Gần 40 năm “trồng người” nơi vùng sâu, vùng xa

Thứ tư - 12/11/2014 13:26
Gần 40 năm “trồng người” nơi vùng sâu, vùng xa Gần 40 năm “trồng người” nơi vùng sâu, vùng xa

Rời quê hương Thanh Hóa đến với vùng kinh tế mới Đăklăk từ năm 19 tuổi và gắn bó với nghề suốt 37 năm qua, thầy Nguyễn Hữu Tuân Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở xã Cư Pui, được nhiều người dân và đồng nghiệp biết đến không chỉ là một “con chim đầu đàn” của ngành giáo dục huyện Krông Bông, mà còn là một gia đình có 3 thế hệ cùng làm nghề dạy chữ.

Gần 40 năm “trồng người” nơi vùng sâu, vùng xa 1
Thầy giáo Nguyễn Hữu Tuân

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học,thân sinh của thầy là Ông Nguyễn hữu Hoan 1 cựu giáo chức. Vì vậy, ngay từ nhỏ4 anh em của thầy thường xuyên được sự chỉ dạy của người cha và luôn có ước mơđược đứng trên bục giảng để truyền thụ kiến thức cho học sinh, song vì hoàncảnh chiến tranh, nên sau khi học xong Trung học phổ thông 02 anh trai của thầylà ông Nguyễn hữu Đào và ông Nguyễn hữu Tuấn đã nhập ngũ vào quân đội tham giachiến đấu ở chiến trường miền Nam, (cả 2 đều mang quân hàm Đại úy và là bệnhbinh 61% ).

Sau ngày hòa bình thống nhất đất nước, thầy Nguyễn hữuTuân là người may mắn nhất có cơ hội thivào ngành sư phạm để thực hiện hoài bão của mình và nối nghiệp người cha.

Sau khi tốt nghiệp ra trường, thầy được điều động đếncông tác ở xã Hòa phong ( Krông Bông), một xã kinh tế mới, cách thành phố BuônMa thuột hơn 70 cây số, cơ sở vật chất tạm bợ, (trường không ra trường, lớpkhông ra lớp, ngày ấy phương tiện thông tin đại chúng, đã ví ngôi trường Hòaphong chẳng khác nào cái kho thủy lợi), đời sống vật chất và tinh thần củangười dân còn nhiều khó khăn thiếu thốn, vì thế đã có không ít người chán nảnbỏ việc về quê tìm kế sinh khai khác. Thêm vào đó cuộc sống xa nhà mọi nhu cầu sinh hoạt chỉtrông vào đồng lương ít ỏi, lại bị những cơn sốt rét rừng hoành hành, có nhữnglúc tưởng chừng không vượt qua nổi.

Thầy Tuân nhớ lại, có một lần bị sốt rét nặng phảichuyển viện, nhưng vì đường xá đi lại quá khó khăn, hơn nữa phương tiện khôngcó, nên người dân phải dùng võng, cáng bộ trên 15 cây số đưa thầy đi cấp cứu.Những tình cảm quý báu ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho thầy và cũng chính thờikhắc ấy, vợ thầy là cô Mai thị Xang vừa là đồng nghiệp, vừa là đồng hương, đồngthời cũng là người “đồng cam cộng khổ” sẵn sàng “chia ngọt sẻ bùi” động viên lẫn nhau trong suốt những ngày khốnkhó nhất.

Song chuyện đời đâu đơn giản, để yên tâm sống được vớinghề, ngoài thời gian lên lớp, gia đình thầy phải tích cực tăng gia sản xuất,chăn nuôi cải thiện cuộc sống. Khó khăn thiếu thốn là thế, nhưng “Tất cả vì đànem thân yêu” thầy quyết tâm bám trụ cho đến mãi ngày hôm nay.

Thầy Nguyễn hữu Tuân chia sẻ: “ Thưở bé, mỗi khi nhìn bố miệt mài bên những trang giáo án hay trầm tưchấm bài, hình ảnh ấy đã ăn sâu vào trong tiềm thức, sau này khi lớn lên đếnvới nghề là sự lựa chọn ước mơ của thầy, vì vậy dù khó khăn gian khổ đến mấy,thầy vẫn theo đuổi nghề đến cùng…”

Năm 2005 thầy Tuân được phân công về làm hiệu trưởngtrường THCS Cư Pui một xã vùng 3, hầu hết là đồng bào Dân tộc thiểu số, trongđó có 1/3 học sinh là đồng bào Mông di cư ngoài kế hoạch, đời sống rất khókhăn. Để các em không bỏ học, thầy Tuân đã tham mưu với chính quyền địa phươnghổ trợ thêm kinh phí cùng với Tỉnh đoàn xây dựng nhà bán trú cho các em, ngoàimôn học chính khóa thầy đã bàn bạc với Hội phụ huynh tổ chức sinh hoạt ngoạikhóa để các em có cơ hội mở mang kiến thức ( Đây là trường đầu tiên trong toànhuyện thực hiện sinh hoạt ngoại khóa).

Năm tháng quađi, nhiều thế hệ học trò của thầy, giờ đã thành đạt và nhiều người có địa vịtrong xã hội, còn thầy thì hàng ngày hai buổi vẫn lặng lẽ vượt hơn chục cây sốđến nơi vùng sâu, vùng xa “gieo chữ”.

Trong cuộc đời làm nghề, thầy Nguyến hữu Tuân đã có 5năm liền đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua và được tặng Kỷ niệm chương Vì sựnghiệp giáo dục. Gia đình thầy được công nhận gia đình hiếu học của xã.

Phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ, 13 ngườicon và cháu của thầy đều đã tốtnghiệp Đại học, 3 tót nghiệp trung cấp và có công ăn việc làm ổn định, ở thế hệthứ ba này, cả 4 gia đình anh em thầy có 5 người đi theo sự nghiệp “ trồngngười”./.

Mai Viết Tăng

UBND Xã Hòa Phong – Kr ông Bông – Đăk Lăk

           

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
 Từ khóa: cư pui, tham mưu, học chính
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 67
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 66
 
  •   Hôm nay 4,584
  •   Tháng hiện tại 792,100
  •   Tổng lượt truy cập 130,375,869