Những kiểu cầu hôn “độc nhất vô nhị” vùng Tây Bắc

Thứ bảy - 14/02/2015 12:07
Những kiểu cầu hôn “độc nhất vô nhị” vùng Tây Bắc Những kiểu cầu hôn “độc nhất vô nhị” vùng Tây Bắc

Dân trí Vùng núi Tây Bắc có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống với bản sắc văn hóa độc đáo, hấp dẫn. Nhân ngày lễ tình yêu 14/2, xin giới thiệu tới độc giả những kiểu cầu hôn “độc nhất vô nhị” của các bạn trẻ người dân tộc thiểu số nơi đây.

Cùng nhau chùm kín chăn để hát giao duyên

Người dân tộcHà Nhì đen nằm trong số các dân tộc ít người nhất Việt Nam sinh sống ở vùng núicao Ý Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, và một số nơi của huyện Phong Thổ, tỉnhLai Châu. Trai gái dân tộc này có phong tục rất đặc biệt là thường trùm kínchăn (vốn mang theo để chống rét) khi đi hát giao duyên với nhau mỗi khi có lễhội. Trùm chung chăn kín nhưng họ vẫn giữ ranh giới nam nữ vì luật tục của ngườidân tộc Hà Nhì rất khắt khe về đức hạnh của những cô gái chưa chồng.


Những kiểu cầu hôn “độc nhất vô nhị” vùng Tây Bắc 1
Đôi vợ chồng người Hà Nhì cùng vui đàn hát dân ca. (Ảnh: PhạmNgọc Bằng)

Con trai ngườiHà Nhì được tự do tìm vợ trong số các cô gái mình biết. Người con gái nào đồngý sẽ được chàng trai dẫn về nhà, thưa chuyện với cha mẹ xin cưới làm vợ. Cả nhàđồng ý thì làm lễ trước bàn thờ kính cáo với tổ tiên. Sau đó nhà chú rể làm cỗmời cả họ hàng và dân bản tới cùng vui. Nếu có điều kiện thì nhà trai mang lễsang nhà cô dâu gồm mấy đồng bạc trắng (mấy năm gần đây thường là tiền mặt), mộtcon lợn khoảng 50 - 60 kg, 50 lít rượu trắng, đôi gà sống cùng xôi nếp và vàichục quả trứng chia đều làm hai gói...

Cô dâu từngày cưới trở đi phải mang họ của chú rể. Khi họ đã có con hoặc kinh tế khá giả,người chồng phải tổ chức lại đám cưới lần thứ hai với chính vợ mình.

Ăn hỏi 2 lần mới được cưới

Ðó là phongtục cưới hỏi của bà con người dân tộc Dao Ðỏ ở vùng Sa Pa, Bát Xát, tỉnh LàoCai. Sau khi để ý từ phiên chợ hay lễ hội của bản làng, nếu thích cô gái nào,chàng trai về nói với bố mẹ mình tới nhà bạn gái xin hỏi tuổi con dâu tươnglai. Nếu thấy hợp tuổi nhau, bố mẹ chàng trai trao tặng nhà cô gái đồng bạc trắng.Nhà gái dù ưng bụng muốn gả con gái lắm rồi nhưng lần xin hỏi đầu tiên họ phảitừ chối nhận đồng bạc trắng xin hỏi đó.

Những kiểu cầu hôn “độc nhất vô nhị” vùng Tây Bắc 2
Lễ đón dâu trong ngày cưới của người dân tộc Dao Đỏ Sa Pa (Ảnh:Phạm Ngọc Bằng)

Một thờigian sau, nhà trai lại tới xin ăn hỏi lần hai. Nếu ba ngày sau đó mà không thấynhà gái đem trả lại đồng bạc trắng xin cầu hôn thì nhà trai biết rằng nhà gáiđã đồng ý gả con cho con trai nhà mình.

Gia đìnhchàng trai chọn ngày lành tháng tốt mang lễ vật tới nhà cô gái đính hôn. Sau lễăn hỏi chính thức, cô dâu tương lai được gia đình tạo điều kiện thời gian nhànrỗi để dệt may, thêu thùa hai bộ quần áo cưới từ số vải và chỉ thêu do nhà traiđưa tới hôm tổ chức lễ ăn hỏi chính thức.

Nổi bật nhấttrong đám cưới của người dân tộc Dao Ðỏ là bộ trang phục của cô dâu với chiếckhăn đỏ lớn trùm lên chiếc mũ đỏ tươi, đính nhiều nụ hoa tết từ len đỏ, cài xennhững chiếc lắc đồng xinh xinh.

Riêng bộ mũvà áo của cô dâu người dân tộc Dao Ðỏ là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo về sắcmàu sắc và sự tinh xảo trong từng đường thêu hoa văn thổ cẩm truyền thống.

Ngoài ra phongtục mời cưới của họ, thay vì thiếp mời hồng họ lại dùng hai đồng tiền xu bằng kẽmcổ truyền (là biểu tượng gắn bó cả đời giữa cô dâu và chú rể). Người được mời dựcưới khi tới dự đại hỷ phải “trả lại” hai đồng tiền xu mời cưới trên bằng cáchmừng tiền giấy (tương đương về giá trị với đồng tiền xu họ đã nhận được.

Giúp nhau… kéo vợ về nhà

Người dân tộcMông ở vùng núi Tây Bắc, dù là người dân tộc Mông hoa, Mông trắng hay Mông đen,dù mang họ gì (họ Giàng, họ Tráng, họ Thào, họ Cư, họ Má, họ Lừu...), khi traigái yêu nhau mà phát hiện ra ngẫu nhiên có họ giống nhau thì tuyệt đối không đượcphép cưới nhau.

Theo quan niệmtruyền thống của người dân tộc Mông, đã cùng mang tên họ giống nhau thì đều coilà có chung tổ tiên, coi nhau như anh em cùng họ hàng, dòng tộc.

Những kiểu cầu hôn “độc nhất vô nhị” vùng Tây Bắc 3
Đôi bạn người dân tộc Mông gặp nhau trong đêm chợ tình Sa Pa(Ảnh: Phạm Ngọc Triển)

Ngoài ra, ởnhiều nơi, chú rể người Mông còn thực hiện một phong tục đặc biệt: sáng mồng mộtTết Nguyên đán phải tự làm tất cả mọi việc trong nhà, từ nấu cỗ, trông con chođến rửa bát, dọn nhà...

Khi nhà cókhách quý đến chơi ngày Tết, người vợ chủ động làm cơm mời khách, còn người chồngcùng khách “thả ga” ngồi uống rượu. Nếu uống rượu càng say thì người vợ càngvui vì được coi là người hiếu khách, yêu chồng.

Thế mới cóchuyện có ông chồng đêm đến lấy váy thổ cẩm mới mua của vợ đắp cho khách quý làngười bạn đang ngủ say sau tiệc rượu khuya, mà người vợ vẫn vui… như Tết.

Người dân tộcMông còn có tục lệ cầu hôn có một không hai đó là tục “kéo vợ”. Khi một chàngtrai nào đó chấm được cô gái mình thích sẽ nhờ các bạn trai tổ chức “kéo vợ” vàcô gái ấy sẽ bị kéo về nhà chàng trai ởvài ngày.

Sau 3 ngày bị“nhốt” trong nhà chàng trai, nếu cô gái không trốn khỏi nơi đó có nghĩa là côđã đồng ý làm sẽ làm vợ chàng trai.

Vài hôm saucha mẹ chàng trai nhờ ông mai, bà mối tới nhà gái xin phép cho đôi bạn trẻ tổchức đám cưới theo phong tục người Mông.

Phạm Ngoc Triển

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
 Từ khóa: hà nhì
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 229
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 228
 
  •   Hôm nay 6,214
  •   Tháng hiện tại 618,984
  •   Tổng lượt truy cập 130,202,753