Người bị tạm giam, tạm giữ vẫn được bầu cử đại biểu Quốc hội

Thứ tư - 03/06/2015 18:03
Người bị tạm giam, tạm giữ vẫn được bầu cử đại biểu Quốc hội Người bị tạm giam, tạm giữ vẫn được bầu cử đại biểu Quốc hội

Dân trí Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, chỉ nên quy định người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người mất năng lực hành vi dân sự… mới không được ghi tên vào danh sách cử tri.

Ngày 3/6, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnhlý dự thảo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Chủ nhiệmỦy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, có ý kiến đề nghị cần bảo đảm để ngườiđang bị tạm giam, tạm giữ cũng được thực hiện quyền bầu cử vì về mặt pháp lý nhữngngười này chưa bị coi là có tội và không nên bị tước mất quyền bầu cử.

Ông Phan Trung Lý cho biết, Ủy ban thường vụ Quốc hộitán thành với ý kiến nói trên và đề nghị trong Luật chỉ quy định người đang bịtước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật,người đang phải chấp hành hình phạt tù và người mất năng lực hành vi dân sự thìmới không được ghi tên vào danh sách cử tri.

Người bị tạm giam, tạm giữ vẫn được bầu cử đại biểu Quốc hội 1
Chủ nhiệmỦy ban Pháp luật Phan Trung Lý (Ảnh Việt Hưng)

“Các địa phương, các cơ quan nhà nước có liên quancó trách nhiệm bảo đảm thực hiện việc lập danh sách cử tri đối với những ngườiđang bị tạm giam, tổ chức việc bỏ phiếu đối với người đang bị tạm giam tại cáctrại tạm giam, nhà tạm giữ”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nói.

Về tiêu chuẩn của người ứng cử đại biểu Quốc hội, Ủyban Thường vụ Quốc hội cho biết, đã được quy định tại Luật tổ chức Quốc hội,còn tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân dự kiến quy định trong dự thảo Luật tổchức chính quyền địa phương.

Trên cơ sở các quy định Luật tổ chức Quốc hội và Luậttổ chức chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị được quyền giớithiệu người ra ứng cử cần đề cao trách nhiệm, giới thiệu những ứng cử viên tiêubiểu, có độ tuổi thích hợp, có đủ tài, đủ đức để cử tri có điều kiện lựa chọnngười thực sự xứng đáng làm đại biểu cho mình để bảo đảm chất lượng, từng bướcnâng cao hơn nữa năng lực, trình độ của đại biểu.

Cho ý kiến về dự luật trên, đại biểu Nguyễn Hữu Đức(Đồng Tháp) cho rằng, ngoài việc cơ quan, tổ chức giới thiệu người ra ứng cử cầnđề cao trách nhiệm và giới thiệu những ứng cử viên tiêu biểu có độ tuổi thích hợp,có đủ tài, đủ đức để cử tri có điều kiện chọn lựa người thực sự xứng đáng làm đạibiểu cho mình.

“Việc cơ cấu những đại biểu ứng cử ở từng đơn vị bầucử, không nên quá chênh lệch với nhau về tuổi đời, trình độ, chức vụ, nhân dân.Thường cử tri nói là trong một đơn vị ứng cử, bầu cử, trên một địa bàn bầu cửmà đưa ra những ứng cử viên chênh lệch, như quân đỏ, quân xanh thì khó cho việccử tri chọn lựa”, đại biểu Đức nêu ý kiến.

Đại biểu Nguyễn Hữu Đức đề nghị cần có chế tài đối vớitình trạng bầu hộ. Theo đại biểu không vì mục đích nhằm đạt chỉ tiêu bầu cử màthúc ép cử tri đi bầu cử, việc này sẽ vi phạm đến quyền bầu cử của công dân. Đểkhắc phục tình trạng này thì các cơ quan, tổ chức liên quan phải đẩy mạnh côngtác tuyên truyền, giáo dục mọi người dân để nhận thức đúng quyền, cũng nhưtrách nhiệm của mình trong việc thực hiện quyền dân chủ trực tiếp.

Cùng vấn đề trên đại biểu Phạm Đức Châu (Quảng Trị)nói: “Trong xu thế bầu cử dân chủ hiện nay, tôi đảm bảo địa phương nào cũng lựachọn không phải quân xanh, quân đỏ nữa mà lựa chọn những người có thể ai trúngcũng được. Cho nên khi địa phương, Trung ương đưa về 2 đại biểu, nếu lãnh đạocao cấp Đảng, Nhà nước hay người có uy tín, người đã nổi bật rồi thì không lo”.

Theo đại biểu Đỗ Văn Đương (TP Hồ Chí Minh), tiêu chuẩncủa đại biểu Quốc hội, HĐND là vấn đề quan trọng, quyết định chất lượng đại biểu,quyết định chất lượng của các cơ quan dân cử. Do vậy, theo đại biểu trong Luậtnên quy định để nhìn vào đó mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giới thiệu người ứngcử. Để nhìn vào đó dân biết, người dân lựa chọn để bầu. Tạo điều kiện thuận lợicho cử tri không phải tra cứu từ luật này sang luật khác, không phải mua tới 3cuốn sách thì mới hiểu được tiêu chuẩn đại biểu.

Ngoài ra, đại biểu Đỗ Văn Đương còn cho rằng, ở HĐNDcác cấp ngoài các đại biểu chuyên trách nên chọn những người như nông dân, kỹsư giỏi, biết tăng năng suất lao động, thậm chí biết chế tạo máy móc nông nghiệp,kể cả máy bay, tàu ngầm. Hoặc những người như cựu chiến binh, công chức Nhà nướcchung và cao cấp đã nghỉ hưu.

“Khi tiếp xúc cử tri tôi thấy những người đã về hưunhưng sức khỏe rất tốt và đặc biệt là tư duy rất trẻ trung, họ có dày dặn kinhnghiệm trong cuộc sống cũng như công tác. Họ không vướng bận công tác khác chonên chuyên tâm vào công tác đại biểu”, ông Đỗ Văn Đương nói.

QuangPhong

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 186
  •   Máy chủ tìm kiếm 35
  •   Khách viếng thăm 151
 
  •   Hôm nay 10,307
  •   Tháng hiện tại 196,219
  •   Tổng lượt truy cập 130,618,304