Tổng lượt truy cập 128,383,898