Chủ tịch Viettel: Các nhà mạng cần làm gì để tăng trưởng, giữ người tài?

Thứ tư - 16/01/2019 13:33
Chủ tịch Viettel: Các nhà mạng cần làm gì để tăng trưởng, giữ người tài? Chủ tịch Viettel: Các nhà mạng cần làm gì để tăng trưởng, giữ người tài?

Dân trí Những năm gần đây, lĩnh vực di động vốn là trụ cột của ngành viễn thông nhưng đang tăng trưởng chậm lại. Nguồn nhân lực công nghệ cao chủ yếu vận hành các lĩnh vực truyền thống, chưa tập trung nhiều cho lĩnh vực sáng tạo, dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám.

Chuyển đổi số: Sự tăng trưởng mới

Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ TT&TT diễn ra chiều 15/1/2019, ông Lê Đăng Dũng, Phụ trách Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, lĩnh vực di động vốn là trụ cột của ngành viễn thông nhưng đang tăng trưởng chậm lại. Số liệu của McKinsey năm 2018 chỉ ra rằng tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, doanh thu và lợi nhuận của_cảc nhà mạng đang bị giảm 1%/năm trong giai đoạn từ 2011 - 2017. Ngành viễn thông Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Theo ông Dũng, sự thay đổi này do tác động từ nhu cầu của xã hội bởi trước đây, điện thoại di động chỉ để giải quyết nhu câu nghe gọi hay data nhưng giờ đây còn để sử dụng cho rất nhiều các nhu cầu xã hội khác như thanh toán, mua sắm, giao thông vận tải, y tế, giáo dục… Các nhu cầu mới này đang nằm ngoài phạm vi của các nhà mạng truyền thống bởi họ cung cấp các dịch bụ ít dựa trên công nghệ mới như Big Data, Al, Blockchain... Bộ máy vận hành của các nhà mạng truyền thống cũng thường cồng kềnh, ít hiệu quả.

Đối với nhân lực của lĩnh vực này, ông Dũng cho biết, nhân lực công nghệ cao của các nhà mạng nói chung chủ yếu vận hành các lĩnh vực truyền thống, chưa tập trung nhiều cho lĩnh vực sáng tạo mới, dẫn đến hiện tượng chảy máu chát xám.

Từ những lý do trên, người đứng đầu tập toàn Viettel cho biết, nhà mạng phải chuyển đổi mô hình kinh doanh và quy trình vận hành nhằm tìm kiếm nguồn tăng trường mới đề tồn tại và phát triển. Sự chuyển đổi sẽ giữ chân được nhân lực công nghệ cao, nhằm đáp ứng kỳ vọng về môi trường làm việc đôi với nguồn nhân lực công nghệ cao. Trong đó chuyển đổi thành nhà cung cấp dịch vụ số được coi là chìa khóa mở ra sự tăng trưởng mới của nhà mạng.

Chủ tịch Viettel: Các nhà mạng cần làm gì để tăng trưởng, giữ người tài? 1

ông Lê Đăng Dũng, Phụ trách Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel, phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 tại Bộ TT&TT.

Nghiên cứu của Microsoft và IDC năm 2018 dự báo trong 3 năm tới, chuyển đổi số sẽ giúp nhà mạng tăng 20% năng suất lao động, giảm 21% chi phí, tăng 20% lợi nhuận, tỷ trọng doanh thu dịch vụ số sẽ chiếm 23% trong tổng doanh thu.

Trong bối cảnh hiện này, đại diện nhà mạng Viettel cũng cho biết đã xác định chuyển đổi thành nhà cung cấp dịch vụ số với những hành động cụ thể: Một là, về hạ tầng để thực hiện chuyển đổi sang nhà cung cấp dịch vụ số:

Trong đó mạng 5G được là một trong những yếu tố quan trọng nhất để nhà mạng chuyển sang nhà cung cấp dịch vụ số. Viettel cũng đang từng bước thúc đẩy việc quy hoạch tài nguyên tần số cho 5G song song với việc thử nghiệm, đánh giá, nghiên cứu và làm chủ công nghệ lõi cho 5G. Dự kiến 2019 sẽ thử nghiệm công nghệ vô tuyến 5G siêu băng rộng.

Ở mục tiêu thứ 1, Viettel cho biết cũng sẽ thực hiện ảo hóa các thiết bị mạng lõi, ảo hoá và triển khai công nghê mạng điều khiển bằng phần mềm… Bên cạnh 5 data center đúng chuẩn Tier 3, Viettel cũng đang tiếp tục lên kế hoạch mở rộng thêm các trung tâm dữ liệu, tiến tới chuẩn Tier 4, đáp ứng nhu cầu bùng nổ các dịch vụ IoT… Đi cùng là việc triển khai các hệ thống CNTT theo xu hướng thông minh hơn, dựa trên các nền tảng công nghệ mới như BigData, AI, VR.

Đồng thời, Viettel cho hay cũng đã thành lập Công ty An ninh mạng nhằm nghiên cứu, triển khai các giải pháp đảm bảo bảo mật và an toàn thông tin…

Mục tiêu thứ 2, theo ông Dũng đó là xây dựng hệ sinh thái kinh doanh hướng đến trở thành nhà cung cấp dịch vụ số. Hiện nay, mức độ đóng góp các dịch vụ số của Viettel đang chuyển dịch theo hướng tích cực cả về số tuyệt đối và tỷ trọng tổng doanh thu, Doanh thu dịch vụ số từ 1,741 tỷ đồng năm 2016 đã tăng lên 4,757 tỷ đồng năm 2018, chiếm tỷ trọng 7,1% tổng doanh thu dịch vụ.

Và mục tiêu thứ 3 là chuyển đổi số trong vận hình kinh doanh của Viettel, thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức theo hướng tập trung vào những lĩnh vực mới như: Thành lập TCT Giải pháp Doanh nghiệp, TCT Công nghiệp công nghệ cao, TCT Dịch vụ số, Công ty An ninh mạng.

Rào cản thanh toán xuyên biên giới

Mục tiêu cuối cùng theo ông Dũng đó là thanh toán xuyên biên giới. Ông nhận định, kiểm soát thanh toán xuyên biên giới còn hạn chế khi dịch vụ này đang phát triển mạnh mẽ dựa vào việc ứng dụng công nghệ thông tin và hạ tầng viễn thông, thông qua điện thoại di động và Internet. Các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có thể dễ dàng mua sắm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, chơi trò chơi trực tuyến tại nước ngoài và ngược lại… mà các cơ quan quản lý Nhà nước chưa thể quản lý, kiểm soát một cách chặt chẽ, dẫn tới việc thất thu thuế.

Ông Dũng cho rằng, giải pháp để giải quyết các tồn tại nên trên bằng cách quy hoạch thiết kế xây dựng “hạ tầng thanh toán số quốc gia” đồng bộ, thống nhất, dùng chung cho mọi tổ chức tài chính trên cơ sở liên thông, hợp nhất các tiêu chuẩn ngành, dùng chung cho mọi tổ chức tài chính trên cơ sở liên thông, hợp nhất các tiêu chuẩn ngành, cho phép các tổ chức tài chính trong nước, quốc tế sử dụng hạ tâng mạng lưới rộng kháp của các đơn vị Viễn thông để triển khai các dịch vụ cho người dân với chỉ phí thấp.

Từ đó, Viettel đề xuất với Chính phủ, cho phép các đơn vị Viễn thông tham gia vào việc phát triển thanh toán số gồm những dịch vụ sau, gồm: dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử; Xây dựng hạ tầng chấp nhận thanh toán dùng chung; Dịch vụ sử dụng tài khoản viễn thông trong thanh toán điện tử giá trị thấp.

Trong đó, hệ thống chuyển mạch và bù trừ điện tử là hệ thống quan trọng của quốc gia, là hạ tầng cho phát triển kinh tế số, đồng thời đảm bảo an ninh tiền tệ, kiểm soát dòng tiền cũng như các giao dịch xuyên biên giới bất hợp pháp. Do đó cần được cấp phép cho các đơn vị 100% vốn nhà nước có năng lực về tài chính và công nghệ, đặc biệt năng lực về đảm bảo an toàn thông tin, an ninh thông tin trên không gian mạng triển khai thực hiện.

Đối với hạ tầng chấp nhận thanh toán dùng chung, xây dựng hạ tầng mạng lưới các điểm chấp nhận thanh toán điện tử với quy mô khoảng 500.000 điểm trên toàn quốc, phủ được 100% các quận, huyện và 80% phường, xã. Hạ tầng này chấp nhận thanh toán dùng chung mọi phương tiện thoanh toán được phát hành bởi các ngân hàng, trung gian thanh toán và các tổ chức…

Ngoài ra, theo ông Dũng, áp dụng dịch vụ sử dụng tài khoản viễn thông trong thanh toán điện tử giá trị thấp sẽ tạo điều kiện, cơ hội phát triển cho các sản phẩm, góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của người dùng. 

Minh chứng rõ nét theo ông Dũng là việc sử dụng tài khoản thuê bao di động để tiêu dùng dịch vụ giá trị nhỏ được áp dụng rộng rãi tại Nhật Bản, Singapore và các nước thuộc liên minh EU. Trong đó việc ứng dụng tập trung ở các loại giao dịch như: thanh toán trên các trang thương mại điện tử (ví dụ: thuê bao NTT Docomo được phép thanh toán bằng tài khoản viễn thông trên trang thương mại điện tử Amazon Nhật Bản); nạp tiền vào ví điện tử (ví dụ: ví điện tử Dash của Singtel); thanh toán phí dịch vụ giao thông công cộng, phí đỗ xe tại nhiều nước châu Âu; và nhiều loại hình giao dịch có giá trị nhỏ như dịch vụ truyền hình, thẻ quà tặng, thanh toán tại cửa hàng bán lẻ, thanh toán các dịch vụ nội dung số như Game, chợ ứng dụng (Google Play, ltune...)... Tỷ lệ giao dịch sử dụng tài khoản thuê bao di động cao gấp 5 lần việc sử dụng tài khoản ngân hàng.

Làm sao để chuyển đổi nhanh cung cấp dịch vụ số?

Để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi thành nhà cung cấp dịch vụ số, ông Lê Đăng Dũng kiến nghị Bộ TT&TT nhanh chóng cấp phép thử nghiệm mạng 5G, tiến đến triển khai mạng 5G. Đồng thời, kiến nghị Bộ đưa ra giải pháp bình ổn thị trường, chống phá giá, nâng cao tiêu chuẩn tốc độ đường truyền để đảm bảo cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, hướng đến nâng cao chất lượng dịch vụ,

Về môi trường pháp lý, Viettel cũng kiến nghị Chính phủ nhanh chóng xây dựng Chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Thiết lập và tăng cường các thể chế, chính sách nền tảng cho xây dựng Chính phủ điện tử/Chính phủ số. Theo đó, điều cần thiết là phải ban hành các quy định pháp luật liên quan đến chia sẻ dữ liệu và thông tin, bảo vệ thông tin cá nhân, xác thực điện tử, chữ ký Số... - nhằm từng bước hoàn thiện thể chế thúc đây chuyển đổi số của Chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp.

Ông Dũng nhấn mạnh, việc xây dựng Chiến lược dữ liệu quốc gia là cơ sở rất quan trọng đề các doanh nghiệp viễn thông chuyển sang doanh nghiệp cung câp dịch vụ số. Không có dữ liệu thì không có Chính phủ số, doanh nghiệp số, tổ chức số.

Về bản quyền nội dung số, ông Dũng chia sẻ, Viettel đang kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật (Viettel đang trả 100 tỷ đồng tiền bản quyền/năm). Trong khi đó, một số nhà cung cấp dịch vụ nội dung không có bản quyền, dẫn đến cạnh tranh không bình đẵng. Viettel đề xuất cơ quan nhà nước có chế tài xử phạt mạnh hơn.

Về chữ ký số, ông Dũng cho hay, hiện nay, chữ ký số mới chỉ được sử dụng hạn chế trong phạm vi tổ chức, doanh nghiệp. Để thúc đẩy việc sử dụng chữ ký số rộng rãi, tiết kiệm thời gian, chi phí cho toàn xã hội, cần có cơ chế thúc đẩy sử dụng chữ ký số thông qua hình thức giảm, thậm chí miễn phí cho việc sử dụng chữ ký số.

Gia Hưng

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 132
  •   Máy chủ tìm kiếm 4
  •   Khách viếng thăm 128
 
  •   Hôm nay 17,078
  •   Tháng hiện tại 720,561
  •   Tổng lượt truy cập 127,112,765