Sản xuất dấm từ axít và nước giếng khoan

Thứ bảy - 23/01/2016 10:06
Sản xuất dấm từ axít và nước giếng khoan Sản xuất dấm từ axít và nước giếng khoan

Bằng cách hòa axít acetic không rõ nguồn gốc với nước giếng khoan, hai hộ dân ở Nghệ An bị nghi đã đầu độc người tiêu dùng bằng 10.000 chai "dấm gạo".

Chiều 20/1, Phòng cảnh sát môi trường (PC49, Công an tỉnh Nghệ An) bắt quả tang Nguyễn Thị Thu (thành phố Vinh) đang vận chuyển dấm không rõ nguồn gốc. Khám nhà người phụ nữ này, cảnh sát thu gần 900 chai loại 500ml được dán nhãn dấm gạo cùng hơn 120 lít đã pha chế.

Nguyễn Thị Thu khai đã "sản xuất" dấm bằng cách pha nước giếng khoan với axít acetic.

Sản xuất dấm từ axít và nước giếng khoan 1

Cảnh sát niêm phong tang vật tại nhà Thu và Phúc. Ảnh: Minh Đăng.

Tiếp tục kiểm tra hộ liền kề, cảnh sát bắt quả tang Phạm Văn Phúc đang sản xuất dấm bằng cách tương tự, thu 20 lít axít acetic, gần 1.400 chai dấm cùng 5 kg ruốc bông, 133 kg gia vị thịt hộp, 84 lít tương ớt... không rõ nguồn gốc.

Nguyễn Thị Thu và Phạm Văn Phúc khai mỗi năm tiêu thụ ước chừng 10.000 chai dấm.

"Cơ sở của bà Thu và ông Phúc không có giấy phép kinh doanh, chứng nhận kiểm định nguồn nước. Họ sử dụng nước giếng khoan để trực tiếp pha chế với axit acetic không rõ nguồn gốc...", một cán bộ phòng cảnh sát môi trường nói với VnExpress.

Theo vị cán bộ này, mẫu axit acetic đang được kiểm nghiệm. Nếu đúng sản xuất dấm bằng cách pha axit acetic công nghiệp với nước không đạt tiêu chuẩn thì rất ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Sản xuất dấm từ axít và nước giếng khoan 2

Tang vật 8 thùng phi chứa dầu ăn đã sử dụng. Ảnh: Minh Đăng.

Cũng trong ngày 20/1, cảnh sát Nghệ An phát hiện tài xế xe tải Hoàng Văn Sơn (43 tuổi, trú huyện Đô Lương) đang vận chuyển 8 thùng phi chứa 1.600 lít dầu ăn đã qua sử dụng.

Khai với nhà chức trách, Sơn cho biết dầu được mua từ các bếp ăn của nhà hàng, khách sạn ở thành phố Vinh, đang trên đường đưa về huyện Đô Lương bán cho những người sử dụng máy cưa xăng. Tuy nhiên cơ quan chức năng nghi ngờ số dầu này có thể được tái chế và sử dụng các mục đích khác trong chế biến thực phẩm bẩn.

Một năm trước, Sơn từng bị Cảnh sát môi trường Công an Nghệ An phát hiện vận chuyển 800 lít nhớt thải bán lại cho cơ sở tái chế. 

Phương Linh

Nguồn tin: vnexpress


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 199
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 198
 
  •   Hôm nay 1,194
  •   Tháng hiện tại 253,012
  •   Tổng lượt truy cập 130,675,097